Những “chiêu” mua hàng nước ngoài giá rẻ dịp cuối năm không phải ai cũng biết

18/12/2017 14:53
An Nhiên
(GDVN) - Tháng 12, các khu mua sắm và dịch vụ lớn trên thế giới vào mùa siêu giảm giá. Tranh thủ cơ hội này, nhiều khách Việt đã nhanh tay kết hợp du lịch và mua sắm.

Tháng 12, các khu phức hợp mua sắm và dịch vụ lớn tại nhiều nước trên thế giới vào mùa siêu giảm giá, lên tới 70%.

Tranh thủ cơ hội này, nhiều khách Việt đã nhanh tay kết hợp du lịch và mua sắm, thậm chí tận dụng “đánh hàng” cuối năm để kinh doanh.

Song, để săn được hàng tốt, xứng với chi phí và công sức bỏ ra cũng cần có những “chiêu” riêng.

Cuối năm luôn là dịp để các tín đồ Shopping săn hàng.
Cuối năm luôn là dịp để các tín đồ Shopping săn hàng.

Dưới đây là những tuyệt chiêu bỏ túi giúp các tín đồ shopping tiết kiệm khi mua sắm:

Mức giảm giá sẽ “ăn theo” từng quốc gia

Trước khi quyết định “săn” ở đâu, bạn nên tìm hiểu kỹ về thương hiệu mình định mua, xem quốc gia nào được giảm nhiều nhất.

Ví dụ, cùng thời điểm này, ở Singapore, nhãn hàng H&M thường giảm mạnh – hơn 50% hay tại Hong Kong, mức giảm sâu nhất thường áp dụng với G.2000, Bossini, Giordano; còn ở Thái Lan và Malaysia là loạt Zara, Lyn, Charles & Keith... 

Bên cạnh đó, đừng quên so sánh tỷ giá và mức giảm (sale off) của mỗi nước trước khi “chốt” đi đâu. Bởi theo anh Hải Minh (hướng dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, cùng một sản phẩm là áo lông vũ siêu nhẹ dáng dài Uniqlo, dù được sale 50%, ở Singapore vẫn có giá khoảng 2,3 triệu đồng; trong khi đó mức giá này ở Nhật (nước sở tại thương hiệu) chỉ tầm 1,5 triệu đồng; còn Thái Lan khoảng 1,8 triệu đồng.

Đưa lên “bàn cân” các trung tâm mua sắm

Không chỉ so sánh giá giữa các nước, chị Trang (chủ cửa hàng mỹ phẩm trên phố Xuân Thủy, Hà Nội) còn để ý đến khuyến mãi của từng trung tâm mua sắm.

Từ kinh nghiệm thực tế, chị Trang kể, cũng là mặt nạ Diary (đang làm mưa làm gió trên thị trường Việt) và cùng mua ở Đài Loan nhưng mỗi cửa hàng lại có mức chiết khấu khác nhau.

Nếu mua trên 100 hộp, chuỗi mỹ phẩm Salsa sẽ áp dụng giảm 30%, cộng thêm chương trình hoàn thuế 8% ngay tại cửa hàng, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền.

Trong khi đó, cùng một con phố, mức chiết khấu của một số cửa hàng khác có thể không tốt bằng.

“Nếu chịu khó ‘lùng’, những khoản chi phí tiết kiệm được này rất có lợi cho những tiểu thương như mình”, chị Trang giãi bày.

Hàng “outlet”, tại sao không?

“Outlet” là các cửa tiệm bán lẻ trực tiếp sản phẩm do chính công ty sản xuất ra đến thẳng tay người tiêu dùng, không qua các cửa hàng trung gian.

Bởi thế, sản phẩm trong các tiệm “outlet” đều là “hàng hiệu” nhưng giá bán tại đây bao giờ cũng rẻ hơn so với giá ở các cửa hàng bình thường, trung bình từ 30% trở lên.

Thế nên, ngoài săn các chương trình ưu đãi hàng mới (new), bạn còn có thể mua được nhiều mặt hàng độc khác với giá rẻ không tưởng khi bước vào các cửa hàng outlet mùa cuối năm.

