Lật tẩy sự mập mờ, thiếu chính xác của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

06/08/2011 08:54
(GDVN) - Ngày hôm nay, trên các báo tiếp tục đăng tải thông tin về động thái của Philipines đối với Trung Quốc và những bằng chứng chứng minh sự mập mờ thiếu chính xác trong những lập luận của phía Trung Quốc nhằm xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

(GDVN) - Ngày hôm nay, trên các báo tiếp tục đăng tải thông tin về động thái của Philipines đối với Trung Quốc và những bằng chứng chứng minh sự mập mờ thiếu chính xác trong những lập luận của phía Trung Quốc nhằm xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bên cạnh đó là những bài học thông tin đắt giá từ sự kiện biển Đông của nguyên chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão.

Philippines Tuyên bố đường lưỡi bò "đe dọa hòa bình Đông Nam Á"

a
Ngoại trưởng Philipines
Trên Lao động đăng tải phát ngôn của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cảnh báo rằng, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình ở Đông Nam Á.

Phát biểu tại diễn đàn “Các vấn đề quần đảo Trường Sa: Viễn cảnh và đối sách” tại Đại học Ateneo ở Manila, ông Albert del Rosario nói: “Philippines coi tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp.

Nó tùy tiện và không có cơ sở, không có hiệu lực theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”. Ông nhấn mạnh rằng, tuyên bố đường lưỡi bò là then chốt gây nên mọi rắc rối, đồng thời đường lưỡi bò cũng ngăn chặn tìm ra giải pháp tranh chấp trên biển Đông theo luật quốc tế. Theo ông, tuyên bố đường 9 khúc “không có cơ sở”, “đe dọa tự do hàng hải, đe dọa thương mại không bị cản trở của nhiều nước”.

Ngoại trưởng Philippines đề xuất hai sáng kiến để thúc đẩy giải pháp ngoại giao phòng ngừa của ASEAN, đó là hội nghị chuyên gia pháp lý hàng hải sẽ họp tại Manila tháng 9 tới đề ra một khung hợp tác về quản lý tranh chấp và đề xuất các bên khác, dựa trên UNCLOS, cùng xem xét tuyên bố đường 9 đoạn. 

“Bằng chứng khảo cổ” của Trung Quốc về chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa: Mập mờ và thiếu chính xác

Tờ Thanh niên tiếp tục đăng tải bài viết của TS Nguyễn Hồng Thao về những bằng chứng mới chứng minh sự mập mờ, thiếu chính xác trong lập luận của phía Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

Điều thứ nhất: Không có gì chứng minh ngư dân TQ là người duy nhất có các hoạt động định cư thường xuyên trên các đảo này.

Để củng cố lý lẽ về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, người TQ sử dụng cả các luận cứ về khảo cổ. Người TQ cho là đã tìm thấy vết tích tiền cổ và vật dụng cổ có từ thời Vương Mãng (năm thứ ba trước Công nguyên cho đến năm 23 sau Công nguyên) trên các quần đảo.

Vấn đề đặt ra ở đây là trong luật quốc tế không tồn tại một quy tắc nào cho phép tự quy thuộc chủ quyền cho một quốc gia trên một vùng đất mà tại đó các cổ vật thuộc nền văn minh của nước đó được tìm thấy. Các cổ vật này có thể thuộc các ngư dân TQ đi lại và bị đắm thuyền trong vùng biển này, cũng như có thể thuộc các ngư dân Philippines, Malaysia hoặc của các tàu thuyền Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan bị trôi dạt mắc nạn vào đây. Không có gì chứng minh được rằng các ngư dân TQ là những người duy nhất có các hoạt động định cư thường xuyên trên các đảo không có nước ngọt này.

Thứ hai: Bằng chứng khảo cố học của VN chứng minh người Việt đã sinh sống ở Trường Sa rất sớm.

Năm 2001, trong khuôn khổ dự án 10 năm điều tra cơ bản khảo cổ học Trường Sa - Tây Nguyên - Nam Bộ, các nhà khoa học Việt Nam đã khai quật và phát hiện nhiều di tích khảo cổ có giá trị trên quần đảo Trường Sa. Trên chứng chỉ khảo cổ học, các nhà sử học đã xác định được các cư dân người Việt sinh sống ở Trường Sa là rất sớm, chí ít cũng phải từ thời nhà Trần và liên tục định cư, sinh sống ở đây trong các giai đoạn thời kỳ sau. Qua các hiện vật thu được, dựa trên căn cứ sử học và văn hóa học, rất rõ ràng để nhận ra có một sợi dây liên kết chặt chẽ giữa cư dân trên đảo với cư dân đất liền từ thuở sơ khai đến nay. Có thể những cư dân đầu tiên Trường Sa là kết quả của các cuộc di dân, tìm đất mới thời cổ xưa. Hoặc là các ngư dân Việt đi biển ghé vào và ở lại lâu dài, khai phá đất đai, tạo lập cuộc sống mới.

a

Một trang trong cuốn Hải ngoại kỷ sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt - Ảnh: biengioilanhtho.gov.vn

Thứ ba:  Luận cứ người TQ đã sống và khai thác liên tục quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) từ thời Tống là không chính xác.

