DN bị tin đồn có đỉa: Thiệt hại quá lớn không thể đo được bằng tiền

22/10/2012 13:45
Hà Nhi
(GDVN) - "Tin đồn không ngăn ngừa được đâu, khó lắm, nó như một vết dầu loang, càng nhiều người biết, càng nguy hiểm đến thị trường, người tiêu dùng, sản xuất" và "thiệt hại về tài sản vô hình thì không thể đo được bằng tiền".

Thiệt hại từ tin đồn không thể đo được bằng tiền

Hàng loạt tin đồn liên quan tới đỉa, trong đó có việc người dân thả đỉa nhiễm HIV xuống ruộng, có sinh vật lạ trong thịt chín, đỉa có trong sữa, đỉa xuất hiện trong quả dưa vàng Trung Quốc, đỉa trong trứng gà, đỉa trong bim bim… liên tiếp rộ lên trong thời gian qua ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người tiêu dùng và kinh doanh, sản xuất.
Đặc biệt, gần đây nhất, trên một số báo đưa tin: Tại Thừa Thiên - Huế, người dân phát hiện trong gói bim bim mang nhãn hiệu Oishi YoYo có sinh vật lạ giống con đỉa. Khi bỏ thức ăn này vào trong nước, xuất hiện côn trùng bò lúc nhúc. Thông tin trên đã gây xáo động ở nhiều địa phương.
Liwayway Việt Nam - công ty chuyên ngành thực phẩm và đồ uống với các nhãn hiệu bánh snack quen thuộc như Oishi Tôm Cay, Oishi Bắp Ngọt,... đã phải lên tiếng để phủ nhận sự liên quan trong tin đồn bim bim có đỉa nhảm nhí này.
Liwayway Việt Nam - công ty chuyên ngành thực phẩm và đồ uống với các nhãn hiệu bánh snack quen thuộc như Oishi Tôm Cay, Oishi Bắp Ngọt,... đã phải lên tiếng để phủ nhận sự liên quan trong tin đồn bim bim có đỉa nhảm nhí này.
Ngay sau khi tin đồn bùng lên, Liwayway Việt Nam - công ty chuyên ngành thực phẩm và đồ uống với các nhãn hiệu bánh snack quen thuộc như Oishi Tôm Cay, Oishi Bắp Ngọt, Oishi Tatos, Oishi Pillows, Oishi Snack Bí Đỏ, Oishi Snack Hành, Oishi Pinattsu, Oishi Sponge Crunch... cũng đã phải lên tiếng để phủ nhận sự liên quan trong tin đồn nhảm này.
Trong công văn gửi báo chí, Liwayway Việt Nam khẳng định: Nhãn Yoyo cũng như đơn vị sản xuất sản phẩm này không hề liên quan tới Liwayway Việt Nam. Nhãn Yoyo bán với giá 1.000 đồng/bao được sản xuất tại một công ty ở Hoài Đức – Hà Nội. Tuy nhiên, tin đồn gọi sản phẩm bánh snack này bằng ngôn từ chung “oshi” dễ khiến người tiêu dùng có thể nhận thức sai rằng sản phẩm Oishi của họ có “dính” đỉa. Ông Vương Sĩ Kính - Phó TGĐ Công ty TNHH CNTP Liwayway (VN) cho biết: “Chúng tôi có bộ phận để xử lý rủi ro". Tuy nhiên, ông Kính cho rằng: Sự việc được lan rộng, ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, thiệt hại cả về hữu hình và vô hình. Trong đó, thiệt hại đầu tiên có thể dễ dàng nhận ra đó là doanh nghiệp không bán được hàng, nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư bị bỏ lỡ. Điều này đối với một số doanh nghiệp nổi tiếng cũng không quá đáng lo ngại bởi sản phẩm của họ tương đối nổi tiếng và nhiều người dân đã tin tưởng vào các sản phẩm an toàn, nhưng thiệt hại về tài sản vô hình thì không thể đo được bằng tiền. “Sản lượng bán hơi chậm lại chút xíu nhưng quan trọng nhất là uy tín của công ty (doanh nghiệp) sẽ bị ảnh hưởng” – đó là điều mà ông Kính luôn băn khoăn, trăn trở trước các tin đồn được tung ra một cách thất thiệt, không kiểm chứng.“Tin đồn không ngăn ngừa được đâu, khó lắm!” Ngay sau khi có thông tin về việc phát hiện có đỉa trong gói bim bim hiệu Yoyo, Chi cục ATVSTP tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành kiểm tra, xác minh và lấy mẫu kiểm nghiệm. Kết quả xét nghiệm do cơ quan chức năng lấy sau đó được ngâm trong nước sạch, dụng cụ sạch 2 ngày, đêm cho thấy, không tìm thấy ký sinh trùng, côn trùng, đỉa trong mẫu bánh và mẫu nước ngâm bánh Yoyo. Và tính cho tới thời điểm này, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã phải 2 lần chính thức lên tiếng bác bỏ những hoài nghi của dư luận xung quanh câu chuyện đỉa có trong sữa. Bộ Y tế cũng đăng thông tin rộng rãi nhằm mục đích bác tin đồn bim bim có đỉa. Tuy vậy, dường như tiếng nói của cơ quan chức năng chưa thể dập tắt được những lời đồn thổi theo kiểu truyền miệng “thần tốc” như trên!.
Theo ông Vương Sĩ Kính - Phó tổng giám đốc Cty TNHH CNTP Liwayway (VN): Ngay sau khi phát hiện có tin đồn, các cơ quan chức năng cấp địa phương nên là người đầu tiên lên tiếng trấn an người dân.
Theo ông Vương Sĩ Kính -  Phó tổng giám đốc Cty TNHH CNTP Liwayway (VN): Ngay sau khi phát hiện có tin đồn, các cơ quan chức năng cấp địa phương nên là người đầu tiên lên tiếng trấn an người dân.
Trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, ông Vương Sĩ Kính -  Phó tổng giám đốc Cty TNHH CNTP Liwayway (VN) lắc đầu thừa nhận: “Tin đồn không ngăn ngừa được đâu, khó lắm, nó như một vết dầu loang”, càng nhiều người biết, càng nguy hiểm đến thị trường, người tiêu dùng và sản xuất. Theo ông Kính: Khi một tin đồn xuất hiện, các cơ quan chức năng Y tế hoặc Chi cục an toàn thực phẩm địa phương hoặc Trung tâm Y tế dự phòng phải là những người nên lên tiếng đầu tiên để bảo vệ cho doanh nghiệp. Họ có thể lên tiếng trấn an cho người dân, phân tích cho người dân biết dựa trên những kiến thức chuyên môn của khoa học, đưa ra các tình huống có thể xảy ra và những kết luận đi kèm. “Chắc chắn người dân sẽ tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đặc biệt các cơ quan chức năng có chuyên môn, hơn nữa, doanh nghiệp cũng sẽ rất cảm ơn các cơ quan đã vào cuộc. Bên cạnh đó, khi xảy ra sự việc tương tự, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể liên hệ, mời doanh nghiệp đến để giải trình hay cùng nhau làm việc để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề” – ông Kính chia sẻ.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hà Nhi