Không chỉ mua cho mình mà nhiều người còn tranh thủ nhập hàng về bán nhân dịp cuối năm.
Không chỉ mua cho mình mà nhiều người còn tranh thủ nhập hàng về bán nhân dịp cuối năm.

Còn như chị Đỗ Huệ, một tín đồ chuyên săn hàng outlet chia sẻ, cùng một hộp kem dưỡng da hiệu Lancome 2.5oz, trong trung tâm mua sắm bán giá khoảng hơn 2 triệu đồng, trong khi ở outlet để giá hơn 1,7 triệu đồng, bớt thêm 40% nữa, thành ra còn chừng trên 1 triệu đồng.

Chị Huệ giới thiệu thêm, nhiều “outlet” tại Mỹ còn kích thích khách du lịch mua sắm bằng cách giảm thêm 10% nếu đi theo các chương trình du lịch và có thẻ VIP được đăng ký tại quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch.

Tìm hiểu kỹ chính sách hoàn thuế

Khi đã chọn được những món đồ ưng ý, một chi tiết không thể bỏ qua khi đi du lịch mua sắm là xin hoàn thuế mua sắm trước khi ra về.

Tùy mỗi quốc gia, khách sẽ được hoàn trả thuế VAT hoặc GST (Goods & Services Tax) dựa theo những quy định về mức chi tối thiểu được hoàn thuế và các sản phẩm thuộc diện được hoàn thuế.

Có kinh nghiệm du lịch, mua sắm tại các nước Đông Nam Á, chị Mai Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) mách nước: “Khi mua sắm ở Singapore, với hoá đơn từ 100 SGD trở lên sẽ được hoàn thuế khoảng 7%. Ở Malaysia là 6% khi mua sắm tại các cửa hàng cho hoàn thuế với hóa đơn từ 300 RM trở lên.

Còn khi mua hàng tối thiểu 5.000 Baht ở Thái Lan sẽ được hoàn thuế VAT 7% tại những cửa hàng có biển và chấp nhận VAT Refund for Tourists”.

Săn “cú đúp” sale off khi chọn hình thức thanh toán

Bí quyết này, thoạt nghe tưởng vô lý nhưng lại hoàn toàn có thể với những tín đồ shopping thông minh. Nhân mùa mua sắm cuối năm, nhiều ngân hàng “tung” ra các ưu đãi mua sắm cho các chủ thẻ nên ngoài việc săn sale off từ nhà cung cấp nhãn hàng, bạn có thể tận dụng luôn ưu đãi kép của ngân hàng khi chọn thanh toán bằng thẻ, thay cho tiền mặt.

Nói về chuyến du lịch nước ngoài của cả gia đình sắp tới, chị Thu Quỳnh (Thanh Xuân, Hà Nội) hào hứng chia sẻ về “khám phá” mới nhất của mình là sử dụng thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa tại nước ngoài trong thời gian từ 16 – 30/12/2017 sẽ được hoàn tiền 30%, tối đa lên đến 2 triệu đồng.

Chị vui vẻ phân tích, như dự kiến ban đầu, chi phí ăn uống, mua sắm cho cả gia đình chị, 2 người lớn và một trẻ em khoảng 20 triệu đồng trong 4 ngày ở Singapore.

"Tuy nhiên, với chính sách hoàn tiền 30% cho mọi chi tiêu tại nước ngoài của Maritime Bank, cả 2 vợ chồng mình sẽ tiết kiệm được 4 triệu đồng vì nhà mình đã ‘tậu’ sẵn mỗi người một thẻ”, chị Quỳnh phấn khởi khoe.

Ưu đãi mà chị Quỳnh chia sẻ là nội dung ưu đãi Travel JOY+ tháng 12 mà Maritime Bank dành riêng cho các chủ thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa.

Thông qua hợp tác với các đối tác liên quan đến lĩnh vực du lịch, mỗi tháng ngân hàng này lại có một ưu đãi hoàn tiền tới hàng triệu đồng cực “hot” dành cho chủ thẻ, qua đó nâng cao trải nghiệm sống một cách tích cực và toàn diện cho khách hàng.

An Nhiên