Khi người Nhật phải thốt lên: "Việt Nam là một nước ngon!"

22/06/2011 07:42
(GDVN) - "Tôi nghĩ rằng khi người Việt Nam nói Cảm ơn thì nó đi sâu vào lòng người. Và bây giờ tôi muốn nói cảm ơn với tất cả mọi người", Yasunori Kohge.

(GDVN) - "Việt Nam mến yêu trong con mắt một người Nhật Bản" là tựa đề bài thuyết trình xuất sắc của anh Yasunori Kohge tại chương trình Đây Việt Nam 2011 (tên sự kiện do BTC đặt, tên tiếng Anh là Day Vietnam 2011), làm nức lòng hơn 500 người tham dự tại Hội trường giao lưu quốc tế ở Tokyo. 

{iarelatednews articleid='5240,5062,4757,2518'}

Như Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, đài NHK Nhật Bản khi phát bình luận về sự kiện này đã nói rằng: bài thuyết trình của Yasunori Kohge là rất thú vị, nhất là cách anh nói về món ăn Việt: "Việt Nam là một nước ngon" (delicious country)! Nhận định đó rất trùng khớp với chia sẻ của chị Bế Ngọc Quyên, sinh viên năm 2 trường GRIPS và cũng là cô giáo dạy tiếng Việt cho Yasunori Kohge: "Bài thuyết trình của anh Kohge thực sự rất ấn tượng và trở thành một trong những điểm nhấn tạo nên thành công của Đây Việt Nam 2011".

Anh Y... Kohge, tác giả bài thuyết trình
Anh Yasunori Kohge, tác giả bài thuyết trình "Việt Nam mến yêu trong mắt một người Nhật Bản".

Với sự giúp đỡ của chị Bế Ngọc Quyên, chúng tôi đã có trong tay nội dung lược dịch bài thuyết trình bằng tiếng Anh của Yasunori Kohge. Kohge cho biết anh rất vui lòng đồng ý để Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải lại bài thuyết trình của mình.

Dưới đây, mời độc giả cùng theo dõi (trích dịch bám theo bài thuyết trình dạng slide Power Point).

Slide1:

Xin chào quý vị và các bạn!

Tên tôi là Yasunori Kohge.

Tôi rất vui hôm nay được gặp các bạn và có cơ hội được giới thiệu với các bạn về những trải nghiệm cuộc sống của mình ở Việt Nam.

Slide2: "Trước" và "Sau"

Năm 2011, tôi làm việc cho 1 công ty có trụ sở tại Hà Nội. Tôi chia ra hai giai đoạn trước và sau.

Giai đoạn "trước" tức là trước khi tôi đến Việt Nam. Tôi chỉ biết đến tên “Vietnam”. Giai đoạn này cũng tính từ năm 2001 đến 2006, tôi chỉ thỉnh thoảng đến Việt Nam công tác.

Giai đoạn "sau" tức là khi tôi sống tại Việt Nam và sau khi tôi rời Việt Nam.

Vì thế, “Trước” và “Sau” nghĩa là: Trước khi tôi trải nghiệm cuộc sống tại Việt Nam, và sau đó

Slide4: Trước khi đến Việt Nam

Khi tôi được yêu cầu đến Việt Nam, những tưởng tượng của tôi về Việt Nam là như sau:

“Phở”, Tôi biết Phở là món ăn Việt Nam. Thường thì rất nhiều người Nhật (ngay cả tạp chí và sách báo v.v.. đều viết là Mỳ Việt Nam

Hình vẽ ngộ nghĩnh của Kohge về Phở Việt Nam.
Hình vẽ ngộ nghĩnh của Kohge về Phở Việt Nam.

“Nón lá”: Tôi cho rằng đó là một style nổi tiếng của người Việt Nam. Bởi vì tôi đã nhìn thấy những style này trên TV, truyện tranh và phim ảnh.

“Việt Nam" và "Nhật Bản" có hình dạng gần như nhau, trải dài theo chiều dọc từ Bắc đến Nam.

“Áo dài” có rất nhiều màu. Tôi chỉ biết trên sách và tivi nhưng tôi nghĩ áo dài là 1 trang phục truyền thống rất đẹp.

Còn đây là chiếc áo dài Việt Nam nhìn rất đáng yêu do Kohge vẽ.
Còn đây là chiếc áo dài Việt Nam nhìn rất đáng yêu do Kohge vẽ.

Nóng: Tôi đã nghĩ rằng Việt Nam rất nóng. Bởi vì Việt Nam ở phía Nam. Giống như những bức ảnh trong hình, tôi nghĩ là Việt Nam là 1 đất nước nhiệt đới. Sau khi đến Việt Nam, tôi đã hiểu thế nào là nóng.

