Những hậu quả khó lường từ các vụ khủng bố ở Na Uy

24/07/2011 12:47
(GDVN) – Tại một số quốc gia, vũ khí quân dụng được bày bán công khai dẫn đến việc sở hữu các loại vũ khí rất dễ dàng.

(GDVN) – Ngày 22/7/201, hai vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại Na Uy, một quốc gia vốn từ lâu được biết đến như là một trong những quốc gia yên bình nhất thế giới, nơi hàng năm vẫn diễn ra lễ trao giải thưởng Nobel danh tiếng ở khu vực Bắc Âu.

Vụ tấn công thứ nhất xảy ra gần toà nhà văn phòng của Thủ tướng Na Uy tại thủ đô Oslo khi khủng bố kích hoạt khối thuốc nổ phá nát một công trình dân sự, vụ thứ hai xảy ra ngay sau đó không lâu khi một tay súng có vũ trang trong trang phục cảnh sát đã bất ngờ xả súng sát hại nhiều người tại đảo Utoya.

Một nạn nhân trong vụ tấn công ở thủ đô Oslo, Na Uy ngày 22/7/2011
Một nạn nhân trong vụ tấn công ở thủ đô Oslo, Na Uy ngày 22/7/2011

Hậu quả tức thì của hai vụ tấn công cực đoan đã làm gần 100 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Người dân Na Uy hoảng loạn, lo lăng cho sự an toàn của chính mình và người thân, dư luận thế giới lại một lần nữa giật mình khi các phương tiện truyền thông nhắc đến từ “chủ nghĩa khủng bố”.

Hai vụ tấn công sát hại dã man nhiều dân thường ở Na Uy lại một nữa cho thấy chủ nghĩa khủng bố, hành động cực đoan có thể xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới dù đó là nước giàu hay nước nghèo và một điều đáng chú ý là càng ở những nơi tưởng như an toàn, chủ quan nhất thì hậu quả của những hành động cực đoan lại càng nghiêm trọng.

Brian Fisman, một học giả chuyên nghiên cứu về chống khủng bố của New America Foundation đã có một bài viết đăng tải trên trang web của hãng truyền thông Mỹ CNN ngày 23/7 cho rằng, hậu quả của những vụ khủng bố mới xảy ra gần đây ở Na Uy là rất khó lường bởi những tổ chức khủng bố, cực đoan sẽ xem đây như một bài học về cách thức sử dụng phương tiện tấn công, từ đó chúng có thể đúc rút kinh nghiệm cho các vụ tấn công trong tương lai.

Theo Brian Fisman, ngay sau khi có thông tin về hai vụ tấn công chết người ở Na Uy, người ta đã liên tưởng ngay các vụ việc này có liên quan đến mạng lưới khủng bố khét tiếng nhất thế giới Al-Qaeda với lý do Na Uy đã đưa quân đội cùng lực lượng quân sự của liên quân NATO đến Afghanistan.

Tuy nhiên, giả thiết này đã được chính quyền Na Uy bác bỏ và cho rằng chúng không liên quan gì đến các tổ chức khủng bố nước ngoài, thậm chí ngay cả khi  một nhóm khủng bố Hồi giáo khác lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công.

Theo nhà chức trách Na Uy, nghi phạm là một công dân Na Uy, không liên quan đến yếu tố khủng bố nước ngoài và anh ta là một trong những người có tưởng cực đoan, cánh hữu, luôn có thái độ và quyết tâm chống lại sự đa dạng hoá văn hoá ở châu Âu, đặc biệt là ở Na Uy.

Mặc dù vậy, cũng chưa ai có thể chắn chắn được rằng nghi phạm Anders Behring Breivik – kẻ bị lực lượng an ninh Na Uy bắt giữ và thẩm vấn hành động một hình hay có tổ chức. Động cơ gây án của tên sát nhân hàng loạt này cũng chưa thực sự rõ ràng.

Chủ nghĩa khủng bố sẽ thay đổi cách thức hoạt động

Ông Brian Fisman cho rằng hậu quả tức thì của vụ tấn công là gần 100 thường dân Na Uy thiệt mạng, nhưng hậu quả của các vụ tấn công này còn nguy hiểm hơn nhiều bởi những kẻ khủng bố đã nhận thức được rằng số người chết vì đánh bom ít hơn nhiều  số người chết khi sử dụng vũ khí cầm quân dụng cầm tay.

Thảm kịch ở Na Uy gây đau thương và chết chóc cho nhiều người dân vô tội
Thảm kịch ở Na Uy gây đau thương và chết chóc cho nhiều người
dân vô tội

Qủa đúng như nhận xét, vụ tấn công thứ nhất nhằm vào toà nhà gần nơi làm việc của Thủ tướng Na Uy mặc dù khối thuốc nổ có uy lực lớn đã phá huỷ được cơ sở vật chất nhưng số thương vong không nhiều.

