Đề Vật lý thi ĐH 2011: 2 câu không thực tế!

06/07/2011 00:37
(GDVN) - Đề thi môn Vật lý đại học 2011 được cho là có 2 câu hỏi không có tính thực tế.

(GDVN) - Sau khi đợt1 kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011 kết thúc, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều thông tin phản hồi về đề thi môn Vật lý từ các bạn đọc trong cả nước.

{iarelatednews articleid='6570'}

“Nên chăng các bài toán lí thuyết "thực tế" một chút!”

Theo nhận xét chung của nhiều thí sinh cũng như nhiều chuyên gia thì đề môn Vật lí năm nay không có câu nào quá khó, cách phân bổ kiến thức khá hợp lý, không đánh đố, có mức độ phân hóa cao và trên hết là có nhiều câu hay, nếu học sinh không hiểu hiện tượng vật lí sẽ rất dễ  “dính bẫy”.

Thầy Chu Văn Biên, Giảng viên môn Vật lý trường ĐH Hồng Đức (tỉnh Thanh Hóa), gương mặt quen thuộc trong các bài giảng trên website: truongtructuyen.vn đã gọi điện cho chúng tôi phản ánh:“Trong đề thi năm nay, theo chúng tôi nghĩ vẫn còn có câu chưa đạt về tính chính xác, cụ thể là:

Câu 53 (Mã đề  817):
Con lắc vật lí là một vật rắn quay được quanh một trục nằm ngang cố định. Dưới tác dụng của trọng lực, khi ma sát không đáng kể thì chu kì dao động nhỏ của con lắc

A. không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại vị trí con lắc dao động.

B. phụ thuộc vào biên độ dao động của con lắc.

C phụ thuộc vào khoảng cách từ trọng tâm của vật rắn đến trục quay của nó

D. không phụ thuộc vào momen quán tính của vật rắn đối với trục quay của nó”.
   
Vừa nói với chúng tôi, theo thầy Biên vừa lấy 1 chiếc đĩa và 1 chiếc bút làm thí nghiệm minh họa: “Câu này không có đáp án đúng, bởi vì nếu học sinh hiểu trục quay đi qua khối tâm thì vật rắn sẽ không dao động mà nó ở trạng thái cân bằng - nó có thể đứng yên hoặc quay đều! Ở trang 38, SGK Vật lí 12 nâng cao NXB Giáo Dục 2009 đã viết kỹ "Con lắc vật lí là một vật rắn quay được quanh một trục nằm ngang cố định không đi qua trọng tâm của vật"”.

Còn đối với câu Câu 30 (Mã đề  817), mặc dù được coi là một câu hay nhưng thầy Biên vẫn cho rằng về thực tế câu này có điểm chưa hợp lý: “Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Trong tình huống này, để cho hai vật chuyển động theo phương của trục lò xo về lí thuyết thì có thể nhưng làm thực nghiệm thì rất khó thực hiện. Chẳng hạn, nếu vật m2 là một quả cầu nhỏ thì nó có thể chuyển động như đề bài nêu ra được không? Đề thi không chỉ là để thi mà là còn là đề tài thảo luận của học sinh, nhờ vậy tri thức vật lý mới được củng cố và vận dụng vào thực tiễn. Nên chăng các bài toán lí thuyết "thực tế" một chút!”.

“Chúng tôi rất mong muốn với một kì thi tuyển sinh được công chúng đánh giá là trung thực nhất hiện nay thì đề thi là chuẩn xác. Sự chuẩn xác của đề thi không chỉ góp phần quan trọng vào thành công của kỳ thi mà còn là định hướng, điều chỉnh hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông”. Thầy Biên bày tỏ mong mỏi.

Thầy Biên vừa nói vừa làm thí nghiệm minh họa
Thầy Biên vừa nói vừa làm thí nghiệm minh họa
 Nói chung, đề hay!

“Nhìn chung, cấu trúc và nội dung của đề thi vật lí 2011 tương đối hợp lý. Nội dung kiến thức hầu hết nằm trong chương trình vật lý 12 và có một số câu cần phải vận dụng thêm kiến thức ở lớp dưới. Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết “thuần túy” chiếm khoảng 24% toàn bộ đề, lý thuyết dạng “bài tập” khoảng 12% còn lại 64% bài tập. Mặc dù đề thi nằm trong chương trình nhưng chứa đựng rất nhiều câu hay, câu mới – điều này sẽ giúp đánh giá phân loại thí sinh, mặt khác sẽ là động lực cho việc dạy và học trong thời gian tới”

 Để chứng tỏ điều đó, thầy Biên lấy một ví dụ: Câu 30 (Mã đề  817): Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là:

A. 4,6 cm.                   B. 2,3 cm.                C. 5,7 cm.            D. 3,2 cm.

Theo thầy Biên: ở đây, chỉ có đáp án đúng là D, ba đáp án sai còn lại trùng với ba sai lầm phổ biến của học sinh. Cụ thể, nếu học sinh hiểu đúng thì phải là: Tại vị trí cân bằng, vật m2 tách ra và cơ năng dao động của con lắc chỉ còn một nửa nên biên độ dao động của vật m1 sau đó là 8/ cm thì khoảng cách hai vật ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên. Do đó đáp án đúng là đáp án D.

Nếu học sinh hiểu sai thì có ba tình huống như sau:

Thứ nhất: Xem biên độ dao động của vật m1 sau khi m2 tách ra vẫn là 8 cm thì khoảng cách hai vật ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên: ΔS = 4,6 cm. Lúc này thí sinh sẽ chọn đáp án A.

Thứ hai: Sau khi hai vật tách ra, biên độ của m2 vẫn là 8 cm còn vật m1 cơ năng dao động của con lắc chỉ còn một nửa nên biên độ dao động của nó sau đó là 8/  cm nên khoảng cách hai vật ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên: ΔS = A – A/  ≈ 2,3 cm. Khi đó thí sinh sẽ chọn đáp án B.

Thứ ba: Hai vật có khối lượng bằng nhau nên học sinh liên tưởng va chạm đàn hồi, sau va chạm một vật đứng yên và một vật dao động với cơ năng chỉ còn một nửa nên biên độ dao động của nó sau đó là 8/  cm nên khoảng cách hai vật ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên: ΔS = A/  – 0 ≈ 5,7 cm. Và thí sinh sẽ chọn đáp án C.

“Nhìn chung đề thi năm nay có tính cống hiến, làm mẫu, đào sâu ý nghĩa vật lí”. Thầy Biên hồ hởi nói với chúng tôi.

Ngay sau khi nhận được phản ánh về sự sai sót này, Giáo dục Việt Nam đã gửi thắc mắc với Ban ra đề thi. Theo thông tin bước đầu thì Ban đề thi vẫn khẳng định đề thi Vật lý  không có sai sót và sẽ sớm chính thức trả lời bằng văn bản.
         
Tuệ Minh (ghi)