Học giả Úc: Sự bành trướng trên biển của TQ có thể dẫn đến xung đột

01/07/2011 02:26
(GDVN) - Việc gia tăng mức độ rủi ro trong các sự cố liên quan tới Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh ở châu Á và có khả năng lôi kéo cả Mỹ và nước khác.

(GDVN) - Việc gia tăng mức độ rủi ro trong các sự cố liên quan tới Biển Đông có thể dẫn tới xung đột ở châu Á và có khả năng lôi kéo cả Mỹ cũng như các quốc gia khác vào cuộc - một nhóm Think tank của Úc cho biết.

Khái niệm "think tank(s)" mới xuất hiện gần đây và có thể dịch sang tiếng Việt bằng nhiều cách: "(Các) Vựa tư tưởng", "(Các) Tổ tư duy", "(Các) Bồn tư duy", "Túi khôn", "Nhóm tư duy chiến lược"... Người Trung Quốc dịch là "Trí khố" (智库 - zhì kù). Người Nhật Bản thì dùng luôn từ "Think tank(s)" trong tiếng Anh, phiên âm sang chữ Katakana (シンクタンク). Nói một cách khái lược, think tank là một "vựa", một "ổ", "tổ", "nhóm", hay nói chung, là một tổ chức nghiên cứu chính sách, sách lược, lúc đầu vốn hình thành trong lĩnh vực quân sự, sau đó lan rộng sang các lĩnh vực khác, chính trị, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, kinh tế... 

Tàu Hải giám 84 của Trung Quốc mới hạ thủy ngày 8/5, ngày 26/5 xâm phạm lãnh hải Việt Nam
Tàu Hải giám 84 của Trung Quốc mới hạ thủy ngày 8/5, ngày 26/5
xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Trong bản báo cáo của hai học giả Rory Medcalf và Raoul Heinrichs thuộc nhóm Think tank của Viện Lowy (Úc) có nhận định rằng: các hành động của quân đội Trung Quốc tại Biển Đông, sự gia tăng về nguồn lực và sự quyết đoán của Chính phủ Trung Quốc đã đang làm tăng nguy cơ dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực.

"Các tuyến đường biển của Ấn Độ-châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên sầm uất, gây nhiều tranh cãi cũng như tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang. Lực lượng hải quân và không quân cũng đang được chuyển dịch nhằm tăng cường sức nặng của cán cân kinh tế chiến lược" - hai học giả trên cho biết.

"Trung Quốc đã gây hấn với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ và có khả năng sẽ vẫn tiếp tục kéo dài, tăng cường các xung đột này. Khi các xung đột tăng tới một mức nhất định sẽ dẫn tới tình hình leo thang và gây ra một cuộc đối đầu vũ trang, khủng hoảng ngoại giao hoặc thậm chí là xung đột vũ trang" - các học giả Úc cho biết.

Trong khi đó, động thái Trung Quốc chuẩn bị cho ra mắt tàu sân bay đầu tiên là một bằng chứng củng cố thêm các lo trên của các nhà phân tích và về việc có thể xảy tình trạng Trung Quốc sẽ mở vùng hoạt động quân sự của họ.

Trong tháng 6, Trung Quốc cũng đã điều tàu tuần tra dân sự lớn nhất của mình tới vùng biển Biển Đông và tiến hành một loạt các hoạt động gây hấn với tàu thuyền của các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Hôm 27/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết lên án Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chống lại tàu thuyền của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông.

Thượng nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch của Ủy ban đối ngoại của Thượng viện về vấn đề đông Á - Thái Bình Dương cũng đã bày tỏ lo ngại trước tình trạng "ngày càng tăng số lượng các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông lên tiếng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đối với các động thái đe dọa gần đây của Trung Quốc".

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh đã yêu cầu Mỹ không can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp tại khu vực Biển Đông.

Theo hãng thông tấn Reuters, bản báo cáo của hai học giả Úc Rory Medcalf và Raoul Heinrichs thể hiện sự "đánh giá cân bằng và đáng tin cậy" về những rủi ro của một cuộc động độ trên Biển Đông và "sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, ranh giới hàng hải và tài nguyên thiên nhiên sẽ nóng lên khi Trung Quốc hành động ngày càng hung hăng hơn".

"Sự thiếu vắng hoàn toàn các biện pháp xây dựng lòng tin và các cơ chế ngăn ngừa xung đột giữa các bên có tranh chấp với nhau cho thấy việc xảy ra các biến cố trên biển, xảy ra một cuộc đối đầu nghiêm trọng hơn với những tác động đáng lo ngại cho sự ổn định trong khu vực chỉ còn là vấn đề thời gian" - ông Storey, một chuyên gia phân tích an ninh thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết.

alt
 

Theo nhận định của Rory Medcalf và Raoul Heinrichs, việc Trung Quốc tiếp tục tăng cường tiến hành các cuộc tuần tra trên biển và các cuộc giám sát, các cuộc tranh chấp tài nguyên và các cuộc xâm nhập lãnh thổ của các nước khác trong khu vực sẽ chỉ làm cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên ngày càng một khó khăn hơn.

"Tất cả những yếu tố này đang làm cho các vùng biển ở khu vực châu Á ngày càng trở nên nguy hiểm hơn..." - bản báo cáo cho biết.

Các sự kiện gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo sau sự kiện hồi tháng 4/2010 khi Trung Quốc tiến hành tập trận gần đảo Okinawa của Nhật và vụ việc Nhật Bản bắt giữa ngư dân Trung Quốc và tàu đánh cá cố ý đâm vào tàu tuần tra của Nhật cũng làm tình hình căng thẳng thêm.

Mặc dù có các dấu hiệu cho thấy quan hệ căng thẳng giữa hai nước đã lắng xuống sau thảm họa kép hồi tháng 3 vừa qua tại Nhật nhưng tranh chấp đảo giữa hai nước vẫn chưa chấm dứt.

Theo các học giả của Úc, Bắc Kinh không chỉ gây ra mối quan ngại ở Đông Nam Á sau tuyên bố về "lợi ích cốt lõi" của mình tại Biển Đông bằng bản đồ "đường chín đoạn" mà còn khiến Úc lo ngại khi có thể xảy ra cả tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Ấn Độ mà họ nhận định có xảy ra hay không "chỉ là vấn đề về thời gian".

Các học giả chỉ ra rằng, nỗ lực cần thiết để xây dựng lòng tin giữa các bên trong khu vực này nhằm giảm tình hình căng thẳng là Trung Quốc nên có cuộc đối thoại quân sự trực tiếp với Mỹ và Nhật.

Ngoài ra, còn cần thiết thiết phải lập đường dây nóng về an ninh hàng hải giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc để giải quyết các tình huống bất ngờ.

{iarelatednews articleid='6151,6018,5999,5947,5925,5927,5937,5914,5897,5906,5865,5862,5796,5788,5785,5738,5701,5433'}

Nguyễn Hường
(Theo Reuters)