Gai người món chè thập cẩm lẫn vật thể lạ ở Lễ hội chùa Dâu

11/05/2011 06:05
(GDVN) – Trong những chiếc âu không được đậy nắp là các loại đỗ xanh, đỗ đen, dừa,… đã được nấu chín, ruồi bâu tự do, đỗ thì lổn nhổn những “vật thể lạ”...

(GDVN) – Chưa biết món chè ở đây ngon đến mức nào nhưng chỉ cần bằng mắt thường quan sát, khách hàng sẽ nhận thấy, trong những chiếc âu không được đậy nắp là các loại đỗ xanh, đỗ đen, dừa,… đã được nấu chín, ruồi bâu tự do, đỗ thì lổn nhổn những “vật thể lạ”màu trắng không rõ nguồn gốc; lọ chứa cồn được “trưng dụng” thành lọ chứa hương liệu cho vào chè.

Được công nhận là nơi phát tích dòng thiền đầu tiên tại Việt Nam nên lễ hội chùa Dâu (Bắc Ninh) - ngày 7-8/4 âm lịch - thu hút rất đông khách thập phương về trẩy hội. Đây cũng là thời điểm các dịch vụ trong lễ hội đua nhau “chặt”, “chém” và… làm ẩu.

So với mọi năm, giá cả các loại hình dịch vụ ở chùa Dâu năm nay “mềm” hơn nhưng vẫn khiến du khách đến đây “choáng váng”.

Theo khảo sát của phóng viên Giáo dục Việt Nam, trong vòng bán kính khoảng 2 km quanh khu vực chùa Dâu, có khoảng gần 20 điểm trông giữ xe và mỗi điểm có một loại giá khác nhau, dao động từ 15.000-20.000 đồng/xe (giá vé theo quy định là 2.000 đồng/xe), ôtô từ 50.000-70.000 đồng/xe trong khi theo quy định là 15.000- 30.000 đồng/xe.
 

ff

Dễ dàng nhận thấy trong cốc chè này lổn nhổn những
“vật thể lạ” màu trắng mà người bán chỉ ậm ừ: "do nấu vội".

Dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để vào chùa công đức cũng tranh thủ "ăn theo" với phí đắt đỏ: 100.000 đồng tiền chẵn sẽ đổi được 70.000 đồng tiền lẻ.

Đáng nói nhất là các mặt hàng thực phẩm “đội” giá vô tội vạ. Một lon Coca Cola giá bán ngày thường khoảng 6.000-8.000 đồngthì tại đây, người bán “hét” giá 20.000- 30.000 đồng/lon, 1 chiếc xúc xích nhỏ có giá 30.000 đồng/chiếc, bánh mì pa-tê giá “mềm” nhất cũng 20.000 đồng/chiếc.

Tuy  nhiên, theo nhiều người đi ra từ những quán giải khát thì kinh hãi nhất vẫn là món chè thập cẩm. Giữa không gian mịt mù bụi do bước chân của du khách đi lại tạo nên, chẳng cần che đậy, người chủ quán chè tay thoăn thoắt múc chè vào cốc cho khách vừa không ngớt trấn an: “Chè của tôi là ngon và đảm bảo vệ sinh nhất” (!?).

Chưa biết món chè ở đây ngon đến mức nào nhưng chỉ cần bằng mắt thường quan sát, khách hàng dễ nhận thấy những chiếc âu không được đậy nắp là các loại đỗ xanh, đỗ đen, dừa,… đã nấu chín, ruồi bâu tự do. Các âu chè đỗ, chè cốm lổn nhổn những “vật thể lạ” màu trắng mà khi ăn phải, khách hàng vội vàng "nhè" ra vì dai và cứng; lọ chứa cồn được bà chủ quán “trưng dụng” thành lọ chứa hương liệu cho vào chè.

Khi khách hàng thắc mắc hvề vật thể màu trắng trong cốc chè, người bán chỉ ậm ừ: "Do nấu vội nên thế, cứ ăn đi, không sao đâu".

Những túi nước “siêu ngon, siêu rẻ” đủ màu này được tạo màu từ phẩm màu.

