"Dị nhân đuổi mưa”: "Tôi chỉ đâu là động đất ở đấy"

30/06/2011 05:32
(GDVN) - Trao đổi với phóng viên Báo GDVN, "dị nhân đuổi mưa" khẳng định: "Có thể nói tôi là người đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đưa ra dự đoán về động đất".
(GDVN) - Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, "dị nhân đuổi mưa" khẳng định đầy tin tưởng: "Có thể nói tôi là người đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đưa ra dự đoán về động đất".
{iarelatednews articleid='6076,5967,5960,5962,5961,5963'}
“Tôi đã phản bác nhà khoa học nổi tiếng của Hoa kỳ”
Lần đầu tiên ông dự đoán về động đất là khi nào?
Lời đầu tiên tôi dự đoán về động đất là vào năm 2004. Tôi dự đoán sẽ có một trận động đất lớn tại Indonesia và Philippines. Đúng đến cuối năm đó thì đã xảy ra một trận động đất, gây sóng thần kinh khủng ở Indonesia thật. Tôi báo trước trận động đất ở Indonesia tận 10 tháng 26 ngày. 
Tôi đã phản bác nhà khoa học nổi tiếng của Hoa Kỳ
Tôi đã phản bác nhà khoa học nổi tiếng của Hoa Kỳ
Năm 2011, tôi xác định từ đầu là năm nay thiên tai rất nặng so với các năm khác. Những thiên tai liên quan đến động đất, sụt lở nghiêm trọng sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trọng điểm là vùng thuộc Nam Á, vùng Châu Phi kế cận và cả Đông Á. Ngoài ra còn ở vùng đất giáp biển phía Tây của châu Mỹ cũng không thoát những thiên tai liên quan. Những quốc gia thường xuyên hứng chịu động đất, năm nay cũng cần đề phòng như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Indonesia ....và chuẩn bị trước khi thiên tai xảy ra.
Đến thời điểm này thì sự tiên tri của tôi đã nghiệm rồi với động đất và sóng thần ở Nhật Bản. Có thể nói rằng tôi là người tiên tri đầu tiên và duy nhất về động đất ở Việt Nam. 
Trên trang Lý học Phương đông, ông dành hẳn một chuyên mục để dự đoán về động đất. Tính chính xác của các lời dự đoán này thế nào?
Trong topic dự báo động đất của tôi, tôi chỉ đâu là động đất đấy. Tôi đã phản bác lại một nhà khoa học nổi tiếng của Hoa Kỳ dự báo rằng sẽ có một trận động đất lớn xảy ra ở Cali vào ngày 26/3/2011. Tôi xác định là không và khẳng định rằng: Động đất tiếp theo sẽ xảy ra ở Đại lục địa Á Âu. Và đó chính là trận ở Myanma ảnh hưởng tới tận Hà Nội. 
Ngày 4/4/2011, tôi xác định sắp sửa có một trận động đất tiếp theo ở Trung Mỹ - cụ thể ở khúc thắt của bản đồ Châu Mỹ, hoặc xuống dưới phía nam một chút - trên 7 độ richte, thuộc loại nặng. Đúng ngày 7/4, một trận động đất mạnh 6,5 độ richter đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn ở miền nam và trung Mexico. Đấy chỉ là 2 trong nhiều ví dụ về sự chính xác trong những lời dự báo của tôi.
“Lần đầu tiên dự báo sai”
Có lần nào ông dự đoán về động đất không chính xác chưa?
Gần đây tôi đoán sẽ có trận động đất xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc thì nó lại xảy ra ở Chi Lê dù vẫn nằm trên đúng trục đó. Đây là lần đầu tiên tôi đoán sai kể từ đầu năm đến nay sau đó tôi ngưng luôn việc dự đoán. Giờ tôi chỉ nói chung chung sẽ có động đất, thiên tai như đầu năm tôi đã nói.
Ông có tìm hiểu nguyên nhân của lần dự đoán sai này không?
Thời gian gần đây tình hình biển Đông căng thẳng, tôi bị phân tâm nên đã dự đoán sai và ngưng không đoán nữa. Tôi bị chi phối bởi quá nhiều vấn đề trong cuộc sống chứ tôi sống không chỉ để dự đoán. Hãy cứ tưởng tượng nếu mình đang làm một quẻ bói mà tiền nhà chưa đóng, chiều phải đóng ngay thì không thể dự đoán đúng được. Để đoán những chuyện như vậy thì đòi hỏi phải tập trung tư tưởng rất cao. 
Thực tình mà nói khả năng dự đoán trượt của tôi trong những chuyện quan trọng như động đất rất ít. Chuyện thế nhân như hôn nhân, tình cảm thì tôi đoán trượt nhiều vì chỉ lớt phớt cho qua. Riêng dự đoán trên mạng hay trên báo chí tôi rất thận trọng bởi có nhiều người xem. Tôi phải bấm quẻ rất kỹ. Nếu tôi không xác định được cụ thể thì tôi nói chung chung. Nói chung chung nhưng vẫn phải trong khoảng thời gian ngắn. 
Tôi đoán 99 câu sai, 1 câu đúng đã là giá trị rồi. Đây không phải là phép tính xác suất mà đây là một phương pháp dự đoán. Nếu tôi đoán 99 câu sai nhưng 1 câu chính xác đến tuyệt đối thì chúng ta không thể nào vội vàng phủ nhận luôn tôi đoán sai. 1% đúng đó không đơn giản là xác suất tung đồng xèng mà nó là cả một hệ thống phương pháp để dự báo.
Cái đúng đó cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Nếu là là nhà tiên tri như Vanga hoặc Phan Thị Bích Hằng thì tôi chỉ cần đoán sai 60% là vứt rồi. Vì đó là khả năng tồn tại khách quan. Còn tôi dùng một phương pháp để dự đoán. 99 phần trăm sai do người dự đoán có thể đang đói bụng hoặc bị vợ bỏ, tức là không tập trung được tư tưởng. Có một tỉ nguyên nhân để sai. 
(còn nữa)
Nguyễn Huệ