Giấy báo trúng tuyển của Thăng Long Aptech là việc..." lừa" đầu tiên?

23/05/2011 20:16
(GDVN)- Tôi đã cố tìm một từ thích hợp nhất để nói về Thăng Long Aptech và về phong cách kinh doanh của người Việt. Và cuối cùng tôi nghĩ tới hai từ “chộp giật"

(GDVN) - Tôi thấy “nực cười” với cái gọi là “Giấy báo trúng tuyển” mà bạn Thảo nhận được. Thăng Long Aptech là một Trung tâm đào tạo, nhưng hơn hết là một doanh nghiệp kinh doanh giáo dục, vì thế mọi học viên đăng ký đều có thể trúng tuyển. Có lẽ bạn Thảo đã bị cái “Giấy báo” này "lừa" đầu tiên, nó giống như việc các bạn thi trượt Đại học nhận được vô số “Giấy báo trúng tuyển” vào một trường X, Y, Z nào đó mà bạn chưa từng nghe tên.

"Đọc bài viết Học viên “tố” Thăng Long Aptech lừa tư vấn tuyển sinh, tôi đã cố tìm một từ thích hợp nhất để nói về Thăng Long Aptech và về phong cách kinh doanh của người Việt. Và cuối cùng tôi nghĩ tới hai từ “chộp giật”!

LTS: Đó là những câu nói đầu tiên trong bức thư của bạn Lamtv gửi tới tòa soạn báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sau khi đọc bức xúc của bạn Trịnh Minh Thảo liên quan tới việc tư vấn tuyển sinh của Thăng Long Aptech. Dưới đây, tòa soạn báo Giáo Dục Việt Nam xin trích đăng nguyên văn phản hồi của độc giả Lamtv gửi  về:

Có lẽ không ai chưa từng nghe câu “hiếu khách” khi nói về con người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là ở những chương trình nói về du lịch. Nhưng có lẽ là người Việt không ai không từng nghe tới từ “chộp giật”, một trong những thói xấu trong kinh doanh của người Việt chúng ta. Chỉ có một điều mà tôi không hiểu: “Tại sao một Trung tâm đào tạo lớn, được gắn mác Aptech lại có thể làm ăn chộp giật như thế?” Tôi từng nghe đâu đó có quán phở bán bát phở 15.000 đồng với giá vài trăm nghìn, đâu đó có người nói bát “cơm bụi” có giá cả triệu đồng, nhưng tôi chưa từng thấy một Trung tâm “Giáo dục” lại “bẫy” học viên và sau đó phủi hoàn toàn trách nhiệm như Thăng Long Aptech.

Tôi từng nghe kể rằng khi họ hỏi: “Tại sao anh lại chặt chém chúng tôi thế? Anh không muốn lần khác qua đây chúng tôi lại qua quán anh sao?”, câu trả lời nhận được là: “Các bác cũng chỉ qua đây có một hai lần thôi”. Vậy đó, đó là cách trả lời của chủ một quán phở, hay một quán cơm bụi. Còn ở một Trung tâm đào tạo, có thể coi là một doanh nghiệp kinh doanh, không lẽ cũng “Anh học ở đây một lần chứ mấy”. Cũng xin nói thêm rằng vì phong cách “chộp giật” của người Việt mà chúng ta thường có thói quen “hỏi giá” trước khi gọi một tô phở, dù biết có thể đây là điều không mấy lịch sự.

a
"Có lẽ bạn Thảo đã bị cái “Giấy báo” này lừa đầu tiên".

Tôi thấy “nực cười” với cái gọi là “Giấy báo trúng tuyển” mà bạn Thảo nhận được. Thăng Long Aptech là một Trung tâm đào tạo, nhưng hơn hết là một doanh nghiệp kinh doanh giáo dục, vì thế mọi học viên đăng ký đều có thể trúng tuyển. Có lẽ bạn Thảo đã bị cái “Giấy báo” này "lừa" đầu tiên, nó giống như việc các bạn thi trượt Đại học nhận được vô số “Giấy báo trúng tuyển” vào một trường X, Y, Z nào đó mà bạn chưa từng nghe tên, và thế là mỗi học viên đều “lâng lâng” vui sướng vì “mình đã bước qua cửa ải đầu tiên”. Con người thích những cái mình khó đạt được mà!

Tôi có thể hình dung được cảm giác của bạn Thảo khi cầm “Giấy báo trúng tuyển”, và với sự dành dụm của gia đình bạn, bạn càng hạnh phúc và tự hào hơn khi biết mình đã là học viên của một Trung tâm đào tạo có “uy tín”.

Đọc bài viết có lẽ mọi người đều để ý tới từ “KHOẢNG” mà phía Thăng Long Aptech thường xuyên đưa ra, và cũng thấy rằng từ “KHOẢNG” chỉ xuất hiện khi sự việc phát sinh. Nếu chị tư vấn viên nói từ “KHOẢNG” ngay lần đầu tiên hai bạn đến với Thăng Long Aptech, có lẽ họ đã không đăng ký nhập học, và có lẽ cũng không có mấy học viên dám đặt tương lai mình vào một “KHOẢNG” nào đó của cuộc đời.

Có lẽ những nhà quản lý của Thăng Long Aptech chưa bao giờ nghĩ mình đang “giáo dục” một thế hệ trẻ thành những con người tài năng, mà điều duy nhất mà Thăng Long Aptech quan tâm là “có thật nhiều học viên, mỗi học viên đóng vào gần 22 triệu đồng – tương đương khoảng 1.000 USD”, thế là xong. Về mặt kinh doanh, Thăng Long Aptech đã chắc chắn có được 1.000 USD dù việc đào tạo có gặp bất cứ vấn đề gì, bởi “Học phí không hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào”.

a
Về mặt kinh doanh, Thăng Long Aptech đã chắc chắn có được
1.000 USD dù việc đào tạo có gặp bất cứ vấn đề gì, bởi “Học phí
không hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào”.

Là một nhân viên kinh doanh, tôi hiểu giá trị của chữ “TÍN”, tôi cũng hiểu tác hại khi có bất cứ một khách hàng nào không hài lòng với sản phẩm và cách phục vụ của mình. Tôi cũng không dám hình dung tới những thiệt hại vô cùng lớn nếu chữ “TÍN” mà một doanh nghiệp dày công xây dựng bị “đặt câu hỏi” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó cũng là lý do khiến tôi đặt câu hỏi: “Tại sao một “doanh nghiệp” như Thăng Long Aptech lại có thể kinh doanh theo cách chộp giật như vậy?”. Không lẽ Thăng Long Aptech kinh doanh không cần chữ “TÍN”, bởi “Giáo dục là uy tín” rồi.

Có câu nói “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nói gì thì bạn Thảo cũng nên tự trách mình đã không tìm hiểu kỹ mọi điều trước khi đóng “phí đào tạo”. Có lẽ bạn không có nhiều kinh nghiệm và bạn cũng không dám nghĩ một Trung tâm đào tạo “uy tín” lại có thể “kinh doanh giáo dục” theo cách này.

Cuối cùng, tôi mong bạn Thảo sớm lấy lại được số tiền đã đóng. Chúc bạn học thật tốt và thành công trong tương lai!

Độc giả Lamtv

{iarelatednews articleid='2501'}