Đây là những tưởng tượng của tôi về Việt Nam trước khi tới Việt Nam.

Yasunori Kohge: Tôi tin dân tộc Việt Nam sẽ được thế giới ủng hộ

Trả lời phỏng vấn ngắn của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam qua email, Yasunori Kohge khẳng định anh tin tưởng cuộc đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam sẽ được thế giới ủng hộ.

- Chào Koghe, anh có biết tình hình căng thẳng ở biển Đông do Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam không?

Tôi có biết. Một vài hôm trước tôi có xem chương trình thời sự trên kênh NHK về sự kiện này. Gần đây, tình hình chủ quyền ở biển Đông có dấu hiệu căng thẳng. Trung Quốc gây xung đột với Việt Nam, Trung Quốc gây xung đột với Nhật Bản (hoặc cả những quốc gia khác nữa).

Khi xem tin tôi đã rất ngạc nhiên...

Tôi cảm thấy Trung Quốc không nhất thiết gây ra những bất hòa với các nước láng giềng. Chúng ta, Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác nên hợp tác với nhau để cùng hội đàm với phía Trung Quốc.

Chúng ta không mong muốn bất kỳ sự căng thẳng nào hay xung đột về vấn đề biên giới.

- Anh có tin dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa sẽ được thế giới ủng hộ?

Vâng, tôi tin vào điều đó.

Nhìn lại lịch sử, tôi thấy Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn sau Chiến tranh Thế giới 2, nhưng sau đó các bạn cũng đã tự thiết lập nên một nền hòa bình và sự công bằng của chính mình.

Tôi nghĩ rằng, chính sách hàng đầu của Việt Nam là hướng tới hòa bình thế giới.

Còn tôi, tôi được sinh ra ở Hiroshima. Như bạn biết đấy, Hiroshima là thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử, hiểu lịch sử thấy khát vọng hòa bình mạnh mẽ.

Tôi chắc chắn  Việt Nam sẽ là quốc gia dẫn đầu trên lĩnh vực hòa bình toàn cầu, và tôi hy vọng Nhật Bản cũng sẽ làm điều đó cùng với Việt Nam và các nước châu Á khác.

Slide10: Khởi đầu

Tháng 10/2001: Tôi nhớ là lần đầu tiên tới Việt Nam là tháng 10/2001.

Lúc đó tôi đến Việt Nam từ Manila, Philippine; chuyển máy bay tại Hongkong.

Tôi đến sân bay Nội bài thì được sếp đón và đưa tôi đến khu trung tâm của Hà Nội.

Lúc đó tôi thấy rất sợ! Vì từ sân bay đến khu trung tâm có rất nhiều ô tô, rất nhiều xe máy. Và xe cộ đi rất nhanh. Còi rất to nữa! Tôi nghĩ rằng tôi có thể sẽ chết ở đây mất!

Thời gian ở Hà Nội, tôi đi xung quanh và nhìn thấy các chữ cái Việt Nam. Giống bảng chữ alphabet. À không, có gì đó là lạ thêm vào các chữ cái. Làm sao tôi có thể đọc được?

Sau đó, tôi biết thêm rằng “Món ăn Việt Nam rất ngon”. Phở, bún chả, lẩu, nem, bún đậu mắm tôm, xôi, bít tết, bánh mỳ… Rất ngon. Thêm nữa là, bánh mỳ trở nên rất nổi tiếng ở Nhật bản vì có một vài cửa hàng bánh mỳ ở Tokyo và một vài chương trình tiếng Việt hay tạp chí có giới thiệu về bánh mỳ.

Slide13: Thành phố có nhiều cây xanh

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam. Nghe đến từ “Thủ đô”, bạn sẽ nghĩ là có nhiều nhà cao tầng, đường xá ... ít cây xanh.

Nhưng ở Hà Nội, có rất nhiều cây xanh: cạnh những con đường to rộng, ở công viên hoặc dọc theo vỉa hè.

Hồ Hoàn Kiếm: Đi 1 vòng quanh hồ mất 30 phút. Trong khi đi bộ ta có thể nhìn thấy rất nhiều cây xanh và cảm thấy rất dễ chịu.

Slide14 Học Tiếng Việt

Từ năm 2001 đến 2005, tôi đến Việt Nam nhưng mỗi lần đều không dài. Chỉ 1 tuần, 10 ngày hoặc 2 tuần.

Nhưng sau đó công ty muốn tôi làm việc tại Việt Nam. Tất nhiên tôi rất vui.

Trước khi sống ở Hà Nội, tôi có học tiếng Việt và sau đó tôi vẫn tiếp tục học.

