Thí sinh "mổ xẻ" thần tượng trong đề thi Văn

10/07/2012 07:55
Theo VNE
"Ở trường em, nhiều bạn mê diễn viên Hàn Quốc đến mê mệt, ăn mặc, sống, suy nghĩ như trong phim, xa rời thực tế và suốt ngày lo phim ảnh, không chịu học hành. Đề văn khối D năm nay đã tạo cơ hội cho giới trẻ nói lên suy nghĩ của mình về các thần tượng cũng như cảnh báo về hiện tượng mê muội thần tượng...", một thí sinh thi vào ĐH Ngoại thương nhận định.
Kết thúc môn thi Văn, hầu hết các thí sinh đều phấn khởi cho biết đề thi dễ. Hoàng Minh Trọng (quê Hà Nam) vui vẻ khoe "trúng tủ" và làm một mạch ba câu hỏi khi vừa hết 2/3 giờ thi. "Em thấy tự tin với phần bài làm và dự tính có thể được 7 điểm", nam sinh thi khoa Báo in của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết. Trọng chia sẻ, ôn rất kỹ các nội dung trong câu hỏi, đặc biệt là câu về tác phẩm Rừng xà nu. Trong phòng thi, theo Trọng, hầu hết thí sinh đều thoải mái với đề thi nhưng cũng có một vài bạn không làm được và gục đầu xuống bàn ngủ.
Thí sinh thi môn Văn vào ĐH Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
Thí sinh thi môn Văn vào ĐH Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

