Đường dây "xuất khẩu trẻ em" và số phận những đứa trẻ bị ép "mồ côi"

13/05/2011 00:45
(GDVN) - Oái oăm thay, 9 năm con mình bị bắt mất người ta vẫn ép vợ chồng này phải đóng phí bảo hiểm y tế nông thôn cho con gái đến mãi tháng 11 năm 2010.

(GDVN) - Lợi dụng kẽ hở của luật pháp và trình độ nhận thức của người dân, các viện phúc lợi xã hội địa phương thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã cấu kết chặt chẽ với lực lượng cán bộ dân số để thu mua trẻ em, thậm chí bọn chúng còn móc nối với các phần tử bắt cóc và buôn bán trẻ em để "gom đủ hàng xuất khẩu" khiến tiếng than dậy đất.

{iarelatednews articleid='1964,1952'}

Đường dây "xuất khẩu trẻ em" 

Như đã nêu trong các kỳ trước, đã có hàng trăm trẻ em được các trung tâm phúc lợi xã hội mua về, mà điển hình là viện phúc lợi Hành Dương đã thu mua được 409 trẻ em để làm thủ tục cho con nuôi người nước ngoài nhằm trục lợi bất chính.

Tuy nhiên để làm được điều đó bọn chúng đã hình thành hẳn một đường dây chuyên lo lót các thủ tục giấy tờ, hợp pháp hóa lý lịch, đặc biệt chúng biến trẻ có gia đình, có cha mẹ đầy đủ thành trẻ mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi cho dễ bề mua bán, trao đổi.

Quay trở lại với vụ án bé Dương Linh ở thị trấn Cao Bình bị bắt đi năm 2005, hồ sơ còn lưu trữ lại có hơn 10 loại giấy tờ, gồm "đơn xin cho con vào viện phúc lợi của Dương Lý Binh" và các văn bản xác nhận của chính quyền thôn, công an, ban dân chính...nhưng sự thật đằng sau những văn bản này là gì?
Con có tên trong hộ khẩu vẫn bị bắt
Con có tên trong hộ khẩu vẫn bị bắt
Qua điều tra của nhóm phóng viên, trong tất cả các giấy tờ này chỉ duy nhất có giấy kết hôn của vợ chồng anh Binh là thật còn lại toàn bộ tài liệu đều được làm giả, ký khống hoặc in dấu vân tay của người khác.

Người ta ngụy tạo một lá đơn, dưới ký Dương Thanh Chính và có dấu vân tay, theo đơn này ông Chính là cha đẻ của anh Binh, vì vợ chồng anh giao con mình là Dương Linh lại cho ông bà nuôi dưỡng, nay không đủ khả năng nên xin gửi Dương Linh vào viện phúc lợi Thiệu Dương, đồng thời mọi việc thuận theo sự sắp xếp của chính quyền địa phương.

Trên thực tế, ông Chính họ tên đầy đủ là Dương Thân Chính, mặt khác trước và sau khi cháu nội ông bị bắt đi không có cán bộ dân số, cán bộ thôn nào đến gia đình ông yêu cầu phải làm đơn từ, kí hay điểm chỉ xác nhận vào bất cứ văn bản nào.

Trong bộ hồ sơ này còn có lá đơn xin cho con của Dương Lý Binh vào viện phúc lợi, quyết không hối hận và ký ngày 30/4/2005, trong khi mãi 1 tháng sau cháu Linh bị bắt đi anh mới hay tin dữ.  
Phóng viên đem bản phô tô bộ hồ sơ này hỏi ông Uông Tiên Giao, bí thư chi bộ thôn Phượng Hình xác nhận việc anh Binh và gia đình cho con, ông Giao cho biết, người ta ngụy tạo bản xác nhận này, chữ viết, dấu vân tay không phải của ông, thậm chí ngay cả tên ông họ còn viết sai.

Giải thích về những trường hợp trẻ em có gia đình, cha mẹ đàng hoàng lại bị "hô biến" thành trẻ bị bỏ rơi để đưa vào viện phúc lợi xã hội, Trần Dũng, bí thư thị trấn Cao Bình cho hay, mặc dù hầu hết các trẻ em vào viện phúc lợi đều có gia đình và có cha mẹ, nhưng vì cha mẹ chúng không có tiền nộp phạt và lại mong muốn sinh thêm con trai nên họ chấp nhận làm đơn xin cho con.

