Mỏ Núi Pháo sẽ là hình mẫu cho ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam

29/07/2016 09:49
Nguyên Thảo
(GDVN) - TGĐ Công ty Núi Pháo khẳng định: "Tôi muốn đảm bảo rằng, dự án Núi Pháo sẽ trở thành hình mẫu cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam".

Trước thông tin trong tháng 8/2016, dự án Núi Pháo sẽ đón tiếp đoàn làm việc của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về các vấn đề tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường và các tác động khác đến cộng đồng xung quanh, đại diện Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources) cho biết: Với vai trò là mỏ vonfram lớn nhất thế giới, Masan Resources đã được các cơ quan quản lý xem là đại diện tiêu biểu để đánh giá tình hình thực tế về các chuẩn kiểm soát tác động môi trường trong ngành khai thác khoáng sản.

"Chúng tôi tin rằng các nỗ lực bảo vệ môi trường và cộng đồng cần được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận toàn cầu với việc liên tục hoàn thiện các qui định pháp luật cũng như việc tuân thủ pháp luật.

Do đó, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận các đánh giá khách quan của cơ quan chức năng để hoàn thiện tốt hơn nữa, và chia sẻ những tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu có thể áp dụng ở Việt Nam, từ đó trở thành một nhân tố đóng góp tích cực trong việc đưa các tiêu chuẩn môi trường và cộng đồng bền vững của Việt Nam tiệm cận các quy chuẩn quốc tế", đại diện Masan Resources nói. 

TGĐ Công ty Núi Pháo khẳng đinh: "Tôi muốn đảm bảo rằng dự án Núi Pháo sẽ trở thành hình mẫu cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam".
TGĐ Công ty Núi Pháo khẳng đinh: "Tôi muốn đảm bảo rằng dự án Núi Pháo sẽ trở thành hình mẫu cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam".

Theo Masan Resources, tính đến thời điểm tháng 6/2016, tổng ngân sách dành cho công tác bồi thường, hỗ trợ kinh tế và tái định cư dự án Núi Pháo mà Công ty đã chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng.

Hơn 2.600 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án đã được thanh toán toàn bộ; đồng thời, Công ty đã và đang đề xuất với chính quyền địa phương để mở rộng diện tích có thể bị ảnh hưởng và thực hiện đền bù giải tỏa để tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn.

Masan Resources là thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (MSN) với chức năng khai thác mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Năm 2010, MSN mua lại Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo kể từ năm 2010 và thành lập ra Masan Resources, nhưng cũng phải đến năm 2014 Masan Resources mới bắt đầu sản xuất thương mại đối với mỏ Núi Pháo.

Mỏ Núi Pháo được xác định là mỏ có trữ lượng vonfram lớn hàng đầu thế giới, với việc sở hữu khu mỏ này, trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế.

Công ty cũng đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu tái định cư như Nam Sông Công, Hùng Sơn 3 và Đồng Bông. Các khu tái định cư này được đánh giá là cảnh quan đẹp và có cơ sở hạ tầng, dịch vụ tốt nhất tỉnh Thái Nguyên. 

Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bằng các chính sách riêng của công ty thông qua các chương trình phục hồi kinh tế và trợ cấp cho các nhóm đặc biệt khó khăn ngoài chính sách của Nhà nước với khoản kinh phí lên đến gần 150 tỷ đồng qua nhiều kế hoạch khác nhau dành cho hơn 6.000 người dân địa phương được hưởng lợi trực tiếp.

Các kế hoạch này bao gồm tuyển dụng lao động địa phương (khoảng 1.000 người là dân địa phương tương ứng với khoảng 50% tổng số lao động của Núi Pháo và các nhà thầu), hoạt động phục hồi kinh tế  như khuyến nông (trồng nấm, trồng chè) và hỗ trợ vay vốn...

Ngoài ra, hàng chục ngàn người dân địa phương đang được hưởng lợi từ hàng chục km đường được cải tạo và làm mới, 5 nhà văn hóa, 2 nhà thờ và hàng chục phòng học cho học sinh.

Dự án Núi Pháo không chỉ cải thiện đời sống kinh tế của người dân, mà còn nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của họ.

