10 món ăn cấm kỵ trên mâm cỗ Tết

22/01/2012 09:49
H.H (tổng hợp)
(GDVN) - Theo quan niệm dân gian, trứng vịt lộn, thịt chó, thịt vịt, cá mè, tôm... là những món "kiêng cữ" trong ngày Tết và cả tháng đầu năm.
1. Thịt chó Mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và là món "khoái khẩu" của nhiều người nhưng thịt chó phải kiêng ăn vào những ngày đầu năm, đầu tháng để tránh điều kém may mắn.
1. Thịt chó
 Mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và là món "khoái khẩu" của nhiều người nhưng thịt chó phải kiêng ăn vào những ngày đầu năm, đầu tháng để tránh điều kém may mắn.
2. Thịt vịt Kiêng ăn thịt vịt vì sợ “tán đàn”
2. Thịt vịt
Kiêng ăn thịt vịt vì sợ “tán đàn”
3. Cá mè Người miền Trung kiêng ăn cá mè vì sợ “hãm tài”
3. Cá mè
Người miền Trung kiêng ăn cá mè vì sợ “hãm tài”
4. Mực Người dân cả 3 miền đều kiêng ăn mực ngày đầu năm vì quan niệm ăn mực sẽ đen đủi cả năm.
4. Mực
Người dân cả 3 miền đều kiêng ăn mực ngày đầu năm vì quan niệm ăn mực sẽ đen đủi cả năm.
5. Tôm Người dân miền Trung và niền Nam lại ít ăn tôm ngày Tết vì sợ đi …giật lùi như tôm, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
5. Tôm
Người dân miền Trung và niền Nam lại ít ăn tôm ngày Tết vì sợ đi …giật lùi như tôm, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
6. Trứng vịt lộn Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn trong ngày Tết và cả tháng đầu năm vì họ quan niệm ăn thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ rất đen, kém may mắn.
6. Trứng vịt lộn
Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn  trong ngày Tết và cả tháng đầu năm vì họ quan niệm ăn thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ rất đen, kém may mắn.
7. Cam Người miền Nam cũng chỉ bày quýt mà không bày cam lên mâm trái cây vì quan niệm quýt làm cam chịu.
7. Cam
Người miền Nam cũng chỉ bày quýt mà không bày cam lên mâm trái cây vì quan niệm quýt làm cam chịu.
8. Chuối Mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ "chúi", thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Cũng có người theo sách nho bảo ” tiền đàng bất khả thụ ba tiêu ” (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.
8. Chuối
Mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ "chúi", thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Cũng có người theo sách nho bảo ” tiền đàng bất khả thụ ba tiêu ” (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.
9.Đu đủ Miền Trung và miền Nam coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, nên cũng tránh những loại quả có tên "xui xẻo", ví dụ: miền Trung không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như “thù đủ”.
9.Đu đủ
Miền Trung và miền Nam coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, nên cũng tránh những loại quả có tên "xui xẻo", ví dụ: miền Trung không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như “thù đủ”.
10. Quả lê Cũng như chuối, cam hay đu đủ, quả lê cũng tuyệt đối không xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của các gia đình ở miền Trung và miền Nam vì phát âm của loại quả này dễ khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh "lê lết", làm ăn không khấm khá.
10. Quả lê
Cũng như chuối, cam hay đu đủ, quả lê cũng tuyệt đối không xuất hiện trong mâm ngũ quả ngày Tết của các gia đình ở miền Trung và miền Nam vì phát âm của loại quả này dễ khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh "lê lết", làm ăn không khấm khá.
H.H (tổng hợp)