Trung Quốc có duy trì ổn định ở Biển Đông như đã tuyên bố?

05/06/2011 11:13
(GDVN) - Những gì tàu thuyền của Trung Quốc đã tiến hành dường như đã không đúng với tinh thần mà họ đã nêu ra.

(GDVN) – Một trong những nội dung trong bài phát biểu gồm 4 điểm chính được ông Lương Quang Liệt - Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đọc tại Diễn đàn an ninh châu Á lần thứ 10 tổ chức tại Sangri-La, Singapore có nhắc tới việc Trung Quốc cam kết duy hoàn hình và ổn định trong khu vực thông quan hợp tác an ninh.

Tuy nhiên, những gì tàu thuyền của Trung Quốc đã tiến hành thời gian vừa qua đã không đúng với tinh thần mà đại diện của Bắc Kinh đã nêu ra tại diễn đàn này, bởi trước, đó nhiều tàu hải giám của Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam và thực hiện hành vi cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.

Tướng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Shangri-La, Singapore
Tướng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Shangri-La, Singapore

Không chỉ có vậy, chính quyền một quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là Philippines cũng đã nhiều lần lên tiếng quan ngại, cáo buộc tàu quân sự của Trung Quốc có hành động đe doạ ngư dân, xây dựng trạm kiểm soát, đặt phao mốc trên vùng lãnh hải chủ quyền của họ.

Dưới đây là nội dung một phần bài phát biểu 4 điểm của tướng Trung Quốc Lương Quang Liệt đọc tại Sangri-La, Singapore. Báo Giáo Dục Việt Nam xin đăng tải phần nội dung như đã đề cập:

“Trung Quốc cam kết duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực thông qua hợp tác an ninh. Trung Quốc có thoả thuận biên giới trên đất liền với 12 quốc gia thông quan tham vấn và thương thảo hoà bình. Trung Quốc đánh giá cao các biện pháp xây dựng lòng tin trên các khu vực biên giới và có mới liên lạc với các lực lượng quân sự vùng biên.

Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa mỗi năm tiến hành hơn 60 cuộc họp dọc đường biên giới và hơn 1000 cuộc đàm phán, gặp gỡ với tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc.

Trung Quốc là một quốc gia tham gia năng động trong các hoạt động hợp tác đảm bảo an ninh thông qua khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), quan tâm sâu sắc đến vấn đề chống khủng bố và hợp tác an ninh của Trung Quốc với các thành viên của SCO cũng đã mang lại nhiều thành công, đặc biệt là ngăn chặn khủng bố, bài trừ cực đoan, ly khai ở khu vực Trung Á.

Trung Quốc tích cực thúc đẩy Đàm phán 6 bên để giải quyết vẫn đề hạt nhân của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, hướng tới phi hạt nhân hoá, duy trì ổn định và hoà bình trên bán đảo này. Hiện tại, Trung Quốc đang phối hợp tích cực với tất cả các bên liên quan để khôi phục đàm phán.

Trung Quốc cam kết duy trì hoà bình và ổn định tại Biển Hoa Nam (Biển Đông). Năm 2002, Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đã  thống nhất ký kết Tuyên bố bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, thừa nhận dàn xếp tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hoà bình thông qua tham vấn và đàm phán hữu nghị bởi các quốc gia có chủ quyền liên quan.

Trong tuyên bố này, Trung Quốc cũng như các thành viên khác tái khẳng định quyền tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông, đồng thời đảm bảo các vấn đề này phải được tôn trọng theo các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Thời điểm hiện tại, tình hình chung tại khu vực Biển Đông vẫn duy trì trạng thái ổn định. Trung Quốc đã và đang tích cực đàm phán, tham vấn  với các quốc gia ASEAN để thực thi tuyên bố (Tuyên bố ứng xử Biển Đông). Các kênh đối thoại và  liên lạc giữa Trung Quốc và các quốc gia liên quan hiện không gặp phải vấn đề cản trở.


Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình, thịnh vượng với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trung Quốc cũng là quốc gia phi ASEAN đầu tiên tán thành và phê chuẩn Hiệp ước Hợp tác và Hữu Nghị trong khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên ký kết một thoả thuận tự do thương mại với ASEAN, hình thành một khu vực tự do thương mại lớn chưa từng thấy giữa các quốc gia đang phát triển của khu vực.

Trung Quốc  cũng là quốc gia có vũ khí hạt nhân đầu tiên tuyên bố sẵn sàng ký kết Nghị định thư của Hiệp ước Phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á.

{iarelatednews articleid='3718,3689,3661,3670,3622,3653,3604,3593,3600'}

Bình Nguyên