Theo Masan Resources, tính đến thời điểm tháng 6/2016, tổng ngân sách dành cho công tác bồi thường, hỗ trợ kinh tế và tái định cư dự án Núi Pháo mà Công ty đã chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng.
Theo Masan Resources, tính đến thời điểm tháng 6/2016, tổng ngân sách dành cho công tác bồi thường, hỗ trợ kinh tế và tái định cư dự án Núi Pháo mà Công ty đã chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng.

"Với nhu cầu thông tin cấp thiết của người dân, chúng tôi sẵn sàng cam kết minh bạch tất cả thông tin về khả năng kiểm soát tác động mội trường và cộng đồng của dự án trong thời gian gần nhất.

Chúng tôi xin mời tham gia chuyến tham quan khảo sát thực tế dành cho đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí, truyền thông và công chúng quan tâm có thể tận mắt chứng kiến một trong những dự án với tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam", đại diện Masan Resources cho biết.

Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (“Công ty”, “Masan Resources”) là công ty khai thác mỏ Núi Pháo, một mỏ khoáng sản sản xuất vonfram lớn nhất thế giới hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là mỏ vonfram mới đầu tiên được triển khai đưa vào sản xuất thành công trong 15 năm qua trên toàn thế giới. 

Masan Resources được đánh giá là công ty Việt Nam có đầy đủ năng lực vận hành và quản lý các dự án khai thác khoáng sản mang tầm cỡ thế giới. Là thành viên của Hiệp hội Công nghiệp Vonfram Quốc tế (ITIA), Công ty được vận hành bởi các chuyên gia quốc tế dày dạn kinh nghiệm.

Masan Resources đã áp dụng các quy chuẩn khắt khe nhất để giám sát những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản mỏ Núi Pháo đến môi trường và cộng đồng địa phương, đồng thời Công ty còn chú trọng đặc biệt đến bảo đảm sức khỏe và an toàn cho lao động tại mỏ.

Masan Resources đã áp dụng các quy chuẩn khắt khe nhất để giám sát những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản mỏ Núi Pháo đến môi trường và cộng đồng địa phương.
Masan Resources đã áp dụng các quy chuẩn khắt khe nhất để giám sát những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản mỏ Núi Pháo đến môi trường và cộng đồng địa phương.

Cụ thể là từ năm 2013, Công ty đã ký kết các hợp đồng quan trắc môi trường với các đối tác uy tín như công ty quốc tế SGS, Gusho Kohsan của Nhật Bản, và Viện Khoa Học Môi Trường và Sức Khỏe Cộng Đồng.

Bình quân mỗi ngày, các đối tác tiến hành lấy hàng chục mẫu thử để kiểm tra, và tổng số mẫu đã được lấy và thử nghiệm từ năm 2013 đến nay đã lên đến con số 15.563 mẫu, trong đó có 14.232 mẫu nước và số còn lại là các mẫu khác như nước sinh hoạt, mẫu đất và đuôi quặng…

Về sức khỏe và an toàn, Công ty đã có thành tích về an toàn lao động là 15 triệu giờ lao động liên tục mà không xảy ra bất kỳ tai nạn nào gây mất giờ công và không có tai nạn nghiệm trọng nào tại mỏ trong 891 ngày, đưa Công ty vào vị thế vững chắc trong nhóm công ty đạt thông số an toàn cao nhất thế giới.

Ông Craig Bradshaw, Tổng Giám đốc Công ty Núi Pháo cho biết: “Trong 23 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành khai khoáng trên toàn cầu, tất cả các dự án mà tôi tham gia phát triển đều đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất trong hoạt động môi trường và quan hệ cộng đồng.

Do Núi Pháo là một tài sản chiến lược và kho báu quốc gia của Việt Nam, chúng tôi đã quan tâm và nỗ lực gấp đôi vào việc thực hiện các tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường. Tôi muốn đảm bảo rằng dự án Núi Pháo sẽ trở thành hình mẫu cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam.

Về thông tin gần đây liên quan đến các dự án công nghiệp lớn và tác động tiêu cực của các dự án này đối với các tác động môi trường, Masan Resources cho biết, đã chủ động phối hợp với các nhà tư vấn để thực hiện hàng loạt đánh giá kiểm tra nội bô, lấy mẫu xét nghiệm và rà soát các tác nhân có thể ảnh hưởng đến môi trường của các khu vực phụ cận.

"Chúng tôi sẽ có các báo cáo riêng về kết quả đánh giá sơ bộ cho Bộ Tài nguyên Môi trường", đại diện Masan Resources nói.

Nguyên Thảo