Những túi nước “siêu ngon, siêu rẻ” đủ màu này được
tạo màu từ phẩm màu.

Chị Nguyễn Thị Hương (Tiên Lữ, Hưng Yên), vừa trả tiền rời khỏi một quán chè vừa than thở: “Vừa đưa thìa chè thứ nhất vào miệng đã thấy vị ngọt đắng của đường hóa học, nhai kỹ chút nữa thì thấy vị ngai ngái như đỗ bị thiu. Tôi đành trả tiền rồi đứng dậy không dám ăn tiếp thìa chè thứ 2. Còn các viên màu trắng tôi nghĩ đấy là bột bị vón cứng. Tôi chưa từng ăn món chè nào như vậy cả”.

Không chỉ thế, điều làm chị Hương thấy gai người là ngay sau đó, tranh thủ lúc vắng khách, bà chủ quán chè chạy vội xuống hồ nước cáu bẩn gần đó múc 2 xô nước để… rửa cốc”!. Với 2 xô nước này, người bán có thể luân phiên rửa và tráng hàng chục cái cốc bẩn.

Quầy bán trà sữa trân châu bên cạnh cũng…mất vệ sinh không kém. Trong những chiếc lọ nhem nhuốc là đủ loại hỗn hợp màu xanh, đỏ, vàng,… mà theo giới thiệu của chủ quán thì đó là nước cốt của các loại hoa quả: cam, dâu, táo,…cạnh đó là 4-5 chiếc túi bóng trong đựng thứ nước đủ màu sắc. Hỏi chủ quán mới biết đây là nước hoa quả “siêu rẻ và siêu ngon”.

Chị Ngô Thị Phúc ngán ngẩm: “Cháu bé nhà tôi cứ nằng nặc đòi mẹ mua cho túi nước hoa quả. Chiều lòng cháu nhưng khi uống xong, 2 mẹ con dắt nhau vào chùa được tầm 30 phút thì cháu kêu đau bụng, và đã gần 1 tiếng đồng hồ trôi qua cháu vẫn phải ngồi “ôm” nhà vệ sinh công cộng…”.
yujhj
Cốm phơi trần và bánh cốm bị biến dạng.
Anh Nguyễn Hoàng Hải (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tức giận: “Để tránh tình trạng sử dụng phải thức uống kém chất lượng, tôi mua 1 lon Coca Cola. Nhưng giải khát đâu không thấy chỉ thấy bực mình vì mua phải lon nước đã hết hạn sử dụng, đòi đổi lại thì chủ quán trừng mắt: “hàng đã mua miễn trả lại”…”.

Nước uống đã vậy, thức ăn nhanh cũng…mất vệ sinh không kém. Chỉ một chiếc chảo nhỏ nhoe nhoét dầu mỡ, chị bán hàng thoăn thoắt lấy đôi tay trần bốc từng thỏi xúc xích cho vào chảo rán. Để tạo thêm chi tiết đẹp mắt, đôi bàn tay ấy lại lấy dao khía lên những chiếc xúc xích các kiểu hoa văn dọc ngang. Bên cạnh, hàng bánh cuốn nóng chị bán hàng cũng đang nhanh tay cắt bánh cuốn cho khách. Chồng đĩa bẩn được chị lau vội vào chiếc giẻ lau nhem nhuốc.

Ngay trong khuôn viên chùa có khoảng 10 hàng bán cốm và bánh cốm nhưng tất cả những sản phẩm này đều không có nhãn mác ghi nguồn gốc xuất xứ. Những hạt cốm xanh ngoét màu của phẩm màu không được che đây, những chiếc bánh cốm thì biến dạng cả về hình dáng lẫn màu sắc.

Ông Nguyễn Văn Bảy, thành viên ban tổ chức lễ hội cho biết: “Mặc dù đã có gắng đến mức tối đa để giảm thiểu những tồn tại trong các mùa lễ hội: móc túi, ẩu đả, lừa đảo,…nhưng vấn đề giá cả các loại dịch vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn làm đau đầu các nhà tổ chức…”.

Thanh Nguyên