Thời tiết oi bức, làm thế nào để không bị say sắng?

16/05/2013 10:10
P.L (TH)
(GDVN) - Say nắng là một trong những hiện tượng thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn trong mùa hè. Cần làm gì để hạn chế bị say nắng giữa tiết trời nắng nóng gay gắt như hiện nay?
Say nắng là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 40 độ C hoặc cao hơn. Nguyên nhân thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh. Nóng và ẩm là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người, nếu ta không chú ý phòng chống nắng, chống nóng không tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
Cần nhanh chóng đưa người cảm nắng vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn.
Cần nhanh chóng đưa người cảm nắng vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. 
Bình thường, khi cơ thể bị nóng quá mức, "trung tâm điều hòa nhiệt" ở não có các biện pháp giải nhiệt, chủ yếu bằng cách tiết mồ hôi. Ở trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị "say nắng" khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc, cơ thể sẽ thải bớt nhiệt. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Như vậy da là bộ phận chống nóng quan trọng. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi (như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao...) rất dễ xảy ra cảm nắng, say nắng. Triệu chứng của cảm nắng, say nắng  - Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C. - Trường hợp nặng, ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man... Nhịp thở yếu, nhanh, mạch yếu, khó bắt hoặc không còn. Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong.Xử trí ngay tại chỗ những trường hợp cảm nắng, say nắng - Cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ. Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước. - Đối với trẻ nhỏ, đặt trẻ nằm trong một phòng thoáng mát, cởi hết quần áo, dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ. Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay trẻ. Bên cạnh đó, cho trẻ uống nước đầy đủ (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Cho uống từ từ, ít một để tránh nôn.Một số bài thuốc dân gian chữa cảm nắng, say nắng - Bài 1: Lá hương nhu tươi 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1g. Cách dùng: Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi. Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa.
Chống nóng không tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
Chống nóng không tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
- Bài 2: Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát. Cách dùng: Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300ml nước còn 200ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.- Bài 3: Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g. Cánh dùng: Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn.
- Bài 4:
Dùng lá bạc hà tươi giã nát vắt lấy nước cốt 1 bát cho uống, hoặc cho uống một ly nước dừa tươi; hoặc dùng là tía tô, lá mã đề, vò với nước, vắt lấy nước cốt cho uống, trái bồ kết (đốt tồn tính) cam thảo sao qua, lượng bằng nhau tán mịn cho uống 5g với nước nóng. Sau khi đã tỉnh cho uống bài thuốc sau: Rau má tươi 12g, lá tre 12g, lá hương nhu 16g, củ sắn dây 12g, bồ chính sâm 20g, mạch môn 10g, ngũ vị tử 6g, rễ đinh lăng 16g, xương bồ 12g. Sắc uống ngay khi còn nóng.
- Bài 5: Hà diệp tươi, gạo tẻ: Hà diệp (lá sen) tươi 1 lá, gạo tẻ 150g, đường trắng 30g. Đãi sạch gạo, đổ vào nồi, cho nước vừa đủ hầm thành cháo. Lấy lá sen úp lên trên mặt cháo, đun 5 phút, đợi cháo nguội bỏ lá sen đi, cho đường vào là được.- Bài 6: Nước đậu xanh, bạc hà: Đậu xanh 100g, bạc hà 12g, đường trắng 30g. Đậu xanh và bạc hà đãi rửa sạch. Bỏ đậu xanh vào 1 lít nước, để to lửa đun sôi, bỏ bạc hà vào đun thêm 2 phút (nếu sau quá trình sắc mà nước không có màu xanh thì vô hiệu), dùng vải xô lọc qua rồi bỏ đường quấy đều là được. Uống nhiều lần trong ngày.Các loại nước uống tốt cho người cảm nắng, say nắng: - Bí đao vừa phải giã vắt lấy nước, uống nhiều nước. - Dưa chuột giã nát vắt lấy nước uống nhiều. - Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống. - Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột. - Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Uống nước khi còn ấm. - Rễ cúc tần 20g, lá ngải cứu 20g, xuyên tâm liên 20g, lá mùi tàu 20g, gừng tươi 8g. Sắc uống 1 - 2 thang. - Vỏ vối 20g, tía tô 30g, hương nhu 16g, trần bì 8g, cam thảo dây 16g. Sắc uống. - Hạ khô thảo 20g, lá tre 20g, rễ cỏ tranh 16g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 16g. Sắc uống 1 - 2 thang.
P.L (TH)