Nhưng tôi thấy rằng học tiếng Việt 1 mình rất khó. Khi giao tiếp hoặc đi uống bia với các đồng nghiệp thì có phiên dịch nhưng tôi rất muốn tự mình nói chuyện mà không cần phiên dịch.

Đến tháng 1/2007, tôi gặp cô giáo tiếng Việt của tôi tên là Quyên. Lúc đầu, cô giáo dạy tôi các chữ cái a,ă,â,b,c,d...  Và cách phát âm: dấu sắc, dấu hỏi, dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng v.v.. Và “Cái này là cái gì?", "Con gà, con mèo, con cá”…

Kohge: Học tiếng Việt rất vui.
Kohge: Học tiếng Việt rất vui.

Slide 17: Các hoạt động khác

Ở Việt Nam, tôi rất thích tham gia các hoạt động ngoại khóa như là:

(1)    Tháng 4/2008, tôi tham gia cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho người Nhật Bản

(2)    Tháng 6/2006, tôi tham gia đóng 1 bộ phim ngắn cùng các sinh viên trường Sân khấu điện ảnh HN.

(3)    Tham gia Hội Kiếm đạo HN và tập luyện với các bạn Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Slide 18 & 19: Cuộc thi hùng biện

Chủ đề của tôi là “Tiếng Việt và tôi”.

Ở cuộc thi, tôi rất thoải mái và nói về việc học tiếng Việt của mình. Nhưng tiếc là không có ảnh về bài giới thiệu của tôi.

Tôi có giải thưởng nhưng không phải là giải nhất, nhì hay ba. Nhưng tôi tự hào vì mình đã hùng biện mà không nhìn giấy.

Sau cuộc thi, tôi đi uống bia với các bạn thí sinh.

Bây giờ tôi nghĩ rằng, nếu cô giáo Quyên không phải cô giáo của tôi, tôi sẽ không thể tham gia cuộc thi này. Cô giáo đã dạy tôi rất nhiệt tình và cô giáo nói rằng nên học thuộc lòng bài thuyết trình thì tốt hơn. Nên tôi đã học và cố nhớ nó. Qua luyện tập cho cuộc thi, tôi thấy phát âm của mình tốt hơn.

Slide20: Làm phim

Tôi đã tham gia đoàn làm phim với hai người Nhật nữa và rất nhiều các bạn Việt Nam.

Slide 23: Kiếm đạo

Có hai câu lạc bộ Kiếm đạo ở HN. Tôi thuộc câu lạc bộ “Kiếm đạo Việt Nam”.

Có khoảng 100 bạn Việt Nam. Đội Kiếm đạo đã tham gia thi đấu khu vực Đông Nam Á hai lần, kết quả rất tốt.

Slide 26: Ảnh chụp với gia đình tôi

Đây là bức ảnh chụp năm 2007, lần duy nhất gia đình tôi đến HN.

 


 
Slide 32: Bây giờ và sau này

Các bạn có thể tự hỏi tôi đã làm gì để duy trì mối liên hệ của mình với Việt Nam sau khi tôi rời Hà Nội? Đây là câu trả lời: Bây giờ tôi thấy rất vui được làm việc với các bạn Việt Nam. Và tôi rất muốn sẽ mãi mãi duy trì mối quan hệ của mình với Việt Nam và các bạn Việt Nam.
 
Slide 33: Vietnam Festival

Sau khi quay trở lại NB, tôi thấy mình vẫn có thể kết nối với Việt Nam. Tôi và gia đình rất thích đến các lễ hội Việt Nam hàng năm.

Slide36: Phần cuối của bài thuyết trình

Vào phần cuối của bài thuyết trình. Tôi muốn nói với các bạn 1 điều.

Qua thời gian sống tại HN, tôi rất thích 1 từ Việt Nam, đó là Cảm ơn.

Thật ra, ở Việt Nam, không phải lúc nào tôi cũng nghe thấy từ Cảm ơn.

Người Nhật nói cảm ơn rất thường xuyên, tôi cho rằng hơi nhiều quá.

Do vậy, tôi nghĩ rằng khi người Việt Nam nói Cảm ơn thì nó đi sâu vào lòng người.

Khi các đồng nghiệp, bạn bè nói Cảm ơn với tôi, tôi cảm thấy: “Ah, anh ấy/chị ấy cảm ơn mình từ tận đáy lòng”.

Và bây giờ tôi muốn nói cảm ơn với tất cả mọi người

Kết lại bài thuyết trình, Kohge nói lời cảm ơn như người Việt.
Kết lại bài thuyết trình, Kohge nói lời cảm ơn như người Việt.

Diên Vỹ - Nguyễn Hường