Sinh viên Đức có thể sang học tại Việt Nam nhiều hơn

02/06/2016 07:37
Xuân Trung
(GDVN) - Buổi trao đổi giữa Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và phía Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức ngày 1/6 đã đạt được những bước tiến quan trọng.

Buổi trao đổi giữa hai cơ quan diễn ra trong sự hiểu biết và cởi mở. Đại diện Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – ông Phan Quang Trung, Phó Chủ tịch Thường trực đã phác thảo qua quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội trong thời gian vừa qua. 

Phía Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức, bà Anke Stahl – Trưởng đại diện đã lắng nghe và thực sự ấn tượng với quá trình hoạt động của Hiệp hội. Qua đây, bà Anke Stahl muốn quan tâm tới nhiệm vụ cụ thể của Hiệp hội, quá trình hoạt động của các trường hội viên như thế nào?

Bên cạnh đó, bà Anke Stahl cũng quan tâm chủ đề hiện nay mà Hiệp hội đang quan tâm giải quyết và mục tiêu cụ thể, bà cũng muốn biết vai trò của Hiệp hội giữa Bộ GD&ĐT với các trường hội viên, quan tâm tới vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục đại học…

Lãnh đạo Hiệp hội làm việc với chuyên gia Đức về các nội dung có thể hợp tác.
Lãnh đạo Hiệp hội làm việc với chuyên gia Đức về các nội dung có thể hợp tác. 

Ông Phan Quang Trung điểm qua quá trình thành lập và hoạt động của Hiệp hội, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ra đời trên nền tảng của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.

Mục tiêu của Hiệp hội là làm sao hỗ trợ cho Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học, cao đẳng. Cùng các trường xây dựng chính sách, trên cơ sở đó tạo ra môi  trường hoạt động giáo dục tốt. 

Lãnh đạo Hiệp hội cũng cho rằng, cũng có thể coi Hiệp hội là cánh tay nối dài của Nhà nước để thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo, đó là mục tiêu lớn. 

Với hợp tác quốc tế: Hiệp hội đã và đang hợp tác với nhiều nước như Nhật Bản, Canada…
Trong buổi trao đổi này, bà Anke Stahl đặt ra câu hỏi ở Việt Nam việc phân ra các loại trường theo định hướng khác nhau thì có phân hạng các trường hay không?

Sinh viên Đức có thể sang học tại Việt Nam nhiều hơn ảnh 2

Bộ Giáo dục đề nghị Hiệp hội tạo điều kiện cho các trường xét tuyển chung

(GDVN) - Bộ GD&ĐT có công văn 2229/BGDĐT-KTKĐCLGD gửi Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam về công tác tuyển sinh năm 2016 của các trường.

Ông Phan Quan Trung cho rằng, việc hình thành 3 loại trường (theo định hướng nghiên cứu, ứng dụng và liên kết giữa hai loại), ở đây phải hiểu không trường nào cao hơn trường nào, mà đó là do nhu cầu thực tiễn đặt ra cho sự hình thành này.

“VD: Sinh viên đã định hướng đi theo nghiên cứu, giảng dạy thì ngay từ đầu đi theo con đường mà các trường theo định hướng nghiên cứu đã đi, vấn đề này chỉ là tương đối, vì có những người lúc đầu theo nghiên cứu nhưng sau đó do nhu cầu lại theo hướng ứng dụng. 
Mô hình này gần giống với mô hình của Đức, tính liên thông của hệ thống cao (sinh viên có thể học các hệ thống khác nhau và có điều kiện liên thông với nhau giữa các trường). Định hướng quy hoạch các trường để theo hướng nghiên cứu hay ứng dụng, hiện nay có quy hoạch của Bộ cùng phối hợp với Hiệp hội để làm việc này” ông Trung thông tin thêm.

Ông Phan Quang Trung cũng cho biết thêm, việc Hiệp hội ra đời Trung tâm kiểm định giáo dục đại học là giúp cho các trường tự đánh giá kiểm định, và việc này qua một số trường có thể đánh giá được chất lượng của trường đại học.

“Chính phủ cũng giao cho Hiệp hội xếp hạng các trường, hiện nay đang bắt đầu hình thành hệ thống xếp  hạng các trường, Hiệp hội đang phối hợp các tổ chức quốc tế trên cơ sở đó đưa ra bài học kinh nghiệm.

Cũng mong muốn Đức sẽ cùng Hiệp hội tham gia vào vấn đề này. Hiện Hiệp hội đã đặt vấn đề với Nhật Bản, Canada và hôm nay có thể là Đức, vì Đức có kinh nghiệm đánh giá tốt” ông Trung bày tỏ tin tưởng.

Trên tinh thần cởi mở và hợp tác, bà Anke Stahl cho biết, sau khi nghe lãnh đạo Hiệp hội trao đổi cũng như tìm hiểu thông tin về Hiệp hội, phía Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức sẽ hỗ trợ cho các nhà khoa học, hỗ trợ đào tạo sau đại học cho các cơ sở giáo dục (các dự án nhỏ). 

Cụ thể, phía Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức sẽ hỗ trợ chuyên gia để trao đổi về công nghiệp 4.0 trong thời gian cuối năm khi Hiệp hội tổ chức hội thảo, ngược lại các chuyên gia Việt Nam sẽ có cơ  hội sang Đức học tập trau dồi kinh nghiệm.

Thứ hai, có thể trong thời gian tới lượng sinh viên Đức sang Việt Nam học sẽ tăng lên, đây là sự mong muốn từ Hiệp hội và phía Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức khi bàn luận về việc trao đổi sinh viên giữa hai nước. 

Thứ ba, bà bà Anke Stahl hứa sẽ quan tâm nghiêm túc lời đề nghị của Hiệp hội về khâu kiểm định chất lượng giáo dục. Bà bà Anke Stahl sẽ liên hệ với các cơ quan kiểm định đại học ở Đức để giúp Việt Nam mà trực tiếp là Hiệp hội về bộ tiêu chí, bộ tài liệu để nghiên cứu. 

Xuân Trung