"Cứu người, đâu kể ngư dân Ta hay Tây"

10/06/2011 05:00
(GDVN) –“ Đã từng một lần lâm nạn hút chết trên biển, cho nên bản thân hiểu rất rõ cảm giác đó. Vì vậy cho dù họ là người của nước nào đi nữa thì mình vẫn cứu".
(GDVN) –“ Đã từng một lần lâm nạn và thoát chết trên biển, cho nên bản thân hiểu rất rõ cảm giác đó. Vì vậy cho dù họ là người của nước nào đi nữa thì mình vẫn cứu”, ông Bùi Quang Mông (42 tuổi), ở xã Phổ An, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), thuyền trưởng, kiêm chủ tàu đánh cá QNg 98676 Ts tâm sự.
{iarelatednews articleid='3860,4337,3862,3676,3642,3588,3555'}
Cứu người hơn cứu hoả
Ngồi bệt trên cát, giữa cái nóng đến hun người của nắng gió miền Trung, ông Mông kể lại: “Cũng như những ngày ra khơi khác, vào sáng ngày 2/6, khi đang dò tìm luồng cá để thả lưới tại khu vực phía đông nam nằm cách đảo Tiên Nữ-Trường Sa khoảng 8 hải lý, thì tôi và anh em trên tàu cá QNg 98676 Ts phát hiện phía trước có một thuyền hơi cứu sinh trống rỗng đang trôi. Với kinh nghiệm của hơn 10 năm đi biển, tối biết rằng có tàu nào đó đã bị nạn, nên liền điều khiển quay mũi chạy ngược lại với hướng chiếc xuồng cứu sinh đang trôi”.
 Thuyền trưởng Mông (đầu tiên bên phải) kể lại chuyện cứu người
Thuyền trưởng Mông (đầu tiên bên phải) kể lại chuyện cứu người
Chậm rãi rít thêm liều thuốc lá, vị thuyền trưởng kể tiếp, khi chạy được khoảng 6 hải lý thì bỗng nhiên phát hiện có tia sáng nhỏ đang chiếu lấp loáng về phía tàu mình. “Lúc đầu nghĩ rằng vật nào đó trôi trên biển phản chiếu lại nên lái tàu chạy sang hướng khác, nhưng tia sáng vẫn tiếp tục rọi theo, nên liền bảo một ngư dân trèo lên nóc ca bin tàu và dùng ống dòm quan sát. 
Chẳng bao lâu, tôi nghe người này báo đã nhìn thấy một chiếc xuống giống như chiếc vừa trôi, nên vội tăng tốc. Khi đến gần, mọi người trên tàu không khỏi kinh hãi khi nhìn thấy trên chiếc xuồng cứu hộ có 1người đàn ông to lớn nằm im re, đôi chân sưng to và cổ bị một vết cứa nông, máu đã khô; bên cạnh có 1 người nhỏ đang ngồi chăm sóc, còn bám xung quanh là 8 người nữa. Các ngư dân vội thả thúng, lần lượt đưa tất cả người lên tàu của mình. Lúc này là khoảng 10 giờ”.
Ngư dân kiêm…“bác sỹ”
Với ít kiến thức sơ cấp cứu đã được học trong những ngày tại ngũ, thuyền trưởng Mông biết nếu không cứu chữa kịp thời thì người đàn ông to lớn kia sẽ chết. Chiếc tàu mở hết tốc lực chạy vào đất liền. Cùng lúc đó, ông Mông mở Icom liên lạc với các đài canh để gọi cấp cứu; thuyền trưởng Mông vội sơ cứu nạn nhân bằng cách ấn tim ngoài lồng ngực. 
Mất gần mười phút sau, khi nghe nạn nhân nấc lên 1 tiếng, thuyền trưởng Mông mới thở phào vì biết rằng nạn nhân vẫn còn sống. Nhờ được anh em trên tàu bón từng thìa cháo, cho uống nước, đến chiều tối cùng ngày thì 9/10 nạn nhân đã dần hồi phục. 