Trong khi đó Châu Tiểu Phương, hiện là trưởng ban dân số thị trấn Cao Bình cho hay, hầu hết các bé gái đều được bố mẹ chúng gửi cho gia đình người thân nuôi dưỡng để tránh nộp phạt, đồng thời kiếm cơ hội để sinh con trai. Tuy nhiên tất cả các gia đình bị bắt con, bắt cháu đều khẳng định không có chuyện này.
Nhọc nhằn hành trình tìm con và số phận những đứa trẻ bị ép "mồ côi"
Năm 2006, khi biết một số gia đình bị bắt con liên kết  với nhau lên Bắc Kinh khởi kiện, chính quyền huyện Long Hồi đã thành lập một đoàn công tác gồm 11 cán bộ thuộc các ban ngành khác nhau về thị trấn Cao Bình điều tra, sau 1 ngày làm việc, tổ công tác này đã ra kết luận, theo đó 12 trẻ em bị cán bộ bắt đưa vào viện phúc lợi xã hội có 11 em "lai lịch không rõ ràng", các gia đình này nuôi dưỡng trái pháp luật trong khi trên thực tế theo điều tra của nhóm phóng viên, các em đều là ruột thịt của các gia đình, hoặc là ở với ông bà nội/ngoại, hoặc ở với chú/bác ruột vì bố mẹ làm ăn ở xa. 
Nước mắt lưng tròng khi nhắc tới đứa cháu gái bị bắt lúc mới 3 tháng 10 ngày tuổi
Nước mắt lưng tròng khi nhắc tới đứa cháu gái bị bắt lúc mới 3
tháng 10 ngày tuổi

Dù mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng con nào cũng là máu thịt của mình. Anh Đông đã rất nhiều lần tìm tới cơ quan công an huyện Long Hồi, ban dân số để đòi lại con nhưng họ đều nói rằng, con gái anh là do anh "nhặt" về, nuôi dưỡng phi pháp, không được trả.

Lo "cậu út" cũng sẽ bị người ta đến cướp đi, anh Đông đã phải chủ động ra ban dân số của thôn để đóng tiền phạt 14.400 tệ, nhưng hình ảnh đứa con bị bắt vẫn cứ ngày đêm canh cánh bên lòng. Trường hợp anh Vương Triều Dung khi nghe tin dữ đã từ Quảng Châu tức tốc bắt xe về và chạy ra thôn để đòi lại con, không những người ta không trả con cho anh mà còn nói anh nuôi dưỡng phi pháp, bọn chúng còn đánh cho anh một trận rồi mới chịu thôi.

Vợ chồng anh Vương Minh Hữu cũng bị bắt con, khi đi đòi những cán bộ dân số này lại vòi tiền chuộc, không có tiền, hành trình tìm con của cặp vợ chồng này phải tạm dừng ở đây. Nhưng oái oăm thay, 9 năm con mình bị bắt mất người ta vẫn ép vợ chồng này phải đóng phí bảo hiểm y tế nông thôn cho con gái đến mãi tháng 11 năm 2010. 
Tưởng Đức Vĩ, Giám đốc viện phúc lợi xã hội Thiệu Dương chìa ra cho phóng viên xem một xấp công văn "Ban Dân chính thị trấn Cao Bình gửi một bé gái bị bỏ rơi, đề nghị viện tiếp nhận" và nói, đây là những em bé do chính quyền địa phương gửi tới nên "chúng tôi không có gì phải nghi ngờ".
Sau khi tiếp nhận, tất cả các em bé này đều được làm lại giấy tờ, ngày vào viện trở thành sinh nhật mới của chúng và tất cả các bé đều được thay tên đổi họ, nhất loạt mang họ Thiệu, chữ đầu của Thiệu Dương. Từ sau khi những người làm cha làm mẹ bị cướp mất con định lên Bắc Kinh khởi kiện bị chính quyền phát hiện và ngăn chặn, họ không có cách nào đưa thông tin vụ việc động trời này ra ánh sáng.
Tuy nhiên, trong lúc đó một số tờ báo nước ngoài đã từng đặt câu hỏi nghi ngờ về nguồn gốc hoặc những khuất tất trong việc Trung Quốc cho người nước ngoài nhận con nuôi như chương trình thời sự của đài EO - Đức năm 2008, tờ Los Angeles Time năm 2009. 
.
Một người Mỹ tốt bụng khi đọc được những thông tin về các trường hợp trẻ em bị cướp cho người nước ngoài làm con nuôi đã chủ động thu thập được thông tin 3 bé gái, bao gồm tên họ, ảnh chụp lúc vừa mới nhận và ảnh chụp hiện thời và gửi về các địa chỉ gia đình tìm con ở Thiệu Dương.
Anh Đông khi nhìn thấy tấm hình đứa con gái bị cướp dù nó đã lớn, anh òa khóc vì cháu giống người chị em sinh đôi của mình như hai giọt nước. Anh Đông nói trong tiếng nấc nghẹn: "Chúng tôi không cho con, chúng tôi bị cướp con."
Hồng Thủy (theo Tân Hoa Xã, Tân thế kỷ)