Mã số 33

Tấm lòng "có 1 không 2" của người em dâu nuôi anh chồng điên dại

21/04/2012 06:00
Đức Họ - Minh Quân
(GDVN) - Năm tháng trôi đi, chị vẫn bền lòng chăm sóc người anh trai chồng tội nghiệp “hàng ngày vẫn gào thét bên bên kia song sắt".
Về mảnh đất “xứ mẹ anh hùng” Ngõ 122, Phường hai bà trưng, TP.Phủ Lý,Tỉnh Hà Nam. Chúng tôi tìm gặp chị Dương Ngọc Linh, sinh 1962, người đàn bà mà người dân nơi đây vẫn gọi là “người có tình”.

Trước mắt chúng tôi là một người đàn bà gầy gò, khuôn mặt nhăn nheo hằn rõ sự khắc khổ cuộc đời.

Đúng như cái tên mà mọi người vẫn gọi “người có tình”, chúng tôi không khỏi bàng hoàng , đau xót khi nghe chị kể về hoàn cảnh vất vả nuôi người anh chồng điên dại, mà đáng nhẽ cuộc đời chị phải được sung sướng gấp trăm ngàn lần.

Nhắc đến hoàn cảnh của gia đình, chị Linh nói trong nước mắt: “Năm 2006, ông bà bên chồng đều mất để lại người con ngây dại không ai chăm sóc, gia đình tôi đã quyết định chuyển đến ở nhà bên nội để tiện chăm sóc cho anh, nhưng sau hơn 3 tháng không chịu nổi nỗi vất vả chồng và con tôi đã lấy lí do đi công tác xa để trốn tránh trách nhiệm…”

Người phụ nữ như chị Linh chỉ còn biết buộc tạm dây để cho ông Thịnh không ra ngoài
Người phụ nữ như chị Linh chỉ còn biết buộc tạm dây để cho ông Thịnh không ra ngoài


Một mình sống với người điên, những tưởng chị sẽ từ bỏ tất cả để đi theo chồng “nâng khăn sửa áo”cho chồng, nhưng chị đã không chọn con đường trải đầy hạnh phúc đó mà tình nguyện ở lại chăm sóc người anh chồng bị bệnh tâm thần nặng, lúc đó chị chỉ nghĩ rằng: “Người điên cũng là con người mà, nếu một ngày anh ấy tỉnh lại biết được mọi người đối xử như vậy sẽ nghĩ như thế nào”.

Chị Linh vẫn ngày ngày đưa thức ăn qua song sắt
Chị Linh vẫn ngày ngày đưa thức ăn qua song sắt

Nhắc đến người đang ngồi bên kia cánh cửa trơ trụi lòi ra những thanh sắt rỉ sét kia chúng tôi không khỏi chạnh lòng, thương tiếc.

Vốn là một thanh niên ưu tú được bạn bè gần xa ngưỡng mộ, và không thiếu các cô gái thường xuyên lui tới bởi vẻ ngoài đẹp trai lại học giỏi, anh tên Lại Văn Thịnh, sinh 1952, là sinh viên nghành công nhân đường sắt ở Vinh, tương lai hứa hẹn bao điều tốt đẹp nhưng số phận trớ chêu thay vừa mới học được 6 tháng thì bị bệnh nặng phải nhập viện và sau khi xuất viện trở về đầu óc đã không được tỉnh táo như trước nữa.

Gần 7 năm trôi qua, cũng là khoảng thời gian mà chị Linh phải buôn trải đủ nghề kiếm sống. Căn nhà rách nát, không biển hiệu mà chị chỉ cho chúng tôi gọi là hiệu thuốc đó ngày ngày không một bóng khách lui tới “không còn con đường khác để kiếm miếng cơm manh áo nên tôi chỉ biết dựa vào hiệu thuốc bắc gia truyền của này thôi, nhưng dạo này vắng lắm, có hôm nghe mọi người giới thiệu ở đâu có chỗ thuê bốc vác hay phụ vữa là lại vội chạy đi ngay” chị Linh nói.

Góc căn nhà tềnh toàng nơi mà chị Linh vẫn gọi là hiệu thuốc
Góc căn nhà tềnh toàng nơi mà chị Linh vẫn gọi là hiệu thuốc


Hỏi về sinh hoạt, chăm sóc người bị điên như thế nào? “Vất vả lắm chú ơi, cả ngày lẫn đêm cứ hét ầm ĩ, rồi đập phá cửa. Cái giường mà trước đây chồng tôi ở nhà đóng cho anh ấy cũng bị đập hỏng cả rồi, bèn nhờ hàng xóm giúp đóng tạm cho cái sập. Còn vệ sinh thì tại chỗ luôn nên cứ một tuần lại phải rửa một lần, vào đó dọn vệ sinh có lúc còn bị anh ấy đánh phải bỏ chạy”. Chị Linh vừa kể vừa chỉ lên vết sẹo trên trán.

Nỗi vất vả cứ chồng chéo lên đôi vai của người phụ nữ với “tấm lòng có một không hai” này, trong cuộc chạy đua mưu sinh và lo cho người anh chồng bị bệnh tâm thần.

Năm 2009 trong khi đang làm thuê phụ vữa thì mọi người kháo nhau nói anh Thịnh phá cửa bỏ đi và chết ở Nam Định, vội vàng chị khăn gói đi tìm và xác nhận không phải, rồi lại tiếp tục đi tìm tung tích thì biết lạc ở Hà Nội. Cũng trong tình huống đó năm 2011 chị lại tiếp tục phải khăn gói một lần nữa xuống Ninh Bình để đưa anh Thịnh trở về.

Đã ở tuổi “ngũ tuần” nhưng chị chưa hề có đến chút thời gian ngơi nghỉ, sức lực con người có hạn và cuộc sống sau này sẽ ra sao khi mà độ tuổi “dốc nắng” ngày một tới gần?


Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Chị Dương Ngọc Linh, Ngõ 122, Phường Hai Bà Trưng, TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.                                                                                   
Mã số 33

2. Hoặc gửi về Quỹ Tấm Lòng Việt Nam - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

- Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888

3. Qua Ngân hàng:

- Tên Tài khoản: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

- Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu
Giấy

- Email: tamlongvietnam@giaoduc.net.vn



Điểm nóng

Nhật ký Chí Viễn

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Nhật ký Pả Vi

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

Video Clip



Đức Họ - Minh Quân