Mùa đông, nên uống nhiều rượu để làm ấm cơ thể?

07/01/2012 20:30
H.A
(GDVN) - Uống nhiều rượu mùa đông, hạn chế uống nước, ăn nhiều đồ chiên... là những hiểu lầm nghiêm trọng trong những ngày đông lạnh giá này.
Tránh tắm nhiều: Trời lạnh, bạn thường hạn chế tắm rửa. Tuy nhiên, chính điều này đã làm cho quá trình mất nước của cơ thể bạn càng trở nên trầm trọng. Trời lạnh, hanh khô lượng nước thoát ra ngoài qua bề mặt da tăng lên đáng kể. Các tế bào da cần tăng cường hấp thụ nước để duy trì độ ẩm cho da. Hãy thường xuyên tắm gội để tẩy đi các tế bào da chết.
Tránh tắm nhiều: Trời lạnh, bạn thường hạn chế tắm rửa. Tuy nhiên, chính điều này đã làm cho quá trình mất nước của cơ thể bạn càng trở nên trầm trọng. Trời lạnh, hanh khô lượng nước thoát ra ngoài qua bề mặt da tăng lên đáng kể. Các tế bào da cần tăng cường hấp thụ nước để duy trì độ ẩm cho da. Hãy thường xuyên tắm gội để tẩy đi các tế bào da chết.
Không cần uống nhiều nước: Nhiều người cho rằng, mùa đông ít hoạt động hơn mùa hè nên không cần phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, mùa đông là khi cơ thể trở nên rất háo, vì thế, bạn cần uống nước vào buổi sớm để vừa đào thải các chất độc, cung cấp nước cho cơ thể sau một đêm dài, vừa làm tăng cường khả năng tích trữ nước trong cơ thể. Bạn nên uống nước ấm. Tuyệt đối không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng có thể gây những tổn thương cho cổ họng.
Không cần uống nhiều nước: Nhiều người cho rằng, mùa đông ít hoạt động hơn mùa hè nên không cần phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, mùa đông là khi cơ thể trở nên rất háo, vì thế, bạn cần uống nước vào buổi sớm để vừa đào thải các chất độc, cung cấp nước cho cơ thể sau một đêm dài, vừa làm tăng cường khả năng tích trữ nước trong cơ thể. Bạn nên uống nước ấm. Tuyệt đối không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng có thể gây những tổn thương cho cổ họng.
Hạn chế hoa quả cho đỡ lạnh: Hàm lượng nước có trong các loại hoa quả rất cao, đặc biệt là các loại quả như: lê, táo, củ đậu, dưa đỏ, cam quýt, bưởi…. Ngoài ra, các vitamin có trong hoa quả sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Để việc bổ sung nước và vitamin cho cơ thể đạt được hiệu quả tối đa, hãy ăn hoa quả trước bữa ăn 1h.
Hạn chế hoa quả cho đỡ lạnh: Hàm lượng nước có trong các loại hoa quả rất cao, đặc biệt là các loại quả như: lê, táo, củ đậu, dưa đỏ, cam quýt, bưởi…. Ngoài ra, các vitamin có trong hoa quả sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Để việc bổ sung nước và vitamin cho cơ thể đạt được hiệu quả tối đa, hãy ăn hoa quả trước bữa ăn 1h.
Hạn chế ăn canh: Bạn không nên quá “thiên vị” các món kho và xào vào mùa lạnh. Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món canh, đặc biệt là các món canh được chế biến từ rau. Cần lưu ý nên nấu canh hơi nhạt vì nếu canh quá mặn, ăn nhiều sẽ không tốt cho tim và huyết áp, đặc biệt với những người có tiiền sử mắc phải các căn bệnh này.
Hạn chế ăn canh: Bạn không nên quá “thiên vị” các món kho và xào vào mùa lạnh. Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món canh, đặc biệt là các món canh được chế biến từ rau. Cần lưu ý nên nấu canh hơi nhạt vì nếu canh quá mặn, ăn nhiều sẽ không tốt cho tim và huyết áp, đặc biệt với những người có tiiền sử mắc phải các căn bệnh này.
Ăn nhiều đồ nướng, chiên, xào cho cơ thể ấm: Trời lạnh là lúc đồ nướng lên ngôi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo như pho mát vì những chất này không làm ấm cơ thể mà còn khiến cơ thể bi ỳ ạch thêm.
Ăn nhiều đồ nướng, chiên, xào cho cơ thể ấm: Trời lạnh là lúc đồ nướng lên ngôi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo như pho mát vì những chất này không làm ấm cơ thể mà còn khiến cơ thể bi ỳ ạch thêm.
Sử dụng nhiều gia vị như tỏi hành: Một mẹo nhỏ để chống cảm cúm trong mùa này là khi chế biến món ăn, nên tận dụng các loại gia vị như tỏi, hành…
Sử dụng nhiều gia vị như tỏi hành: Một mẹo nhỏ để chống cảm cúm trong mùa này là khi chế biến món ăn, nên tận dụng các loại gia vị như tỏi, hành…
Uống dầu cá: Dầu cá giúp cung cấp nguồn vitamin D. Vào mùa đông, lượng vitamin D trong cơ thể thường xuống thấp. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp chất béo omega-3, giúp cải thiện tâm trạng nhờ nâng cao mức serotonin trong cơ thể.
Uống dầu cá: Dầu cá giúp cung cấp nguồn vitamin D. Vào mùa đông, lượng vitamin D trong cơ thể thường xuống thấp. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp chất béo omega-3, giúp cải thiện tâm trạng nhờ nâng cao mức serotonin trong cơ thể.
Uống rượu để làm ấm cơ thể: Rượu có khả năng làm cơ thể nóng lên nhanh chóng, nhưng nó lại khiến cơ thể mệt mỏi. Hơn thế, sự tăng nhiệt nhờ rượu chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, không nên uống rượu để làm ấm cơ thể. Tốt hơn hết là tìm đến những đồ uống nóng khác như cà phê, trà hay sữa được đun ấm.
Uống rượu để làm ấm cơ thể: Rượu có khả năng làm cơ thể nóng lên nhanh chóng, nhưng nó lại khiến cơ thể mệt mỏi. Hơn thế, sự tăng nhiệt nhờ rượu chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, không nên uống rượu để làm ấm cơ thể. Tốt hơn hết là tìm đến những đồ uống nóng khác như cà phê, trà hay sữa được đun ấm.
Nhất thiết phải ăn nhiều hơn khi trời lạnh: Lạnh không phải là cái cớ để bạn ăn nhiều hơn. Bởi lẽ, nhờ lớp quần áo dày dặn hay ngồi làm việc trong văn phòng ấm áp, và sự ngại vận động do trời lạnh nên cơ thể hoàn toàn không có nhu cầu bổ sung thêm năng lượng.
Nhất thiết phải ăn nhiều hơn khi trời lạnh: Lạnh không phải là cái cớ để bạn ăn nhiều hơn. Bởi lẽ, nhờ lớp quần áo dày dặn hay ngồi làm việc trong văn phòng ấm áp, và sự ngại vận động do trời lạnh nên cơ thể hoàn toàn không có nhu cầu bổ sung thêm năng lượng.
H.A