10 mặt hàng bị làm giả nhiều nhất ở Mỹ

30/01/2013 15:24
Theo VnEconomy
Mỗi năm, hàng giả đều gây thiệt hại không nhỏ cho các ngành sản xuất thuộc nền kinh tế lớn nhất thế giới...
1. Túi xách, ví tiền Giá trị: 511,2 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 40% Túi xách, ví đựng tiền là loại hàng hóa bị làm giả nhiều nhất. Năm 2012, các nhà chức trách Mỹ đã tiến hành hàng loạt đợt truy quét hàng giả thuộc lĩnh vực này và thu được số hàng hóa với giá trị lên tới 511 triệu USD, trong đó hơn 446 triệu USD hàng giả là có xuất xứ từ Trung Quốc - Ảnh: Market Watch.
1. Túi xách, ví tiền
Giá trị: 511,2 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 40%
Túi xách, ví đựng tiền là loại hàng hóa bị làm giả nhiều nhất. Năm 2012, các nhà chức trách Mỹ đã tiến hành hàng loạt đợt truy quét hàng giả thuộc lĩnh vực này và thu được số hàng hóa với giá trị lên tới 511 triệu USD, trong đó hơn 446 triệu USD hàng giả là có xuất xứ từ Trung Quốc - Ảnh: Market Watch.
2. Đồng hồ, trang sức Giá trị: 187 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 15% Khoảng 187 triệu USD hàng đồng hồ, trang sức giả đã bị bắt giữ trong năm 2012, tăng từ con số 173 triệu USD năm 2012. Số vụ bắt giữ cũng tăng từ 1.491 vụ trong năm 2011 lên 2.197 trường hợp vào năm ngoái. Trung Quốc là nước phải chịu trách nhiệm nhiều nhất, do số hàng nhái từ nước này chiếm tới 91,3 triệu USD - Ảnh: Market Watch.
2. Đồng hồ, trang sức
Giá trị: 187 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 15%
Khoảng 187 triệu USD hàng đồng hồ, trang sức giả đã bị bắt giữ trong năm 2012, tăng từ con số 173 triệu USD năm 2012. Số vụ bắt giữ cũng tăng từ 1.491 vụ trong năm 2011 lên 2.197 trường hợp vào năm ngoái. Trung Quốc là nước phải chịu trách nhiệm nhiều nhất, do số hàng nhái từ nước này chiếm tới 91,3 triệu USD - Ảnh: Market Watch.
3. Thời trang, phụ kiện Giá trị: 133 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 11% Phần lớn các vụ bắt giữ hàng giả trong năm 2012 của giới chức Mỹ tập trung vào lĩnh vực thời trang và phụ kiện, với hơn 7.800 vụ, chiếm khoảng 29% tổng số. Tuy nhiên, so với năm 2011, con số này lên tới 8.100 vụ, tổng giá trị đạt tới 142,3 triệu USD. Trong số các vụ bắt giữ năm 2012, hơn 97 triệu USD hàng thời trang giả là từ Trung Quốc - Ảnh: Market Watch.
3. Thời trang, phụ kiện
Giá trị: 133 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 11%
Phần lớn các vụ bắt giữ hàng giả trong năm 2012 của giới chức Mỹ tập trung vào lĩnh vực thời trang và phụ kiện, với hơn 7.800 vụ, chiếm khoảng 29% tổng số. Tuy nhiên, so với năm 2011, con số này lên tới 8.100 vụ, tổng giá trị đạt tới 142,3 triệu USD. Trong số các vụ bắt giữ năm 2012, hơn 97 triệu USD hàng thời trang giả là từ Trung Quốc - Ảnh: Market Watch.
4. Hàng điện tử, linh kiện Giá trị: 104,4 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 8% Hàng điện tử tiêu dùng chiếm tới 8% tổng giá trị các mặt hàng bị làm giả bị bắt giữ trong năm 2012, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước đó. Khoảng 71,5 triệu USD các sản phẩm điện tử nhái có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng điện tử nhái có nguồn gốc từ Hồng Kông cũng chiếm khá nhiều - Ảnh: Market Watch.
4. Hàng điện tử, linh kiện
Giá trị: 104,4 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 8%
Hàng điện tử tiêu dùng chiếm tới 8% tổng giá trị các mặt hàng bị làm giả bị bắt giữ trong năm 2012, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước đó. Khoảng 71,5 triệu USD các sản phẩm điện tử nhái có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng điện tử nhái có nguồn gốc từ Hồng Kông cũng chiếm khá nhiều - Ảnh: Market Watch.
5. Giày dép Giá trị: 103,4 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 8% Tổng giá trị số hàng giày, dép giả bị bắt giữ trong năm 2012 đạt hơn 100 triệu USD, với gần 1.900 vụ. Phần lớn loại giày dép bị làm giả là giày thể thao. Số giày cao gót giả cũng đang có xu hướng tăng dần. Trung Quốc tiếp tục là nơi có lượng hàng giày, dép giả xuất vào Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất - Ảnh: Market Watch.
5. Giày dép
Giá trị: 103,4 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 8%
Tổng giá trị số hàng giày, dép giả bị bắt giữ trong năm 2012 đạt hơn 100 triệu USD, với gần 1.900 vụ. Phần lớn loại giày dép bị làm giả là giày thể thao. Số giày cao gót giả cũng đang có xu hướng tăng dần. Trung Quốc tiếp tục là nơi có lượng hàng giày, dép giả xuất vào Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất - Ảnh: Market Watch.
