Đơn vị xếp hạng tín nhiệm NH lên tiếng về sự "mất hút" của Agribank

10/09/2012 14:33
Hà Nhi
(GDVN) - Đại diện của Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) cho biết: Sở dĩ Agribank vắng mặt trong bảng xếp hạng "chỉ số tín nhiệm" 32 ngân hàng vì “Agribank chưa công bố báo cáo tài chính tại thời điểm chúng tôi tiến hành đánh giá vào đầu tháng 5/2012”.

Vì sao Agribank không có tên trong danh sách chỉ số tín nhiệm?
Vừa qua, với sự chỉ đạo của Văn phòng Chủ tịch nước và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông và một số cơ quan đã thực hiện xuất bản cuốn Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam bắt đầu từ năm 2010. Đặc biệt, từ năm 2012, Báo cáo thuờng niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam xếp hạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo 4 hạng A, B, C, D theo mức độ, năng lực cạnh tranh từ cao xuống thấp.
Đại diện của Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) cho biết: Sở dĩ Agribank “vắng mặt” trong bảng xếp hạng "chỉ số tín nhiệm" 32 ngân hàng vì “Agribank chưa công bố báo cáo tài chính tại thời điểm chúng tôi tiến hành đánh giá vào đầu tháng 5/2012”.
Đại diện của Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) cho biết: Sở dĩ Agribank “vắng mặt” trong bảng xếp hạng "chỉ số tín nhiệm" 32 ngân hàng vì “Agribank chưa công bố báo cáo tài chính tại thời điểm chúng tôi tiến hành đánh giá vào đầu tháng 5/2012”.
Trong đó các ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn gồm: ACB, BIDV, DongA Bank, Eximbank, MB, Sacombank, Techcombank, Vietcombank và VietinBank. Có thể thấy, lần đầu tiên 32 ngân hàng lần lượt được “xướng danh” trên bảng tín nhiệm nhưng không ít người đã đặt câu hỏi: Tại sao lại vắng mặt một trong 4 ngân hàng "trụ cột" của Việt Nam là Agribank (ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam)? Có ý kiến cho rằng: Phải chăng nguyên nhân do Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước (NHNN) theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên NHNN. Bởi trước đó, trong phiên chất vấn chiều 21/8, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã điểm danh các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất với 6,14%, xếp sau lần lượt là các ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 3,55%, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL - MHB (2,635), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (2,52%), Ngân hàng Công thương Việt Nam - VietinBank (2,45%). Tuy nhiên, trao đổi với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) giải thích: Sở dĩ Agribank không có tên trong bảng xếp hạng là bởi vì “Agribank chưa công bố báo cáo tài chính tại thời điểm chúng tôi tiến hành đánh giá vào đầu tháng 5/2012”. Báo cáo và kết quả xếp hạng chỉ đưa ra kết quả đối với 32 ngân hàng. Không riêng gì Agribank, một số thành viên khác như SCB, TienPhong Bank, LienVietPostBank, TrustBank, GP. Bank… cũng không có tên trong danh sách. Việc những ngân hàng còn thiếu trong danh sách như đề cập ở trên là do thiếu một phần hoặc toàn bộ những thông tin cần thiết để tiến hành nghiên cứu – CRV một lần nữa nhấn mạnh.Bảng xếp hạng tín nhiệm chính xác tới 70% Đại diện của Hội đồng biên soạn cuốn Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam cho biết: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại năm 2012 là kết quả đánh giá của một hội đồng gồm nhiều thành viên uy tín, dựa trên ba yếu tố chính là sức mạnh thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính. Chính vì vậy, khi phóng viên báo Giáo dục Việt Nam hỏi về độ chính xác của bảng xếp hạng này, đại diện CRV không ngần ngại khẳng định: Độ chính xác của mô hình rơi vào khoảng 70%.
Đại diện của Hội đồng biên soạn cuốn Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam cho biết: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại năm 2012 chính xác tới 70%.
Đại diện của Hội đồng biên soạn cuốn Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam cho biết: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại năm 2012 chính xác tới 70%.
Đứng trên quan điểm cá nhân, thành viên của một ngân hàng khác thuộc nhóm C đưa ra đánh giá: “Theo bảng xếp hạng này, chúng tôi đứng ở nhóm C tức là “Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng… -Thông tin này, tôi thấy đúng”. Tuy nhiên, thành viên này cũng  nhận xét: Mặc dù, bảng xếp hạng đưa ra là rất tốt, giúp các khách hàng nắm rõ về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng nhưng dân mình thường ít biết đến thông tin của bảng xếp hạng này, trừ những người trong ngành hoặc thường xuyên theo dõi các nội dung trên mạng internet. Chính vì vậy, theo một số người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, bảng xếp hạng trên đôi khi “chỉ là hình thức”, không quá ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các ngân hàng. “Bởi một trong những điều quan trọng đối với khách hàng là thái độ phục vụ của ngân hàng đó cũng như thái độ chăm sóc khách hàng của từng chi nhánh. Khách hàng cảm thấy hợp và thuận tiện nơi họ đang sinh sống thì họ gắn bó với ngân hàng thôi!” – một người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng nói.
Bảng xếp hạng "chỉ số tín nhiệm" 32 ngân hàng Việt Nam

Nhóm A gồm: ACB, BIDV, DongA Bank, Eximbank, MB, Sacombank, Techcombank, Vietcombank và VietinBank.

Nhóm B gồm: Bac A Bank, HDBank, Maritime Bank, OCB, Saigonbank, Southern Bank, PG Bank, VIB và VietABank.

Nhóm C gồm: ABBank, Baoviet Bank, DaiABank, Habubank (vừa sáp nhập vào SHB), Kienlong Bank, MHB, NamABank, Navibank, OceanBank, SHB, VPBank.

Nhóm D gồm: MDB, VietBank và Wesrtern Bank.
Hà Nhi