ĐÁP ÁN MÔN SỬ KHỐI C 2012  - ĐÁP ÁN MÔN TOÁN KHỐI D 2012 - ĐÁP ÁN MÔN TOÁN KHỐI B 2012
Còn thí sinh tên Sơn rất thích câu 2 nghị luận xã hội với đề bài viết về "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn nên lập nên thành tựu". Theo Sơn, câu hỏi giúp thí sinh thể hiện ý kiến cũng như sự hiểu biết của mình. Nếu như câu 1 và câu 3 có trong chương trình học thì câu 2 buộc thí sinh phải vận dụng sự hiểu biết để trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Cùng chung tâm trạng với Trọng, nữ sinh đến từ Lào Cai Vũ Phương Thủy tâm sự, cô ưng ý nhất phần bài làm câu 1 và câu 3. Thí sinh này đánh giá, câu hỏi về tác phẩm Rừng xà nu hay và dễ làm. Hoàn thành ba câu hỏi trong ba tờ giấy thi, Thủy tự tin chuẩn bị tinh thần cho môn thi Lịch sử chiều nay. Không hoàn thành hết câu hỏi thi nhưng Võ Văn Tân (quê Bắc Ninh) vẫn vui vẻ vì "đề tương đối dễ làm". Bỏ một câu vì ôn không trúng tủ, Tân tâm sự, thi đại học năm nay để "mở rộng tầm mắt". Trong khi đó, tại ĐH Hà Nội, 9h30 phút đã có vài thí sinh rời khỏi phòng thi và còn 10 phút trước khi hết giờ, rất đông thi sinh đã ra về. Vương Quốc Khánh (THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) ra khỏi phòng thi khi mới hết 2/3 thời gian cho biết, đề thi dễ, đặc biệt là chương trình chuẩn. "Em làm khá tốt và khi xong là rời khỏi phòng thi ngay. Đề thi dễ hơn năm ngoái và câu 2 rất hay", Khánh nói. Nguyễn Thị Hồng Trang (THPT Hưng Yên, Hưng Yên) thì thích thú với câu nghị luận xã hội về việc ngưỡng mộ thần tượng. Theo Trang, câu hỏi đã đưa được vấn đề nóng của giới trẻ hiện nay và cô khá "phiêu" khi viết câu này.
Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi Văn. Ảnh: Hoàng Hà.
Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi Văn. Ảnh: Hoàng Hà.
NHỮNG HÌNH ẢNH HÀI HƯỚC CHỜ CON DƯỚI MƯA
CHÙM ẢNH: SĨ TỬ VỪA NHAI BÁNH MỲ VỪA CHẠY ĐUA MÔN THI CHIỀU
Khi chỉ còn 15 phút làm bài, điểm thi trường Herman Gmeiner Vinh (Nghệ An) đã có rất nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi. Một số em hào hứng với câu 2: "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng lại là một thảm họa". Các em cho biết, lâu nay trên báo, đài và Internet nói nhiều đến hiện tượng nhiều bạn trẻ thần tượng các ca sĩ, người mẫu, diễn viên đến mức mê muội, quên ăn quên học.
"Ở trường em, nhiều bạn mê diễn viên Hàn Quốc đến mê mệt, ăn mặc, sống, suy nghĩ như trong phim, xa rời thực tế và suốt ngày lo phim ảnh, không chịu học hành. Đề văn khối D năm nay đã tạo cơ hội cho giới trẻ nói lên suy nghĩ của mình về các thần tượng cũng như cảnh báo về hiện tượng mê muội thần tượng đang lan truyền trong tuổi teen hiện nay", một thí sinh thi vào ĐH Ngoại thương nhận định. Trong khi đó, một số thí sinh miền núi, nông thôn lại tỏ ra lúng túng khi nêu ý kiến về "văn hóa thần tượng". "Quê em không có điều kiện tiếp xúc nhiều với Internet, hiện tượng mê muội các thần tượng cũng rất ít nên em khó lấy được các ví dụ sinh động cũng như khó nêu được từ thực tiễn bản thân", thí sinh tên Lan ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) tâm sự. Ở môn Văn khối C, nhiều thí sinh cũng lắc đầu kêu khó ở câu hỏi mở "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu". Một số thí sinh dự thi tại TPHT Lê Viết Thuật cho rằng, vấn đề đưa ra hơi trừu tượng, các em khó xác định được hướng trọng tâm để trình bày suy nghĩ của mình. "Đề có hai vế là kẻ cơ hội - người chân chính; nôn nóng - kiên nhẫn; thành tích - thành tựu nhưng để hiểu được chủ ý của đề thi không hề đơn giản. Em rất khó lấy được các ví dụ minh họa từ thực tiễn", một thí sinh thi vào ĐH Vinh cho biết. Theo PGS Đinh Xuân Khoa, Trưởng cụm thi Vinh, sáng nay tỷ lệ thí sinh đi thi đạt 78% so với đăng ký. Một thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại vào phòng thi, một em bị khiển trách vì nhìn bài của bạn và em thí sinh bị suy tim, phải bỏ thi và được đưa đi cấp cứu. Thí sinh Đà Nẵng kết thúc môn Văn trong tiết trời nắng gắt. Tương tự như đề thi tốt nghiệp THPT, câu 2 của đề thi đại học khối C làm thí sinh dễ "phóng bút" khi trình bày suy nghĩ về vấn đề “kẻ cơ hội”, “người chân chính”. "Em làm câu hai đầu tiên, đơn giản vì mình dễ nêu vấn đề, quan điểm. Hơn nữa em nghĩ mình có lợi thế trong câu này vì có thường xuyên đọc sách, truyện", thí sinh Nguyễn Thị Hoa (quê Quảng Trị) nói và nhận định đề thi năm nay hay khi đòi hỏi sự tư duy của học sinh cũng như chút kinh nghiệm sống để nâng cao vấn đề. Tuy nhiên, nhiều thí sinh tỏ ra bất ngờ với đề Văn có câu 2 điểm về tác phẩm “Ai đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đề tìm hình ảnh ví von dòng sông Hương với hai người phụ nữ. "Đây là tác phẩm khá dài, khi học hầu hết chúng em đều để ý đến tác giả và nội dung của tác phẩm chứ ít khi để ý chi tiết đến hình ảnh về vẻ của dòng dòng sông Hương nên khi làm câu này, dù ít điểm nhưng em khá bối rối nên chỉ làm được khoảng 5 - 6 điểm", Trần Văn Năng, thi ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho biết.ĐÁP ÁN MÔN SỬ KHỐI C 2012  - ĐÁP ÁN MÔN TOÁN KHỐI D 2012 - ĐÁP ÁN MÔN TOÁN KHỐI B 2012
Niềm vui của mẹ và con sau buổi thi môn Văn. Ảnh: Hoàng Hà.
Niềm vui của mẹ và con sau buổi thi môn Văn. Ảnh: Hoàng Hà.
Tại TP HCM, thí sinh cũng thích thú với đề thi Văn khối D. Theo Kim Ngân (Bình Thạnh) thi vào ĐH Sư phạm TP HCM, đề Văn vừa sức, kiến thức tập trung ở lớp 12, 11. Câu hỏi về Vợ chồng A Phủ chỉ cần nắm kỹ nội dung tác phẩm là làm được. Còn câu nghị luận xã hội "ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng lại là thảm kịch" Ngân làm khá tốt vì cô có người bạn rất thân rơi vào tình trạng này. "Bạn em đeo vòng, đi giày giống thần tượng, mặc áo có hình thần tượng và bỏ nhiều tiền để mua những đồ mà thần tượng có. Đây là ví dụ điển hình để em đưa vào bài làm. Hơn nữa, báo chí cũng viết nhiều về vấn đề này nên em chỉ cần liên hệ thực tế là có thể làm được", Ngân nói. Phần lựa chọn, theo Ngân, câu hỏi nâng cao dễ hơn câu hỏi cơ bản. Phần cơ bản yêu cầu viết lên suy nghĩ về hai hình ảnh trong tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt, còn ở chương trình nâng cao yêu cầu phân tích tác phẩm Tràng giang. Trong khi đó, nhiều thí sinh đánh giá, đề Văn khối C tương đối khó. Nếu như ở đề khối D thí sinh rất hào hứng với câu hỏi số 2 về nghị luận xã hội, thì ở khối C các em đều lắc đầu khi đề yêu cầu viết đoạn văn nói lên suy nghĩ về câu: "Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu". Mặc dù là câu hỏi mở, nhưng các thí sinh đều đánh giá câu nói này mang tính trừu tượng, khó lấy ví dụ cụ thể trong thực tế. "Bọn em cũng từng làm nhiều bài về nghị luận xã hội nhưng thường là vấn đề cụ thể, thiết thực với đời sống chứ không nghĩ tới những câu hỏi nghiêng về triết lý như thế này", thí sinh Đào Thị Hồng chia sẻ.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đáp án đề thi ĐH môn Hóa khối A

Đáp án đề thi môn Tiếng Anh khối A1 năm 2012

Kết thúc môn thi cuối khối A: Thí sinh "thở phào" với môn Hóa

Chùm ảnh: Muôn kiểu ngủ trưa của sĩ tử

Cụ ông 80 tuổi và hành trình 10 năm đưa các cháu đi thi

TP.HCM: Mờ sương, sĩ tử lên đường thi môn Hoá, Anh, Vẽ

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo VNE