Những tai nạn máy bay thảm khốc do sử dụng điện thoại, laptop

09/08/2012 16:08
H.T (tổng hợp)
(GDVN) - Năm 2003 trên chuyến bay đến Christchurch, New Zealand, máy bay đã rớt xuống, 8 người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương. Hộp đen của máy bay ghi lại rằng phi công đã gọi điện về nhà khoảng 3 phút trước khi xảy ra sự cố.

Nhiều hãng hàng không nội địa và nước ngoài đều cho hay, trong máy bay có hàng tấn dây điện, khi gặp sóng điện thoại di dộng (ĐTDĐ) hoặc các thiết bị điện tử khác sẽ gây nhiễu hệ thống đường truyền dẫn đến máy tính điều khiển của buồng lái. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến máy bay cháy nổ hoặc bị rơi.

Máy bay rơi do điện thoại di động
Hành khách hiện nay dường như đã quên đi sự quan trọng cần có của việc tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử khi lưu thông bằng máy bay.

Các hãng hàng không lớn cho biết khách hàng của họ thường xuyên không tắt các thiết bị điện tử, bao gồm laptop hoặc các công cụ đọc E-book. Theo ngài David Carson, kĩ sư của hãng Boeing, đa phần các thiết bị này có thể tạo và phát ra sóng điện trường. Trên lý thuyết, những sóng này có thể ảnh hưởng lên các thiết bị điện tử của máy bay. Đồng thời, điều đáng nói đó là các máy bay loại cũ không được trang bị đủ các thiết bị bảo vệ cần thiết trước các sóng điện từ phát ra từ thế hệ máy laptop hay E-reader mới nhất hiện nay.
Một vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Pakistan (Ảnh internet)
Một vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Pakistan (Ảnh internet)
“Tốc độ đi lên của các thiết bị điện tử không dây ngày nay là quá nhanh, chúng thay đổi theo tuần. Trong khi đó, tốc độ phát triển của máy bay thường mất đến 20 năm trời. Đó có thể coi là tin tốt và cũng chính là tin xấu”, vị kỹ sư cho biết. Năm 2003 trên chuyến bay đến Christchurch, New Zealand, máy bay đã rớt xuống, 8 người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương. Hộp đen của máy bay ghi lại rằng phi công đã gọi điện về nhà khoảng 3 phút trước khi xảy ra sự cố. Cục điều tra tai nạn hàng không New Zealand cho rằng tín hiệu phát ra từ điện thoại đã tạo nên một cơn “bão điện trường” nhỏ và đó là nguyên nhân khiến máy bay mất điều khiển.

Hành khách thường không tin vào hệ quả xấu mà thói quen sử dụng điện thoại/laptop trên máy bay của họ gây ra. Cô Nicoles Rodrigues - cư trú tại Los Angeles - tỏ ra hoàn toàn ngạc nhiên trước thông tin này vì cô thường có thói quen ngồi nghe nhạc lúc đang trên máy bay: “Tôi thực sự không biết đó là vấn đề lớn. Chiếc điện thoại di động nhỏ bé này của tôi có thể làm nên sự khác biệt to lớn nào đó à?”.

Thế nhưng, các hãng hàng không lớn lại chẳng thể làm gì trước nguy cơ tiềm tàng trên mỗi chuyến bay này vì theo John Darbo, tư vấn an toàn hàng không thì không một hãng nào có khả năng cấm hành khách của mình được mang các thiết bị điện tử lên máy bay. Điều này vi phạm luật nhân quyền và tự do.
Rốt cục, hành khách có lẽ chỉ có thể tự bảo vệ chính mình khi ngừng việc sử dụng các thiết bị điện tử tạo sóng trong quá trình bay.
Nổ máy bay do pin laptop
Tháng 9/2010, Ủy ban quản lý hàng không Liên Bang Mỹ (FAA) công bố nhiệt độ bên trong cabin chở hàng của máy bay có thể nóng đến mức đủ để pin laptop cháy nổ.
Công bố của FAA đi kèm với kết quả điều tra nguyên nhân vụ rơi máy bay vận tải loại Boeing 747-400 của Công ty United Parcel Service tại Dubai (9/2010). Theo đó, chiếc máy bay bị phát nổ, khi chuyên chở một lượng lớn pin lithium,  2 phi công thiệt mạng trong vụ tai nạn này.

Pin Lithium có thể gây ra những vụ nổ máy bay.
Pin Lithium có thể gây ra những vụ nổ máy bay.


Kể từ đầu những năm 1990, giới chức trách đã được báo cáo về đến khá nhiều vụ việc cháy nổ trên máy bay do  pin lithium tiếp xúc bị gia nhiệt nên công bố lần này của FAA không gây ngạc nhiên. Thêm vào đó, sau mỗi quả pin lithium đều có rất nhiều lưu ý về việc tránh để pin tiếp xúc với nguồn nhiệt. 
Tuy nhiên, FAA hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề để các công ty vận tải cải thiện vấn đề nhiệt độ trong các khoang hàng lý hay ngay cả trong khoang hàng khách.
Lithium là một kim loại kiềm mạnh ở vị trí thứ ba trong bảng tuần hoàn. Kim loại trắng bạc này là nguyên tố nhẹ nhất ở thể rắn trong nhiệt độ phòng. Khả năng giải phóng các electron tốt của Lithium đã giúp nó trở thành vật liệu lý tưởng để chế tạo pin. 
Thêm vào đó, nguồn cung cấp kim loại này cũng rất dồi dào. Giáo sư tại trường đại học Binghamton, Michael Whittingham là người đầu tiên phát hiện ra tiềm năng của pin Li-ion vào đầu những năm 1970. 
Nghiên cứu của John Goodenough tại ĐH Oxford cho phép Sony thương mại hóa sản phẩm này lần đầu tiên vào năm 1991. Hiện nay, pin Lithium rất phổ biến trong các thiết bị di động như điện thoại hay laptop.
H.T (tổng hợp)