Chủ quyền quốc gia đã được luật quốc tế định nghĩa về mặt pháp lý. Trương Hồng Tăng và các tác giả TQ khác lập luận rằng: “Dưới thời nhà Tống, nhiều sách vở đã ghi nhận rằng những ngư dân TQ thường tới đây bắt cá và thu lượm san hô (…). Theo Chư phiên chí (ghi chép về các nước chư hầu) của Zhao Rushi (Triệu Nhữ Quát) sống dưới thời nhà Tống cách đây 700 - 800 năm, người TQ đã biết rằng các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là những vùng nguy hiểm cho hàng hải (…). Vào thế kỷ trước, chỉ có người TQ đã sống và khai thác một cách liên tục các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (…)”.

Nhưng theo nghiên cứu của ông Heinzig, một luật gia Đức đã rút ra kết luận chỉ bắt đầu từ thời nhà Tống (960) người TQ mới có thể tiếp cận với quần đảo Paracels (Hoàng Sa). Còn về việc hiện diện của người TQ trong khu vực Spratlys (Trường Sa) không có gì ghi nhận trước 1867, thời điểm một tàu nghiên cứu Anh gặp những ngư dân TQ tới từ đảo Hải Nam. Theo Heinzig, chỉ từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất người TQ mới bắt đầu gọi quần đảo Spratlys là “Đoàn Sa Trung Đảo”.

Thứ 4: Lập luận TQ “Chủ quyền thuộc về người phát hiện” nhưng những ghi chép mà TQ viện dẫn không đủ chứng minh quyền phát hiện được xác lập.

Sự tiếp xúc riêng rẽ của những cư dân TQ cá thể đối với Paracels liệu có đủ để thiết lập chủ quyền TQ tại đó không theo luật quốc tế? Các tác giả TQ khẳng định rằng TQ phát hiện ra Tây Sa và Nam Sa cách nay 2.100 năm, vào thời Hán Vũ Đế. Đối với họ, theo luật quốc tế và tập quán quốc tế thời kỳ đó: “Chủ quyền thuộc về người phát hiện” (Who discovers the territory, holds its sovereignty), đó là ngư dân TQ, và vì vậy TQ phải có chủ quyền trên đó".

So sánh với các tiêu chuẩn thụ đắc lãnh thổ, các ghi chép mà TQ viện dẫn không đủ chứng minh rằng quyền phát hiện đã được xác lập. Một đảo hoặc một quần đảo có thể là đối tượng nhận biết từ lâu đời của các nhà hàng hải, các ngư dân, các nhà địa lý… nhưng chúng vẫn chỉ được coi là lãnh thổ vô chủ

Các bằng chứng của quyền phát hiện các đảo này như đã nêu trên rất mập mờ và thiếu chính xác. Chúng ta có thể đồng ý rằng các hoạt động của ngư dân có thể kéo theo sự chú ý và ý định của nhà nước trên lãnh thổ vô chủ. Tuy nhiên, yếu tố ý chí này không đủ khi còn thiếu yếu tố vật chất của các hoạt động nhà nước trên thực địa. Người TQ sẽ chứng minh như thế nào đòi hỏi này của luật quốc tế vào thời kỳ đó?

Nguyên chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão: Biển Đông và bài học thông tin đắt giá

Tờ Tuần Việt Nam đăng tải bài viết của cựu chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão  đúc rút bài học kinh nghiệm rút ra từ câu chuyện biển Đông.

Bài học thứ nhất: Căng quá để được gì?

Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng vậy, từng căng thẳng là thế, thậm chí đạt tới đỉnh điểm mâu thuẫn, đối đầu. Hiến pháp của chúng ta còn ghi những điều mà có lẽ chẳng hiến pháp nước nào trên thế giới ghi như vậy.

Quan hệ Việt - Trung căng đến như thế, nhưng cuối cùng được gì? Chúng ta thì quá thiệt thòi, Trung Quốc cũng thiệt, dù họ là nước lớn, phần thiệt thòi ít hơn. Hai bên đều muốn giải quyết điều đó, phải ngồi lại, trao đổi với nhau.

Bây giờ giải quyết các vấn đề còn tồn tại, kể cả Biển Đông cũng đi theo tinh thần như vậy.

a
Biên đội tàu Hải quân nhân dân VN chuẩn bị huấn luyện trên biển.Ảnh TuanVietNam

Bài học thứ hai: Tăng cường chỉ đạo tuyên truyền thông tin đến người dân.
 
“Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, có ý thức cao với tổ quốc của mình. Chúng ta không lấy của ai một tấc đất những cũng không chịu mất với ai một tấc đất của mình. Nhân dân lại không được thông tin, hoặc có cũng rất ít, đó là chưa nói có người, rất ít thôi, cố tình xuyên tạc, chống đối nhà nước bằng các cách khác nhau, thì người ta càng tìm mọi cớ, dù có thể chưa phải là sự thật, để tuyên truyền nói xấu. Về phía chúng ta, từ cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, đến hệ thống tuyên truyền của chúng ta hoạt động còn yếu”, ông Vũ Mão chia sẻ.

{iarelatednews articleid='9761,9784,9713,9686,9604,9571,9560,9513,9323,9342,8995,8858'}

Hải Hà (tổng hợp)