Qua trò chuyện bằng cách ra hiệu bằng tay phần nào câu chuyện đã hé mở. Họ là thuyền viên của tàu chở khoáng sản hoạt động ở Malayxia. 
Cách đây khoảng 4 ngày, khi đang trên đường di chuyển giữa các cảng, thì phát hiện phía trước có 1 tàu đánh cá nên liền giảm tốc độ. Tuy nhiên khi vừa đến gần, chiếc tàu này bất ngờ áp sát, rồi những người dưới tàu hiện nguyên hình là cướp biển, mang súng trèo lên bong và khống chế, rồi trói tất cả lại. 
Sau đó bọn cướp điều khiển con tàu lấy được chạy đi. Khi đến gần căn cứ, bọn chúng thả tất cả xuống 2 chiếc xuồng hơi cứu sinh, với một ít thức ăn và nước uống. Sau 4 ngày lênh đênh, thì gặp tàu QNg 98676 Ts. 
Nỗi sợ hãi “ngoài ý muốn”
Người bị kiệt sức nằm trên xuồng hôm đó là thuyền trưởng, có tên là Mi Sa Nô; còn chủ tàu tên là Mi Sa Ki. 
Sang ngày thứ 2 thì bắt được liên lạc với đài canh ở T.p Hồ Chí Minh. Sau khi lấy tên tuổi và quốc tịch của số người bị nạn; tàu QNg 98676 Ts thuyền trưởng Mông được hướng dẫn chở tất cả về cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. 
Vì phải nuôi thêm 9 miệng ăn, trong khi lương thực mang theo gần hết, nên đã thông tin bằng Icom sang 2 tàu ở Nha Trang gần đó mượn 50kg gạo, rau và 300 lít dầu. Thuyền trưởng Mông giải thích: “Nếu chạy với tốc độ bình thường nhiên liệu đem theo không thiếu. Nhưng do chạy hết tốc lực nên tiêu tốn rất nhiều. Ngoài “nhường cơm, sẻ áo”, dành chỗ tốt nhất cho họ nghỉ ngơi… ban đêm các ngư dân còn phải luôn chia nhau đi kiểm tra liên tục, vì sợ chẳng may xảy ra việc gì thì khổ”. 
Sau 3 ngày đêm chạy liên tục, sáng ngày 6.6, tàu cá  QNg 98676 Ts đã cập bến, 10 thuyền viên bị nạn được bàn giao cho cơ quan chức năng. Được biết đây là phiên đánh bắt thứ 4 trong năm nay của tàu QNg 98676 Ts. Mấy chuyến trước, sau khi trừ chi phí khoảng 250 triệu, thu về gần 300 triệu. Riêng chuyến này, mới ra khơi hơn 20 ngày, nên mới đánh được hơn 1 tấn cá, tính ra khoảng 40 triệu đồng. Tuy nhiên khi vào bờ được chủ tàu Mi Sa Ki hỗ trợ 8000 USD, tương đương khoảng 170 triệu đồng. 
Thuyền trưởng Mông, cho biết. Vào cuối năm rồi, khi đang đánh bắt tại vùng biển Khánh Hoà, tàu anh Mông và 4 thuyền viên đi cùng bị nạn, tưởng đã bỏ mạng. Tuy được Biên phòng tỉnh này cứu giúp nên thoát chết, nhưng toàn bộ tài sản bị chìm xuống biển. Để đóng lại được chiếc tàu này, anh Mông phải vay mượn gần 500 triệu đồng và hiện vẫn chưa trả hết nợ. Thế nhưng, khi được hỏi về thiệt thòi phải chịu vì hành động trên, anh Mông, bộc bạch: Đã từng cận kề với cái chết cho nên hiểu được cảm giác của người bị nạn. Vì vậy cho dù họ là ai và phải chịu thiệt nhiều hơn thì mình vẫn cứu.
C.T