Chủ tịch TKV: Lo lắng về dự án bauxite Tây Nguyên là thừa?

21/05/2013 15:28
Theo Vneconomy
(GDVN) - “Lo lắng về dự án bauxite Tây Nguyên như thời gian vừa qua không khác gì nỗi lo với dự án Nhà máy Đồng Sinh Quyền (Lào Cai) cách đây 2-3 năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dự án có hiệu quả rất tốt, trái với những cảnh báo trước đó…”.
Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) Trần Xuân Hòa bày tỏ quan điểm như trên trước những ý kiến của nhà khoa học và cử tri về hiệu quả kinh tế và lo ngại ô nhiễm môi trường của hai dự án bauxite của TKV tại Tây Nguyên.

Khi đặt câu hỏi về việc bao giờ nhà máy Tân Rai có lãi khi mà sản phẩm làm ra phải trải qua quảng đường vẫn chuyển quá dài làm giảm sức cạnh tranh và việc có nên dừng dự án Nhân Cơ đang xây dựng khi dự án này cũng gặp khó khăn tương tự, ông Trần Xuân Hòa cho biết: Tất cả các vấn đề những lo lắng bauxite ở Đắc Nông, kể cả việc vận chuyển, xuất khẩu sẽ được giải quyết tại chỗ.

“Chỉ trong vòng 2-3 tháng nữa thôi có thể sẽ được nghe quyết định rất quan trọng từ cơ quan chức năng”, ông Hòa khẳng định.
Ông Trần Xuân Hòa: "Với bauxite ở Đắc Nông, chỉ trong vòng 2-3 tháng nữa thôi có thể sẽ được nghe quyết định rất quan trọng từ cơ quan chức năng".
Ông Trần Xuân Hòa: "Với bauxite ở Đắc Nông, chỉ trong vòng 2-3 tháng nữa thôi có thể sẽ được nghe quyết định rất quan trọng từ cơ quan chức năng".
Vị Chủ tịch TKV cũng bày rỏ qua điểm cho rằng, báo chí, các nhà khoa học và cử tri nên tin vào tập
đoàn, sự tin tưởng đó sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. “Những gì sai trái đã có cơ quan pháp luật, các bạn cũng cần phải tin là ngoài tập đoàn ra còn phải có các bộ tư vấn, giám sát rất nhiều” – ông Hòa nói. Xung quanh vấn đề khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm, theo tính toán chi phí vào khoảng 5.000 đồng/1 tấn là một bất lợi. Tuy nhiên theo ông Trần Xuân Hòa, đó chỉ là những khó khăn ở giai đoạn ban đầu và sẽ sớm được khắc phục sau khi tuyến đường quốc lộ được nâng cấp. "Các anh chị không bao giờ ôm nỗi trăn trở như các ông giám đốc doanh nghiệp, nhưng chúng tôi thì phải tính toán", Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) Trần Xuân Hòa nói với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 20/5. “Trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Cộng hòa Belarus, đã có một thỏa thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt nối Tây Nguyên xuống ven biển Nam Trung Bộ. Dự án đường sắt này đa mục tiêu, không chỉ phục vụ dự án bauxite nên rõ ràng vận chuyển theo đường thủy thì tốt nhất, sau đó mới đến đường sắt và đường bộ” – Ông Hòa bày tỏ sự tin tưởng với giải pháp này. Ông Trần Xuân Hòa cũng bác bỏ thông tin về con số chi phí 3 tỷ USD tiến hành xây dựng tuyến đường sắt nối Tây Nguyên xuống ven Nam Trung Bộ. “Tôi chưa bao giờ được nghe con số 3 tỷ USD này từ bên đường sắt hết, đó là theo tính toán của các chuyên gia, nhà khoa học” – ông Hòa khẳng định. Theo ông Trần Xuân Hòa hiện nay vận chuyển được theo đường thủy vẫn là phương án tốt nhất, sau mới đến đường sắt rồi đường ôtô. Theo tính toán, lợi thế về vận chuyển của những loại hình đường trên thì rõ ràng là tốt hơn đường ôtô. Còn hiện tại Nhà nước đang chỉnh sửa quy định về đầu tư bauxite. Trở lại với những lo ngại của các nhà khoa học và cử tri về hiệu quả kinh tế và ô nhiễm môi trường ở hai dự án án bauxite của TKV, ông Trần Xuân Hòa cho rằng những lo ngại này cũng giống với lo ngại khi mới tiến hành xây dựng dự án khai thác đồng ở Sinh Quyền (Lào Cai) cách đây 2-3 năm. Nhưng đến nay dự án này đang được xem là dự án hiệu quả kinh tế tốt nhất của TKV. Bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trước ý kiến trái chiều của dư luận, ông Trần Xuân Hòa cho biết, bằng quyết tâm cao, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự đồng lòng thực hiện, dần dần sẽ thấy kết quả, như dự án đồng Sinh Quyền trước đây. “Tôi tin rằng dự án này cũng sẽ vậy, chỉ là thời điểm triển khai nhà máy đúng vào giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Khi đó, không chỉ alumin mà ngành khoáng sản nói chung đều khó khăn, ngay cả gạo còn khủng hoảng. Vậy nên chúng ta không nên quá lo lắng mà phải cùng nhau vượt qua khó khăn này. Chúng tôi với trách nhiệm của doanh nghiệp cũng phải bươn chải, phải tìm đường ra và thời gian sẽ chứng minh” – ông Hòa chia sẻ.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo Vneconomy