Vì sao HUD phải "cầu cứu" Bộ Tài chính?

29/05/2013 07:24
Hoàng Lực
(GDVN) - “Trong khi cùng kinh doanh trên thị trường nhưng DNNN lại ung dung, lãi hưởng lỗ nhà nước phải chịu. Tôi thấy một con voi cực bự nhưng kiệt quệ hiện nay là “con voi” doanh nghiệp nhà nước” – TS Lê Đăng Doanh.
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm ăn thua lỗ khiến Nhà nước phải oằn mình trả nợ là câu chuyện không mới nhưng thực trạng này vẫn đang diễn ra sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu quản lý nợ công của quốc gia.

Vì sao HUD phải "cầu cứu" Bộ Tài chính?
Mới đây nhất Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã phải “cầu cứu” Bộ Tài chính xem xét ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài của Chính phủ để trả nợ cho ngân hàng nước ngoài với 03 kỳ trả nợ tiền gốc và lãi tới 1,9 triệu EUR và 2,9 triệu USD...

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã phải “cầu cứu” Bộ Tài chính vì đầu tư thua lỗ tại dự án Nhà máy Xi măng Sông Thao
Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã phải “cầu cứu” Bộ Tài chính vì đầu tư thua lỗ tại dự án Nhà máy Xi măng Sông Thao

Đây là số tiền mà HUD đã vay của ngân hàng nước ngoài để đầu tư và Dự án Nhà máy Xi măng Sông Thao khởi công năm 2004 đi vào sản xuất tháng 3/2010. Theo tìm hiểu, nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án nhà máy xi măng sông Thao gần 1,6 nghìn tỷ đồng. Trong khi số vốn của chủ sở hữu chỉ có 449 tỷ đồng còn lại toàn bộ số tiền HUD vay của các ngân hàng trong đó vat Ngân hàng Phát triển Phú Thọ 330 tỷ đồng, vay Ngân hàng NN&PTNT Phú Thọ hơn 311 tỷ đồng, vay nước ngoài (Ngân hàng BNP Paribas – Cộng hòa Pháp): 8,5 triệu EUR và 13,5 triệu USD.
Ngoài ra, HUD vay Ngân hàng BNP Paribas của Pháp với số tiền 8,5 triệu EUR và 13,5 triệu USD để đầu tư dự án. Trong số tiền này, HUD đã trả 6 triệu EUR và 9,2 triệu USD. Tuy nhiên, dư nợ gốc tính đến 31/3/2013 là 4,7 triệu EUR và 6,1 triệu USD. Nghĩa vụ trả nợ vốn vay Ngân hàng BNP Paribas năm 2013, 2014 được chia thành 04 kỳ tháng từ tháng 6/2013 đến tháng 1/2015  bao gồm nợ gốc phải trả: 2,1 triệu EUR và 3,5 triệu USD. Nợ lãi phải trả tạm tính theo lãi suất thả nổi cho 04 kỳ trả nợ là 410 nghìn EUR và 343,7 nghìn USD. Với tổng số nợ trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng nhà máy xi măng thì Công ty cổ phẩn xi măng Sông Thao có tổng nợ phải trả/Tổng giá trị tài sản bằng 79,38% và hệ số nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu gấp 3,85 lần. Theo quy định, các khoản nợ lớn của tập đoàn, tổng công ty vốn nhà nước đang làm ăn thua lỗ, đứng trên bờ vực phá sản sẽ không tính vào nợ công. HUD là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Với cách tính nợ công như vậy, HUD sẽ phải tự chịu trách nhiệm với khoản vay nợ của mình. Tuy nhiên,mới đây giải pháp của HUD là “cầu cứu” Bộ Tài chính xem xét ứng vốn từ Quỹ Tích lũy để trả nợ.Con voi cực bự nhưng kiệt quệ mang tên DNNN Từ những yếu kém trong kinh doanh của DNNN nói chung và mới đây là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) nói riêng, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam đánh giá: “Đây là một trong những vấn đề nổi cộm của kinh tế Việt Nam hiện nay. Câu nói của người Mỹ từng nói “có một con voi trong phòng” (there is an elephant in the room) nhưng mọi người không nhìn thấy con voi ấy. Tôi thấy một con voi cực bự nhưng kiệt quệ hiện nay là “con voi” doanh nghiệp nhà nước”. Theo TS Doanh, với số nợ hiện nay của DNNN lên đến 1.534.000 tỷ, câu hỏi đặt ra là nhà nước có trả nợ được cho những doanh nghiệp này không? “Trong khi cùng kinh doanh trên thị trường nhưng DNNN lại ung dung, lãi hưởng lỗ nhà nước phải chịu là không hợp lý nó sẽ làm nợ công thêm trầm trọng” – TS Lê Đăng Doanh cho biết. Cũng đánh giá về tình hình nợ công hiện nay, TS Doanh cho rằng, Việt Nam nên nhìn bài học từ chính sách nợ công của các nước châu Âu, bài học về giới hạn của giải pháp khắc khổ của nhân sách. Trong đó có câu chuyện mới đây của Thụy Điển, khi trong 5 đêm liên tiếp xảy ra bạo loạn tại ngoại ô thủ đô. Nguyên nhân là do thất nghiệp khi doanh nghiệp nước này đầu tư quá nhiều ở nước ngoài trong khi đó trong nước giới trẻ không có công ăn việc làm, bị gạt ra ngoài xã hội. Cộng thêm việc lượng người di cư đến thất nghiệp, vấn đề lớn hơn là chính phủ mới của Thụy Điển bắt đầu thương mại hóa các dịch vụ công như giáo dục, y tế khiến người nghèo bị gạt ra khỏi chính sách phúc lợi xã hội mà vốn trước đây họ được hưởng. Cũng liên quan việc DNNN làm ăn thua lỗ mà mới đây nhất là con số nợ của HUD, PGS.TSKH Võ Đại Lược cho rằng chính tình trạng này đã gây nên nợ xấu của ngân hàng thương mại từ trước đến nay. Và để giải quyết vấn đề Chính phủ phải thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC. Tuy nhiên theo PGS.TSKH Võ Đại Lược, để xử lý nợ xấu cần phải chịu trả giá. Lấy dẫn chứng kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Indonesia năm 1988, PGS.TSKH Võ Đại Lược cho biết: “Khi đó Indonesia phải mất 50% giá trị GDP cho việc xử lý nợ xấu đi kèm với đó là hàng loạt các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải phá sản. Nếu chúng ta không có trả giá thì liệu chúng ta có xử lý nợ xấu được không”.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực