Bão Nok-Ten áp sát đất liền, một người chết

30/07/2011 12:42
(GDVN) - Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia: Chiều tối nay (30/7) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An.
(GDVN) - Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia: Chiều tối nay (30/7) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 31/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 103,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. 
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ đêm nay (30/7) còn có có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.
Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Vùng ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với triều cường cao từ 3 - 5m. 
Bão số 3 đang tiến vào đất liền
Bão số 3 đang tiến vào đất liền
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. 
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trước thời điểm bão số 3 đổ bổ vào đất liền, các tỉnh Thái Bình, Nghệ An chú trọng công tác di dời dân tránh bão đến nơi an toàn.
Theo Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, cho đến 16 giờ chiều 30/7, tỉnh Thái Bình đã di dời được gần 1.000 hộ dân sinh sống và nuôi trồng thủy sản ở ven biển vào trong đê tránh trú bão; trên 1.300 tàu thuyền với 3.397 lao động đã về nơi tránh trú bão an toàn và 25 tàu của ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An cũng đã vào neo đậu an toàn tại Cửa Lân (Tiền Hải).
Trước thời điểm bão số 3 đổ bộ vào đất liền, các huyện ven biển thuộc tỉnh Nghệ An đã hoàn thành việc sơ tán 4.947 hộ với gần 18.000 người đến nơi trú bão an toàn. Đến thời điểm cuối giờ làm việc chiều 30/7, trên địa bàn các huyện ven biển Nghệ An đã có gió cấp 4, cấp 5, tại Hòn Ngư có lúc gió giật cấp 7, cấp 8; lượng mưa đo được trên địa bàn tỉnh từ 20 đến 100mm.
Toàn tỉnh có 4.482 phương tiện, tàu thuyền với hơn 23.000 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản đã về nơi trú ẩn an toàn. Ngoài ra, có 62 phương tiện với 293 lao động ở các tỉnh khác vào trú bão trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra thông tin mới nhất: Cuối giờ chiều nay khu vực ven biển huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) trời mưa to, gió mạnh, triều cường đã dâng cao gần một mét. Cùng lúc đó, tại xã Thọ Sơn huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An) có mưa to, gió lớn giật mạnh là đổ một số cột điện của xã khiến ông Phạm Xuân Tứ (68 tuổi) bị điện giật chết.
Đây là thiệt hại về người đầu tiên cơn bão số 03 gây ra.
Tại Nghệ An, mưa lớn đã bắt đầu xuất hiện từ 10h ngày 30/7 . Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến sáng 30/7, tỉnh Nghệ An đã di dời 74.000 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong đó: Quỳnh Lưu 20.819 người; Diễn Châu 2.325 người; Nghi Lộc 1.079 người; Thị xã Cửa Lò 49.900 người (đã có phương án sơ tán cụ thể).
Nhiều công trình thuỷ lợi ở các huyện Nam Đàn, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Cửa Hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng và nhiều Km tuyến đê đã được gia công kiên cố.
Ngư dân đưa tàu thuyền vào đất liền tránh bão (Ảnh chụp tại Nghệ An)
Ngư dân đưa tàu thuyền vào đất liền tránh bão (Ảnh chụp tại Nghệ An)
Hiện Nghệ An có 115 tàu thuyền hoạt động ở khu vực Vịnh Bắc bộ với 550 ngư dân. Tất cả đều đã neo đậu an toàn trong bờ. Tuy nhiên bão lớn thường gây thiệt hại nặng nên các tàu thuyền đã vào các nơi trú bão cũng cần đề phòng các khu vực có sóng to gió lớn tránh bị nước nhấn chìm hoặc bị cuốn trôi ra xa. 
Tại các địa phương sống dọc bờ biển như Cửa Hội, Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu các kiốt ven biển đang được người dân khẩn trương chống bão bằng cách cột chèo chống vào các cột neo hoặc bỏ cát vào bao, đắp thêm cho những mái tôn lợp sát bờ biển.
Tại Hà Tĩnh, đến thời điểm này cũng đã có 3.880 tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn; còn 13 tàu với 78 người đang hoạt động tại khu vực vùng biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi và 103 tàu với 535 lao động ở vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa đã nắm bắt được thông tin về diễn biến của cơn bão số 3 và chủ động neo đậu an toàn.
Do hậu quả từ trận lũ kép hồi tháng 10 năm ngoái để lại còn nặng nề nên nhiều công trình hồ đập tại Hà Tĩnh chưa kịp khắc phục xong.
Tại các vùng ven biển, cửa lạch, để phòng chống khi bão đổ bộ vào và khi nước dâng, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng phương án di dời 27.403 người dân đến nơi an toàn. Trong đó, huyện Kỳ Anh 7.410 người, Cẩm Xuyên 3.757 người, Lộc Hà 6.483 người, Thạch Hà 8.495 người, Nghi Xuân 1.150 người và TP Hà Tĩnh 108 người. 
Bên cạnh đó các công trình của các ngành bưu chính viễn thông, điện lực cũng đã được các công nhân những nghành nay đi kiểm tra chèo chống để giảm ách tắc sau bão. 
Hầu hết đến thời điểm hiện tại các công tác chuẩn bị đối phó với bão đã được các cơ quan địa phương chuẩn bị xong. Cho đến 1h ngày 30/7 mưa to, gió lớn đã bắt đầu xuất hiện tại các vùng ven biển miền trung. Nhiều đoạn đường đã bị mưa lớn nhấn chìm, tại các địa điểm ven biển sóng biển đã dâng cao từ 3 – 4m.
{iarelatednews articleid='9093,9067'}
Tuấn Nam - Hoàng Sơn
alt