Kết quả khảo sát của Viện Quản lý VN:

Ai muốn đi uống cà phê Starbuks?

24/01/2013 13:17
Hân Ni
(GDVN) - Theo một khảo sát sơ bộ mới đây của Viện quản lý Việt Nam: Đối với nhóm khách hàng từ 25 tuổi trở lên và đi làm, các thương hiệu café hiện có của VN sẽ chiếm phần áp đảo hơn so với Starbucks.

Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, một số bạn trẻ cho biết: Họ thường chọn một quán cà phê có không gian đẹp, có thể ngồi nghỉ ngơi, thư thái, ngắm phố phường ngược xuôi, người người qua lại, thay vì tìm kiếm một quán có thương hiệu hoặc cà phê ngon.
Nhằm đánh giá những giá trị khách hàng mong chờ từ các cửa hàng cà phê, Viện quản lý Việt Nam đã thực hiện cuộc khảo sát hành vi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ tại các chuỗi café cao cấp tại Việt Nam.
Cuộc khảo sát được thực hiện với số lượng 45 người, chủ yếu người đi làm độ tuổi từ 25 – 50, trình độ đại học, đang công tác tại các công ty và các đơn vị nhà nước tại Việt Nam.

Bảng kết quả khảo sát: Trong số 10 câu hỏi được nêu, câu hỏi nhận số điểm cao nhất (Q6): Bạn chọn quán cà phê vì muốn ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài quán cà phê, người đi lại,...
Bảng kết quả khảo sát: Trong số 10 câu hỏi được nêu, câu hỏi nhận số điểm cao nhất (Q6): Bạn chọn quán cà phê vì muốn ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài quán cà phê, người đi lại,...

4 điểm mạnh của cà phê Việt

Trong số 10 câu hỏi được nêu ra, có 3 câu hỏi nhận được sự đồng thuận cao nhất của người tiêu dùng đó là: Chọn quán cà phê vì muốn ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài quán, người đi lại,…; chọn quán cà phê vì nó là một thương hiệu đã nổi tiếng và có nhiều người lui tới uống và chọn quán cà phê vì ở đó có loại cà phê mà mình thích uống.
Bên cạnh đó, 3 câu hỏi nhận được câu trả lời “không đúng” của khách hàng, đó là: Chọn quán cà phê vì nó là thương hiệu nước ngoài không phải của Việt Nam; chọn quán cà phê vì muốn sử dụng các sản phẩm khác như bánh ngọt, đồ ăn như ăn sáng, trưa hoặc các sản phẩm đặc biệt khác của quán; chọn quán cà phê vì vị trí của nó tại các building, khu phức hợp sang trọng hoặc trung tâm thành phố.

Theo một khảo sát sơ bộ mới đây của Viện quản lý Việt Nam: Đối với nhóm khách hàng từ 25 tuổi trở lên và đi làm, các thương hiệu cà phê hiện có của VN sẽ chiếm phần áp đảo hơn so với Starbucks.
Theo một khảo sát sơ bộ mới đây của Viện quản lý Việt Nam: Đối với nhóm khách hàng từ 25 tuổi trở lên và đi làm, các thương hiệu cà phê hiện có của VN sẽ chiếm phần áp đảo hơn so với Starbucks.
Từ các kết quả trên, Viện Quản lý Việt Nam đã rút ra một điều rằng: “Các thương hiệu cà phê nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ không được chú ý nhiều lắm một cách nói chung”.
Ngoài ra, khi đi uống cà phê, người tiêu dùng quan tâm tới cà phê nhiều hơn các đồ ăn hoặc các dịch vụ khác trong quyết định lựa chọn quán cà phê của họ.
Thêm vào đó, người tiêu dùng trong nghiên cứu này khẳng định xu hướng lựa chọn quán cà phê vì có loại cà phê họ đã quen sử dụng. Và yếu tố vị trí trung tâm không phải là yếu tố quan trọng quyết định địa điểm uống cà phê.
Cũng trong cuộc khảo sát này, thương hiệu Highland và Trung Nguyên được nhắc nhiều trong các nhãn hiệu cà phê ưa thích.

Thử Starbucks, tại sao không?  Cao Cường, 28 tuổi, một cán bộ công nhân viên tại Hà Nội khi được hỏi về lý do chọn quán cà phê, anh tâm sự: “Trung Nguyên tự tin vì chất lượng cà phê so với Starbucks, nhưng cũng như rất nhiều người bạn của mình, tôi cũng không phải là người biết uống cà phê, đến ngồi ở quán café là vì thích không gian ở đó, thích cảm giác cũng chỉ có ở đó - một nơi để vừa có thể uống nước, vừa có thể làm việc và giải trí cho đầu óc thoải mái. Như cà phê ở Tonkin café có ngon đâu, vẫn đông khách đấy thôi!” Cũng tương tự như vậy, theo kết quả khảo sát của Viện Quản lý VN: Đi uống cà phê vì khung cảnh xung quanh là yếu tố quan trọng nhất, trong khi đó, Starbucks lại sở hữu vị trí thuê rất thuận lợi tại quận 1, TP.HCM.
Hơn nữa, 2/3 số người trong tổng 45 người khi được hỏi “có thử Starbucks khi quán này lần đầu tiên xuất hiện tại VN”, đều trả lời: Có, họ sẽ thử. Đây là điểm yếu cho các thương hiệu cà phê cao cấp hiện có ở VN và là điểm mạnh của Starbucks.
Ngoài ra, một điểm yếu nữa của các thương hiệu Việt khi đối mặt với sự có mặt của Starbucks tại VN đó là việc người tiêu dùng lựa chọn quán cà phê vì bạn bè và người thân sử dụng ở đó khá mạnh - Yếu tố quyết định theo nhóm ảnh hưởng rất nhiều tới việc lựa chọn quán cà phê.
Mặc dù vậy, theo kết quả khảo sát, “đối với nhóm khách hàng từ 25 tuổi trở lên và đi làm, các thương hiệu cà phê hiện có của VN sẽ chiếm phần áp đảo. Các khách hàng sẽ vẫn trung thành.
Tuy nhiên, các nhãn café nước ngoài nổi tiếng nếu vào VN cũng sẽ thu hút được người sử dụng trong nhóm này tới thử sản phẩm và dịch vụ. Nếu như các nhãn cà phê duy trì được số lượng khách hàng lớn và có khung cảnh đẹp, vị trí tốt, người sử dụng sẽ dần dần chuyển sang sử dụng và chấp nhận sản phẩm mới” – Viện Quản lý Việt Nam kết luận.* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Hân Ni