Lãnh đạo hải quân các nước ASEAN phân tích tình hình biển Đông

27/07/2011 23:26
(GDVN) - Bên lề ANCM-5, truyền thông Việt Nam và quốc tế dành nhiều câu hỏi cho giới quân sự các nước ASEAN. Dưới đây là một số ý kiến, nhận định đáng chú ý.
(GDVN) - Bên lề ANCM-5, truyền thông Việt Nam và quốc tế dành nhiều câu hỏi cho giới quân sự các nước ASEAN. Dưới đây là một số ý kiến, nhận định đáng chú ý.
Phó Đô đốc Alexander P Pama (Philippines): 
Về Đường lưỡi bò của Trung Quốc, Philippines không thể nói thay cho các nước trong khu vực, nhưng chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động có liên quan đến vấn đề này ở Biển Đông của Trung Quốc và vẫn giữ vững quan điểm của mình. Hội nghị hôm nay hoàn toàn khác với Hội nghị Bali vừa diễn ra.
Phó Đô đốc hải quân Philippines trao đổi với Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến
Phó Đô đốc hải quân Philippines trao đổi với Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến
Chúng tôi sẽ không thảo luận nhiều về Đường lưỡi bò mà tập trung nhiều hơn về sự hợp tác giữa ASEAN. Mặc dù tình hình Biển Đông không có trong chương trình nghị sự nhưng trước và sau hội nghị, các nước tham gia đã thảo luận đề tài này. Về việc Tổng thống Philippin tuyên bố sẽ dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, tôi cho rằng đó không phải là tinh thần mà Tổng thống muốn bày tỏ.
Xin ông bình luận về việc Trung Quốc sẽ đưa tàu sân bay đến Biển Đông?
Tôi chưa có thông tin về vấn đề này và đây là vấn đề khó. Tôi kỳ vọng nhiều vào cuộc họp này để tìm sự đồng thuận về hải quân giữa các nước ASEAN.
Chúng tôi cũng thảo luận về những bất đồng, tổ chức tuần tra chung, Philipines và Việt Nam cùng một số nước trong khu vực sẽ không cần thiết cùng nhau gây sức ép với Trung Quốc mà sẽ cùng nỗ lực hợp tác với nhau để làm vững mạnh lực lượng hải quân của nhau và xây dựng quan hệ đối tác trong hải quân tại khu vực Biển Đông.      
Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz bin Hj Jaafar (Malaysia): 
Về thảo luận với Trung Quốc, theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể cùng nhau lên tiếng với tư cách của một khối ASEAN. Các nước đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế, kể cả Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền trên biển của các nước khác.
Hội nghị này là cơ hội cho hải quân các nước ASEAN hiểu nhau rõ hơn. Tôi đã được nghe các đồng nhiệm phát biểu ý kiến và sự mong đợi của họ về các vấn đề trong khu vực. Khi trở về nước, Hải quân Malaysia chắc chắn nâng cao hơn việc thực thi các thỏa thuận đã đạt được với các thành viên khác của ASEAN. Những lợi ích thu được từ hội nghị là các nước thành viên có thể chia sẻ và nâng tầm hợp tác trong tương lai. Hải quân Malaysia tin tưởng rằng, nâng cao hợp tác sẽ giúp các nước ASEAN có được an ninh trong khu vực. 
Tổng tham mưu trưởng Quân đội NDVN chào đại biểu hải quân các nước ASEAN
Tổng tham mưu trưởng Quân đội NDVN chào đại biểu hải quân các nước ASEAN
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (Việt Nam): 
Việt Nam đưa ra các sáng kiến như định hướng phát triển hải quân trong một thời gian từ 2-5 năm để xây dựng nền tảng phát triển hải quân; giao lưu sĩ quan trẻ, với độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống. Để tránh các va chạm không cần thiết khi hoạt động trên biển của hải quân ASEAN và tăng cường quan hệ, chúng tôi đưa ra sáng kiến cụ thể là các tàu, máy bay của hải quân ASEAN khi gặp nhau trên biển thì đánh tín hiệu chào để tạo ra sự thân thiện.
Đang tồn tại vấn đề ngư dân bị đe dọa hoặc bị tịch thu trong quá trình đánh bắt. Hải quân Việt Nam làm gì?
Chính quyền và Hải quân Việt Nam đang thực hiện chương trình giáo dục ngư dân để họ hiểu rõ vùng biển của ta đến đâu, có đầy đủ thiết bị xác định được vị trí đang đánh bắt, nắm được luật là khi xâm phạm vùng biển nước khác sẽ bị xử phạt thế nào.... Tôi đã đặt vấn đề trực tiếp với hai nước mà ngư dân của ta hay vi phạm nhất và bị xử phạt cứng rắn nhất là Indonesia và Malaysia. 
Tôi nói với các Tư lệnh đó là là những ngư dân nghèo đánh cá, trình độ hiểu biết có hạn nên họ vi phạm không chủ ý và không có ý xâm phạm chủ quyền. Hiện Việt Nam đang thỏa thuận phân chia giữa các nước, giáo dục ngư dân, thực hiện tuần tra chung để tránh sự hiểu lầm lẫn nhau. Các Tư lệnh Hải quân đều nhất trí cao và đồng ý xử phạt không quá cứng rắn đối với các ngư dân Việt Nam vi phạm.
Tiếng nói chung của ASEAN đối với vấn đề Trung Quốc? Quan điểm riêng  của Việt Nam đối với những vấn đề ở Biển Đông?
Hải quân là lực lượng chủ chốt trong quản lý vùng biển, khẳng định chủ quyền. Khi tiến hành trao đổi riêng, các đoàn đều đồng ý phương án nên dừng tranh chấp để tồn tại nhưng xử lý tranh chấp thì phải dựa theo luật pháp quốc tế. Đặc biệt là giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực.
Quan hệ ngoại giao trên biển giữa Việt Nam và các nước góp phần thế nào vào công cuộc bảo vệ an ninh biển, thưa Phó Đô đốc?
Hải quân các nước đều đóng vai trò chủ chốt để bảo vệ chủ quyền và an ninh biển. Vì vậy hợp tác hải quân rất quan trọng. Lần này Việt Nam đưa ra thành hội nghị chính thức thì được ủng hộ và đồng thuận rất cao, mở ra nền tảng hợp tác hải quân, đặc biệt trong bối cảnh tình hình an ninh biển hiện nay, không chỉ liên quan tới các nước nằm bên bờ Biển Đông mà thậm chí cả các nước thành viên ASEAN không có biển, các quốc gia bên ngoài khu vực song có lợi ích tại Biển Đông. 
Trước đây, các vấn đề biển được coi là nhạy cảm nên các hội nghị hải quân không được gọi là hội nghị mà chỉ là tương tác hoặc gặp gỡ hải quân ASEAN. Hội nghị này là sự củng cố cấu trúc an ninh hải quân mới của ASEAN.
{iarelatednews articleid='8761,8647,8552,8292,8244,8136,5329,5248,4824,4625'}
Nguyễn Khang