Trẻ em chất vấn: “Bố lấy đũa kẹp tay con” là đúng hay sai?

08/08/2011 10:02
(GDVN) - Nhiều trẻ em quan tâm tới vấn đề sao nhãng trẻ em, bạo hành trẻ em...Tất cả sẽ được "chất vất" ngày 10/8 tới, do các em đặt câu hỏi trực tiếp.

(GDVN) – Trong khuân khổ “Diễn đàn trẻ em  quốc  gia năm  2011”,  hơn 180 trẻ em đến  từ 30 tỉnh, thành trong cả nước đã tham dự ngày khai mạc 8/8 tại Hà Nội. Nhiều em đến từ những tỉnh miền núi xa xôi đã chuẩn bị những câu hỏi để “đối chất” với lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào ngày 10/8 tới.

{iarelatednews articleid='9905'}

Thế nào là ngôi nhà an toàn?

Những vấn đề bức xúc của trẻ em hiện nay như: nguy cơ xâm hại trẻ em (gồm bạo lực, xâm hại tình dục, sao nhãng trẻ em), bóc lột trẻ em, tai nạn thương tích cho trẻ em. Là những vấn đề được các em quan tâm và nằm trong chủ để “diễn đàn trẻ em quốc gia” năm nay.

Em Trần Thị Hoàng Vỹ và Nguyễn Thị Mai Thịnh đến từ tỉnh Kon Tum. Ảnh Xuân Trung
Em Trần Thị Hoàng Vỹ và Nguyễn Thị Mai Thịnh đến từ tỉnh Kon Tum. Ảnh Xuân Trung
Không ít những bạn đến từ những tỉnh, thành xa xôi như Bắc Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon tum, Quảng trị…đã soạn sẵn cho mình những thắc mắc mà sắp tới các em sẽ hỏi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước vùng nhà quản lí.

Là người con của núi rừng Tây Nguyên, hai em Trần Thị Hoàng Vỹ và Nguyễn Thị Mai Thịnh đến từ tỉnh Kon Tum luôn nóng lòng đợi phiên “chất vấn” của mình. Trần Thị Hoàng Vỹ cho biết, em rất quan tâm tới dự án “ngôi nhà an  toàn”. Theo Vỹ: “Thực trạng ở quê hương em có khá nhiều trẻ em bị tai nạn ngay tại nhà mình như điện giật, hay bỏng nước sôi. Em được biết, dự án  đó đã thực hiện nhưng không được phổ biến.

Em muốn hỏi các bác lãnh đạo để làm thế nào có thể phổ biến dự án đó rộng hơn, đặc biệt vùng Tây Nguyên chúng em, để cho các bạn nhỏ sống thực sự an  toàn trong ngôi nhà của mình” Vy cho biết.

Em Nguyễn Thị Huyền Châu và  Phạm Mai Tùng đến từ Thái Nguyên. Ảnh Xuân Trung
Em Nguyễn Thị Huyền Châu và Phạm Mai Tùng đến từ Thái Nguyên. Ảnh Xuân Trung

Cũng  sống ở miền quê chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống, em Nguyễn Thị Mai Thịnh, sống tại huyện Đak Tô, Kon Tum kiến nghị: “Với địa phương như tỉnh Kon Tum của em, đa số là các dân tộc thiểu số, và những thói quen, tâp quán ở đây thương tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn gây thương tích như lên rừng hái nấm, măng về ăn gây ngộ độc, hoặc để củi trong nhà đun nấu, như vậy rất dễ dẫn đến bỏng. Vậy, các bác, các ngành chức năng đã có biện pháp gì phòng tránh tai nạn trên không, vì thực tế chỗ em các dân  tộc vẫn có thói  quen như thế” Mai Thịnh cho biết.

Ngoài ra, Nguyễn Thị Mai Thịnh mong muốn, các bác lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa tới trẻ em vùng sâu, vùng xa, không những ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh.

Con bị bố mẹ "lãng quên" tại nhà

Ngoài ra, tình trạng bố mẹ sao nhãng bỏ bê con trẻ để lao vào kiếm tiền cũng là chủ đề được nhiều bạn quan tâm, có em lấy ngay ví dụ bản thân mình ra để “chất vấn” trong phiên tới.

Các bạn trẻ trong ngày hai mạc
Các bạn trẻ trong ngày hai mạc "Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2011". Ảnh Xuân Trung
Em Nguyễn Thị Huyền Châu, đoàn Thái Nguyên cho biết, bản thân em cũng là một điển hình trong vấn đề sao nhãng trẻ em. Châu thường xuyên bị “lãng quên” tại nhà, bố mẹ hầu như không biết em làm gì, nghĩ gì, chơi  gì và ăn gì. Sự sao nhãng đó khiến Châu không thể không lên tiếng: “Nhiều gia đình bố mẹ bỏ bê con cái, chỉ lao vào kiếm tiền. Qua đây em muốn bố mẹ quan tâm tới em nhiều hơn.
Bố mẹ ơi, bố mẹ có biết con đang nghĩ  gì không, con cứ nghĩ gia đình là nơi che trở, chia sẻ những lúc con vui, buồn. Thế mà bố mẹ chỉ nghĩ kiếm tiền, rồi đây con sẽ nghĩ về ai?” - em Châu xúc động nói. Đây cũng là chủ đề mà Châu muốn được trao đổi với các bác lãnh đạo Đảng và Nhà nước sắp tới.

Cùng quê với Châu, em Phạm Mai Tùng, học sinh lớp 7, trường THCS Triệu Chu cho biết, lí do em muốn được “chất vấn” với các cấp lãnh đạo vì: “Hiện nay, xã  hội đã  phát triển, thế nhưng ở quê em vẫn còn tình trạng bố mẹ đánh con mình, hoặc có hình thức bạo hành thời xa xưa. Em thấy rất nhẫn tâm. Ngay tại nhà em, có bạn Tiến thường xuyên bị bố đánh, mỗi lần đánh là bố lấy đũa kẹp tay bạn ấy, làm thâm tím. Em sẽ hỏi các bác về vấn đề này” - Tùng quyết tâm.

Cùng quan điểm với Phạm Mai Tùng, em Lưu Hoàng Thảo My, đến từ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vấn đề bạo hành trẻ em không chỉ xảy ra ở gia đình mà con ngay tại trường học. “Điều đó làm chúng em lo lắng, những sự việc này nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng tới lớp học nói riêng và ngành  giáo dục nói chung. Em sẽ hỏi Bộ trưởng Bộ LĐ TB&XH, có biện pháp nào không?” Thảo My cho biết.

Và còn rất nhiều những thắc mắc khác của các bạn nhỏ đang được soạn để gửi tới các bác lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. Chiều nay, tại diễn đàn trẻ em quốc gia, các bạn nhỏ sẽ thảo luận nhóm để phân chia từng lĩnh vực hỏi.

                                              Các em được chủ động trao đổi

Bà Phạm Thị Hải Hà, Trưởng phòng phát triển và tham gia của trẻ em, Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ TB&XH) cho biết, trong buổi trao đổi với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các em sẽ được trao đổi, thảo luận để rút ra được thực trạng mà vấn đề các em quan tâm. Các em cũng có thể tìm ra được nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị với các nhà quản lí, sau đó các em sẽ đặt ra các câu hỏi nhóm. Khi ý kiến đề nghị của các em được đưa ra, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các ý kiến các em, các em cũng phải cân nhắc, lựa chọn và chủ động đặt câu hỏi.

Xuân Trung

alt