6. Dược phẩm Giá trị: 83 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 7% Tổng khối lượng thuốc men giả bị bắt giữ trong năm 2012 có giá trị lên tới 83 triệu USD, nhưng đã giảm mạnh so với mức gần 142 triệu USD của năm 2011. Phần lớn thuốc giả có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm giá trị 46,9 triệu USD. Dược phẩm giả có xuất xứ từ Ấn Độ chiếm giá trị 5,3 triệu USD - Ảnh: Market Watch.
6. Dược phẩm
Giá trị: 83 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 7%
Tổng khối lượng thuốc men giả bị bắt giữ trong năm 2012 có giá trị lên tới 83 triệu USD, nhưng đã giảm mạnh so với mức gần 142 triệu USD của năm 2011. Phần lớn thuốc giả có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm giá trị 46,9 triệu USD. Dược phẩm giả có xuất xứ từ Ấn Độ chiếm giá trị 5,3 triệu USD - Ảnh: Market Watch.
7. Đĩa quang Giá trị: 38,4 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 3% Năm 2012, các nhà chức trách Mỹ đã tiến hành truy quét được gần 2.900 vụ làm hàng giả liên quan tới các sản phẩm đĩa quang (CD, DVD), giảm khá nhiều so với hơn 4.200 vụ trong năm 2011. Tuy nhiên, về tổng giá trị số hàng hóa bị thu giữ năm 2012 lại cao hơn khá nhiều so với con số tương tự hồi năm 2011 (35 triệu USD) - Ảnh: Market Watch.
7. Đĩa quang
Giá trị: 38,4 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 3%
Năm 2012, các nhà chức trách Mỹ đã tiến hành truy quét được gần 2.900 vụ làm hàng giả liên quan tới các sản phẩm đĩa quang (CD, DVD), giảm khá nhiều so với hơn 4.200 vụ trong năm 2011. Tuy nhiên, về tổng giá trị số hàng hóa bị thu giữ năm 2012 lại cao hơn khá nhiều so với con số tương tự hồi năm 2011 (35 triệu USD) - Ảnh: Market Watch.
8. Máy tính, linh kiện Giá trị: 34,7 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 3% Tổng giá trị số hàng giả máy tính, linh kiện bị thu giữ trong năm 2012 cao hơn 50% so với năm 2011. Tuy nhiên, số vụ hàng giả bị bắt giữ của năm 2012 là 833, thấp hơn nhiều so với con số 1.069 vụ năm 2011. Điều này cho thấy, giá trị trung bình của các vụ hàng giả năm 2012 cao hơn nhiều so với năm 2011. Phần lớn hàng giả từ Trung Quốc và Hồng Kông, chiếm hơn 90% - Ảnh: Market Watch.
8. Máy tính, linh kiện
Giá trị: 34,7 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 3%
Tổng giá trị số hàng giả máy tính, linh kiện bị thu giữ trong năm 2012 cao hơn 50% so với năm 2011. Tuy nhiên, số vụ hàng giả bị bắt giữ của năm 2012 là 833, thấp hơn nhiều so với con số 1.069 vụ năm 2011. Điều này cho thấy, giá trị trung bình của các vụ hàng giả năm 2012 cao hơn nhiều so với năm 2011. Phần lớn hàng giả từ Trung Quốc và Hồng Kông, chiếm hơn 90% - Ảnh: Market Watch.
9. Nhãn, mác Giá trị: 26,3 triệu USD Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 2% Số lượng nhãn mác bị làm giả bị bắt giữ trong năm 2012 có giá trị lên hơn 26 triệu USD, nhưng đã giảm gần 80% so với mức 127 triệu USD hồi năm 2011. Trong đó, 7,3 triệu USD hàng giả từ Trung Quốc, hơn 3 triệu USD hàng giả tới từ Hồng Kông - Ảnh: Market Watch.
9.  Nhãn, mác
Giá trị: 26,3 triệu USD
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 2%
Số lượng nhãn mác bị làm giả bị bắt giữ trong năm 2012 có giá trị lên hơn 26 triệu USD, nhưng đã giảm gần 80% so với mức 127 triệu USD hồi năm 2011. Trong đó, 7,3 triệu USD hàng giả từ Trung Quốc, hơn 3 triệu USD hàng giả tới từ Hồng Kông - Ảnh: Market Watch.
10 mặt hàng bị làm giả nhiều nhất ở Mỹ ảnh 10
10. Đồ chơi
Giá trị: 13,6 triệu USD (*)
Tỷ lệ trên tổng giá trị các vụ bắt giữ: 1%
Năm 2012, các nhà chức trách Mỹ đã thu giữ được một lượng đồ chơi giả trị giá 13,6 triệu USD, giảm gần 38% so với năm 2011. Trong đó, khoảng 10,5 triệu USD số sản phẩm này có xuất xứ từ Trung Quốc, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Đồ chơi giả tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ em như nhiễm chì, không được xử lý độc tố, có thể gây cháy nổ... - Ảnh: Market Watch.
(*) Đây là số liệu năm 2012 của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ, được trang 24/7 Wall St. tiến hành thống kê và đánh giá.

Theo VnEconomy