OTT đang khiến các “ông lớn” viễn thông Việt không vui

07/08/2013 14:29
Doãn Kiên
(GDVN) - Cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng và bị gán cho "nguy cơ gây mất an ninh cho xã hội", làm giảm doanh thu của nhà mạng là thực trạng thời khủng hoảng của ngành di động với ứng dụng OTT.
Cách đây khoảng 10 năm, khi Viettel gia nhập thị trường thông tin di động, cú sốc với các ông lớn như MobiFone, VinaPhone là giá cước và phong cách phục vụ. Dù là một “tân binh” mới toanh trên thị trường viễn thông nhưng Viettel đã mang đến một làn gió mới với những dịch vụ giá rẻ, phục vụ hết mình, đặc biệt là nhiều ý tưởng mới. Hàng chục triệu người Việt Nam đã “bỏ phiếu” cho điều đó. Nhờ đó, Viettel nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 trong làng viễn thông trong nước, với doanh thu vượt người khổng lồ VNPT vào cuối năm 2012. Năm 2013, một câu chuyện mới đang được viết. Những ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) du nhập vào Việt Nam và phát triển khá mạnh, đem lại lợi ích rất lớn cho hàng chục triệu người tiêu dùng. Thay vì phải nhắn tin text nhàm chán trên di động, họ có thể nhắn thoại, hình ảnh, gửi video… thậm chí vẽ hình, để gửi cho nhau với tốc độ cực nhanh mà không phải trả phí. Thêm vào đó, nhiều hình nền trước đây họ phải mua thì giờ cũng được cung cấp miễn phí bởi các ứng dụng OTT. Chính vì thế, người tiêu dùng yêu thích OTT vì nó miễn phí và có chất lượng tốt.
Ông Nguyễn Minh Đức – Giám đốc bộ phận An ninh mạng của Bkav khẳng định, bất cứ một dịch vụ, ứng dụng nào trên nền web hay Internet như Yahoo Messenger, Skype, Facebook và cả các ứng dụng OTT đều tồn tại nguy cơ để lộ thông tin cá nhân.
Ông Nguyễn Minh Đức – Giám đốc bộ phận An ninh mạng của Bkav khẳng định, bất cứ một dịch vụ, ứng dụng nào trên nền web hay Internet như Yahoo Messenger, Skype, Facebook và cả các ứng dụng OTT đều tồn tại nguy cơ để lộ thông tin cá nhân.
Tất nhiên chính vì điều đó, OTT không khiến các nhà mạng vui, đặc biệt là Viettel  – “ông lớn” viễn thông
số 1 Việt Nam. Có thể ví các ứng dụng nhắn tin miễn phí hiện tại giống như cuộc cách mạng máy hơi nước trước đây hay email với ngành bưu chính. Điều đương nhiên là những công nhân với các thao tác thủ công hay là những bưu tá phải chạy hàng trăm, thậm chí cả nghìn km để đưa thư không mấy hài lòng vì công việc của mình ảnh hưởng. Và cũng vì thế, dù trên thực tế OTT đang đem lại lớn ích lớn cho hàng chục triệu người dùng, các nhà mạng vẫn đề xuất phải quản lý chặt các ứng dụng này. Theo đó, trong mọi lời chỉ trích dành cho OTT, nếu như trước đây không mấy ai đề cập tới vấn đề an toàn thông tin của các dịch vụ trên nền Internet như OTT thì giờ đây nó đang quay trở lại qua phát ngôn của nhà mạng. Trong khi chính dịch vụ thông tin di động mà các nhà mạng đang cung cấp cũng có nguy cơ an toàn thông tin tương tự lại không được đề cập tới. Ông Nguyễn Minh Đức – Giám đốc bộ phận An ninh mạng của Bkav khẳng định, bất cứ một dịch vụ, ứng dụng nào trên nền web hay Internet như Yahoo Messenger, Skype, Facebook và cả các ứng dụng OTT đều tồn tại nguy cơ để lộ thông tin cá nhân. Ông Đức chia sẻ: “Vấn đề quan trọng nhất nằm ở phía người dùng. Người dùng cần xác định được thông tin nào có thể chia sẻ, thông tin nào không nên chia sẻ để đảm bảo vẫn giữ được những thông tin mang tính cá nhân trên một môi trường có tính phát tán cao như mạng xã hội hoặc ứng dụng OTT”.
Đối xử với các dịch vụ OTT như thế nào đang là bài toán khó khiến các nhà mạng đau đầu, bởi họ không thể bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng.
Đối xử với các dịch vụ OTT như thế nào đang là bài toán khó khiến các nhà mạng đau đầu, bởi họ không thể bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng.
Qua  đó, có thể nhận thấy, khi bất kỳ một dịch vụ thông tin liên lạc nào trên nền Internet đều có nguy cơ thì việc gán cho các dịch vụ OTT những “nguy cơ an ninh mạng” là khá nặng nề. Năm 2012, lợi nhuận của của các nhà mạng Viettel, VNPT được công bố qua những con số khổng lồ lần lượt là 25 nghìn tỷ đồng và 8.500 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận của Viettel và VNPT trong năm 2013 lần lượt 34.000 tỷ đồng và  9.255 tỷ đồng.
OTT, với dịch vụ VoIP trên di động, đang là tâm điểm của nhiều cuộc chiến khó có hồi kết vì tất cả đều phải đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trên hết.
Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh khốc liệt của OTT, dường như mục tiêu đạt được lợi nhuận trong năm 2013 của các nhà mạng không phải là điều dễ dàng, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường thông tin di động đã đạt gần ngưỡng bão hòa. Đối xử với các dịch vụ OTT như thế nào đang là bài toán khó khiến các nhà mạng đau đầu, bởi họ không thể bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng. Công nghệ đang đặt ra thách thức cho các nhà mạng, làm sao để cung cấp dịch vụ chất lượng cao hơn cho người dùng trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà cung cấp dịch vụ OTT. Trong khi đó, liên quan đến đề xuất phải quản lý chặt các ứng dụng OTT của các nhà mạng, tạii Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Cục Viễn Thông, đại diện Bộ TT&TT cho biết trong thời gian tới sẽ tổ chức Hội thảo về các dịch vụ OTT để xem xét lợi ích giữa các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin miễn phí với các nhà mạng. Từ đó sẽ có đưa ra những chính sách quản lý phù hợp nhất.
Doãn Kiên