Trong khi đó, ở vụ tấn công thứ hai nhằm vào một khu cắm trại của Công Đảng Na Uy, kẻ sát nhân sử dụng vũ khí quân dụng cầm tay đã một mình bắn chết hơn 80 người.

Theo Brian Fisman, những tên khủng bố quốc tế đã rút ra bài học rằng sử dụng vũ khí hạng nhẹ đơn giản hơn và hiệu quả hơn trong các vụ tấn công giết hại thường dân để đạt được mục tiêu chính trị của chúng.

Brian Fisman nhận định rằng hai vụ tấn công khủng bố ở Na Uy vừa qua sẽ phản ánh một xu hướng tấn công khủng bố mới được thực hiện bởi những kẻ dã man có đầu óc và tâm địa đen tối – muốn sử dụng mạng sống của những người dân vô tội để đạt được những gì chúng mong muốn.

Chuyên gia này cũng nhắc lại rằng, vụ khủng bố ở Mumbai, Ấn Độ ngày 26/11/2008 khi 10 tay súng có vũ trang, không sử dụng thuốc nổ để đánh bom liều chết đã gây ra một thảm kịch kinh hoàng, đẫm máu cướp đi sinh mạng của hơn 160 thường dân và du khách quốc tế.

Đối với tội phạm khủng bố, thông thường chúng ra tay sát hại những người dân vô tội bởi hai lý do chính: Thứ nhất, huỷ hoại và tiêu diệt các tư tưởng, biểu tượng của một hệ thống chính trị của một quốc gia, chính phủ mà chúng chống đối và khinh miệt.

Vũ khí được bàn bán công khai ở Mỹ
Vũ khí được bàn bán công khai ở Mỹ

Thứ hai, đe doạ và cảnh báo những người đang ủng hộ, thậm chí là những người không liên quan đến tổ chức mà chúng muốn tiêu diệt.

Trong suốt một thời gian dài, sử dụng bom và đánh bom liều chết được xem là một trong những công cụ hữu ích nhất để các tổ chức khủng bố, các tay súng cực đoan đạt được hai mục tiêu trên bởi chúng cho rằng đó là cách tốt nhất để giết hại được nhiều người, thu hút được sự chú ý của các phương tiện truyền thông quốc tế.

Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay có thể khuynh hướng này đã thay đổi. Tại một số quốc gia, vũ khí quân dụng cầm tay được bày bán công khai dẫn đến việc sở hữu các loại vũ khí tự động để tấn công khủng bố, giết người hàng loạt trở nên quá dễ dàng.

Trong khi đó, việc sử dụng bom lại khá phức tạp và đòi hỏi những kẻ khủng bố phải được huấn luyện kỹ càng. Hơn nữa, sau vụ khủng bố 11/9 tại New York, Mỹ việc đánh bom tại những nơi đông người đã khó thực hiện hơn rất nhiều bởi lực lượng an ninh và các phương tiện phát hiện bom mìn luôn thường trực tại các địa điểm này trong các dịp đặc biệt.

Điển hình là tại Mỹ, quốc gia bị khủng bố đe doạ nhiều nhất, lực lượng an ninh đã phát hiện và vô hiệu hoá được một số vụ khủng bố quan trọng trong đó, các đối tượng đã sử dụng bom để thực hiện ý định tấn công. Điển hình trong đó có vụ chủ mưu đánh bom Quảng Trường Thời Đại ngày 1/5/2010, vụ bắt nghi can đánh bom đêm Giáng sinh cuối năm 2009.

Nhận định trên cũng là một kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý trang thiết bị, đặc biệt là các loại vũ khí quân dụng của các tổ chức vũ trang của các chính quyền, làm sao để những phương tiện đặc biệt này không rơi vào tay những kẻ cực đoan, những đối tượng nguy hiểm có thể đe doạ đến mạng sống của những thường dân vô tội.

Tại các quốc gia có nền dân chủ, tôn trọng tự do của con người như nước Mỹ, cũng cần phải quản lý và siết chặt việc mua bán và sử dụng vũ khí bởi súng đạn khi rơi vào tay những kẻ cực đoan có thể trở thành công cụ giết người hàng loạt, gây nên những vụ khủng bố kinh hoàng.

{iarelatednews articleid='8458,8470,8424,8401,8396'}

Bình Nguyên
(tham khảo từ CNN)

alt
Những hậu quả khó lường từ các vụ khủng bố ở Na Uy ảnh 5