Điểm mặt lực lượng Hải giám TQ vi phạm chủ quyền biển Việt Nam

30/05/2011 06:23
(GDVN) - Hải giám Trung Quốc đã thành lập thêm một chi đội tàu Hải giám tỉnh Hải Nam chuyên "tuần tra" xung quanh 3 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

(GDVN) - Theo TTXVN, 5h 5' sáng 26/5 đã có 3 tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và ngang nhiên cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh đang làm nhiệm vụ.

Tàu Hải giám 84 của Trung Quốc mới hạ thủy ngày 8/5, ngày 26/5 xâm phạm lãnh hải Việt Nam
Tàu Hải giám 84 của Trung Quốc mới hạ thủy ngày 8/5, ngày 26/5
xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường những thiệt hại do lực lượng tàu Hải giám đã gây ra đối với tàu Bình Minh của Việt Nam. 
Trong số tàu Hải giám xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam ngày 26/5 có chiếc tàu số hiệu Hải giám 84 là tàu hiện đại nhất của lực lượng Hải giám vừa được biên chế cho lực lượng Hải giám Nam Hải (tên gọi biển Đông của phía Trung Quốc) ngày 8/5 vừa rồi, sau 19 ngày được biên chế chính thức, tàu này đã vi phạm lãnh hải Việt Nam.

Lý Lập Tân, Cục trưởng cục Hải dương quốc gia Trung Quốc ngày 8/5 cho biết, hiện tại lực lượng Hải giám Trung Quốc sở hữu 13 tàu, 2 máy bay và 1 trực thăng.
Hải giám 84 được giới phân tích Bắc Kinh đánh giá là tàu hiện đại nhất của Hải giám Trung Quốc hiện nay với độ dài 88m, rộng 12m, cao 5,6m, lượng dãn nước 1740 tấn, thủy thủ đoàn 50 người, vận tốc bình thường 14 hải lý/giờ và có thể cơ động liên tục 5000 hải lý, duy trì hoạt động trên biển liên tục trong 40 ngày.

Trước đó, ngày 5/5 lực lượng Hải giám Trung Quốc đã thành lập thêm một chi đội tàu Hải giám tỉnh Hải Nam chuyên "tuần tra" xung quanh 3 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc tự gọi là Nam Sa, Tây Sa) và đảo Trung Sa (lực lượng quân sự Đài Loan đang đóng quân) theo kế hoạch của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã phê duyệt từ tháng 12/2010.

Trong 10 sự kiện nổi bật của lực lượng Hải giám Trung Quốc năm 2010 do cục Hải dương Trung Quốc công bố hôm 10/5, sự kiện đầu tiên mà Trung Quốc đề cập là việc "duy trì quyền lợi của Trung Quốc tại Nam Hải" - tức hoạt động của lực lượng Hải giám trên biển Đông, sau đó là hoạt động của các tàu Hải giám trên biển Hoa Đông đang có tranh chấp với Nhật Bản.
Một số nhà phân tích quốc tế cho biết không loại trừ khả năng xảy ra xung đột nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành vi leo thang như trên.
{iarelatednews articleid='3419,3422,3366,3328,1129,827'}

Hồng Thủy (theo Sina, Phượng Hoàng)