Ôn thi Đại học: Đề cương cơ bản môn Sinh học

06/03/2012 13:41
Nguyễn Văn Phiên
(GDVN) - Đối với môn sinh, phần lý thuyết khi ôn đào sâu, luyện kỹ cho từng chương, nhưng vẫn xây dựng đề cương cơ bản.
Chương I. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị.
Kiến thức cơ bản cần nắm:
 ADN, gen, mã di truyền rồi sao chép, phiên mã dịch mã (tông hợp Prôtêin);
 Điều hoà hoạt động của gen;
 Đột biến gen;
 Đột biến nhiễm sắc thể;
 Trong đó còn phải ôn lại nắm thêm kiến thức tế bào như TB nhân sơ, TB nhân thực; phần phân bào nguyên phân, giảm phân.Nhằm nắm lại chu kỳ tế bào, công thức nhân lên vật chất di truyền để mà tính toán khi đụng đến bài tập trắc nghiệm.
Nhấn mạnh một số điểm:
- Với ADN, vật chất di truyền ta cần nắm nhớ chắc, thành phần cấu tạo nên nó gồm: A,T,G,X, trong đó A và G là nuclêôtic loại lớn, T và X là Nu loại nhỏ.
- Cấu trúc ADN xoắn kép song song có chu kỳ mỗi chu kỳ chiếm chiều dài trung bình bằng 10 cặp Nu, chiều mỗi Nu trung bình là 3.4AO .
- Trên mỗi mạch đơn có chuỗi pôlynuclêôtic liên kết với nhau theo chiều nhất định từ 3’ đến 5’; mạch bổ sung có chiều ngược lại từ 5’ đến 3’. Chú ý mạch mã góc của gen là chiều 3’ đến 5’.
- Bởi vì enzim ADN-polymeraza chỉ tổng hợp mạch poly-Nu mới bắt đầu từ 5’ đến 3’, cho nên khi tách chạc  ADN thì hai mạch mới có có sự khác nhau: “ mạch mới bổ sung với mạch gốc 3’-5’ đựoc tổng hợp liên tục, mạch còn lại  đựơc tổng hợp chừng đoạn sau đó mới liên kết nối ” 
- Khái niệm gen: gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá chuỗi pôlypép tit (Pr bậc 1)  hay một phân tử ARN. Vậy ta nhớ răng không phải gen chỉ có chức năng tổng hợp ARNm mà còn ARNt và ARNs nữa.
- Chức năng mã hoá, cần nắm thêm bộ mã, mã bộ ba và đặc biệt phắi mã mở đầu gồm(?), mã kết thúc gồm (?), cũng khác nhau ở nhân thực hay nhân sơ (?).
- Gen gen cấu trúc : Có 3 vùng được tính từ đầu 3’-5’ của mạch mã gốc như sau:

                        3’

Điều hoà/ vận hành

Mã hoá

Kết thúc

5’


- Gen điều hoà nằm phia trước kề gen cấu trúc có hai phân Promoter và R- điều hoà:

P

R

Gen cấu trúc ......

- Có hai cơ chế chỉ ra : Vùng R của gen điều hoà tổng hợp chất ức chế, chất ức chế khoá vùng (O ) vận hành của gen cấu trúc. Cơ chế thứ hai là trong môi trường có chất  dung hợp được chất ức chế, làm cho chất ức chế không còn khoá vùng vận hành, và công việc  sao mã dịch mã diễn ra bình thường.

Kiến thức đột biến gen:

- Đột biến thay thế một cặp Nu: thay thế một cặp Nu trên ADN-gen sẽ làm sai khác bộ ba mã hoá trên ARNm và làm  sai khác aitxit-amin trên Prôtêin tương ứng.

- Đột biến thêm, hay mất cặp Nu sẽ làm thay đổi toàn bộ các codon từ vị trí đó  về sau đến cuối gen- ARNm (chính vì thêm hay mất thường  làm sai khác trầm trọng hơn!)

Kiến thức đột biến nhiễm sắc thể:

- Mất đoạn NST, Lặp đoạn(thêm), đảo đoạn, chuyển đoạn, rõ ràng thay đổi một khối lượng vật chất dỉ truyền khá lớn nên đem lại nhiều hậu quả năng nề.

- Mất  hay thêm chiếc (1 nhiễm, 3 nhiễm), cặp thêm cặp, mất 1 cặp, vài cặp (khuyết) hoặc đa bội chẵn, lẻ, song dị bội  đều làm thay đổi rất lớn vật chất di truyền. Tuy nhiêm thêm là thường có kết cụ tốt, trừ nhiễm giới tính. Chúng ta nên ghi nhớ những hậu quả để trả chắc câu trắc nghiệm nhận định!

Tóm lại phần lý thuyết khi ôn đào sâu, luyện kỹ cho từng chương, nhưng vẫn xây dựng đề cương cơ bản là như vây. Chúc các em ôn tập tốt.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 201

Ôn thi Đại học
Tư vấn tuyển sinh
Hoa khôi các trường ĐH Ngôi sao học đường
 Đổi mới Giáo dục  Xem nhiều nhất trong tháng
Nguyễn Văn Phiên