Khi những TTTM hào nhoáng phục vụ khách... bình dân

18/03/2013 07:02
Theo Infonet
Có lẽ ra đời vào điều kiện kinh tế không nhiều thuận lợi, nên TTTM được coi là lớn nhất phía Tây Hà Nội Indochina Plaza Hano hướng đến cả giới khách hàng có chi tiêu dè sẻn nhất là sinh viên
Hàng loạt đại gia vẫn tuyên bố rót tiền đầu tư mặt bằng TTTM xa xỉ, trong lúc một đại TTTM tại khu trung tâm mới của Hà Nội vừa âm thầm đóng cửa cho thấy kinh doanh hàng xa xỉ, hay kinh doanh TTTM cao cấp thực sự là thách thức chông gai. Với một DN có chiến lược dài hạn, việc đầu tư cho một địa điểm ở vị trí trung tâm đông khách lai vãng sẽ nhắm đến mục tiêu tiềm năng dài hơi hơn là nhắm vào cái đích ngắn hạn là tăng doanh số bán lẻ. Một DN từng trả phí cắt cổ cho một mặt bằng tại Tràng Tiền plaza trước khi trung tâm thương mại (TTTM) này đóng cửa sửa chữa chia sẻ. Dựa vào tâm lý này, rất nhiều đại gia vẫn đổ xô vào đầu tư trung tâm thương mại, lót đường cho hàng hiệu, xa xỉ tiếp cận khách hàng. Theo thống kê của CBRE, tín hiệu vui là các nhà bán lẻ nước ngoài vẫn tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Chẳng hạn, Parkson vừa ký kết hợp đồng với C.T Group khai trương trung tâm thương mại mới tại Toà nhà Léman C.T Plaza tại TP.HCM vào tháng 6/2013 và Tập đoàn AEON cũng cam kết đầu tư 109 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại AEON - Tân Phú Celadon (TP.HCM) vào năm 2014. Vì vậy, có thể thấy rằng, thành công sẽ chỉ tới với những ai có chiến lược hợp lý và tầm nhìn dài hạn để vững vàng vượt qua những khó khăn trước mắt.
TTTM Grand Plaza đóng cửa vì vắng khách.
TTTM Grand Plaza đóng cửa vì vắng khách.
Cũng vì khó khăn, nên chiến lược của các ông chủ kinh doanh cũng có dịch chuyển đôi chút cho phù hợp.
Trung tâm thương mại (TTTM) được coi là lớn nhất phía Tây Hà Nội Indochina Plaza Hanoi được khẳng định các mặt hàng bày bán phục vụ nhiều đối tượng, từ bình dân tới cao cấp. Có lẽ ra đời vào điều kiện kinh tế không nhiều thuận lợi, nên TTTM này hướng đến cả giới khách hàng có chi tiêu dè sẻn nhất là sinh viên. “Có 39.000 khách hàng tiềm năng tới TTTM là sinh viên của các trường đại học lân cận, 45% dân số trong độ tuổi 15-34 sống xung quanh. Ngoài ra TTTM này còn có trung tâm thời trang giảm giá". Hermes, thương hiệu Pháp dẫn đầu top 10 thương hiệu thời trang thế giới, với sản phẩm của Hermes là túi xách và quần áo thời trang, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là túi xách Hermes Berkin - sản phẩm thành công nhất của thương hiệu này với mức từ 10.000 - 150.000USD một chiếc mở thêm cửa hàng thứ hai tại TP.HCM là do mức tăng trưởng tốt của cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội với mức tăng trung bình 20-30%/năm. Thay vì những công viên vui chơi ngoài trời rộng rãi và hít thở khí trời, hòa mình vào thiên nhiên, trẻ em có xu hướng bị lùa vào những khu vui chơi khép kín, chật chội, ánh sáng nhân tạo và vé vào cửa cũng đắt đỏ hơn nhiều. Chính sự ưa chuộng hào nhoáng của các ông bố bà mẹ ít nhiều tạo doanh thu cho các đại gia mặc dù mức chi tiêu của lớp khách hàng này còn khá dè sẻn. "Ông trùm hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn từng kể với PV báo chí rằng kinh doanh hàng hiệu, đóng thuế đầy đủ nhưng tâm lý người Việt Nam chờ hạ giá mới mua, vì vậy cũng bị thâm vốn chút ít. Tuy nhiên, đại gia này xác định "kinh doanh là đường dài...". Vì vậy, con số khoảng 1,5 triệu người ở Việt Nam có đủ sức tiêu thụ các món hàng hiệu đắt tiền, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số dân cư sống ở thành thị ở thời điểm hiện nay, tiềm năng khai thác người tiêu dùng còn rất lớn. Và 52% đàn ông tiêu dùng hàng xa xỉ, trong đó, ở Hà Nội chiếm 36%, TP.HCM chiếm 10%, còn lại là các nơi khác. Độ tuổi chi tiêu cho mặt hàng này là 35 - 54 tuổi (40%) và đa phần là người có thu nhập từ 8,5 triệu đồng mỗi tháng trở lên vẫn chỉ là câu chuyện tiềm năng. Việc một đại TTTM tại khu trung tâm mới của Hà Nội vừa âm thầm đóng cửa chưa biết khi nào mở lại cho thấy việc kinh doanh hàng xa xỉ, hay kinh doanh TTTM ở thời điểm này thực sự là thách thức chông gai, không phải ai cũng có thể làm. Đại diện truyền thông một TTTM cao cấp tại HN tiết lộ, trong bối cảnh các TTTM đều rơi vào tình trạng ế ẩm, phủ bạt, khách thuê trả quầy, thì mỗi chủ đầu tư đều có mánh riêng để níu hình ảnh, như chính sách cho mỗi khách thuê khác nhau, dù giá chung vẫn được công khai, song mức thuê cụ thể của từng khách hàng với chủ đầu tư thì không ai biết. Có thể giảm giá tối đa, ưu đãi hết cỡ, thậm chí không thu về được bao nhiêu ngoài tiền dịch vụ vệ sinh, nhưng ngược lại, TTTM giữ được hình ảnh luôn lấp đầy, đông đúc, không còn chỗ trống thì vẫn hơn là những chủ đầu tư bị mất mặt vì để khách thuê trả quầy, phủ bạt. Tương tự như câu chuyện báo lỗ kinh niên của những ông lớn, việc TTTM cao cấp chen kín không còn chỗ trống hay phủ bạt nhện giăng, về bản chất chưa chắc đã khác nhau nhiều.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo Infonet