Vấn nạn Lịch sử: Chỉ vì chữ "tiền", mà nên nỗi này!

06/08/2011 11:33
(GDVN) - Dạy, học và thi môn Lịch sử: Thực trạng và giải pháp là gì? Liệu có phải chúng ta đang lãng quên đi "hồn sử", đang nhìn nhận sai về vị trí của môn học.

(GDVN) - Dạy, học và thi môn Lịch sử: Thực trạng và giải pháp là gì? Liệu có phải chúng ta đang lãng quên đi "hồn sử", đang nhìn nhận sai về vị trí của môn học này? Đó là những thông tin được đăng tải trên các báo ngày hôm nay.

Chúng ta đang lãng quên đi “hồn sử”.

Đó là thông tin được đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống. Tờ báo này đưa tin:  “Dường như quan niệm sai về môn lịch sử nên ngành Giáo dục nước ta bấy lâu nay chỉ nhồi nhét những kiến thức khô cứng kiểu như: trận đánh này, chiến dịch kia tiêu diệt bao nhiêu giặc, thu bao nhiêu vũ khí... mà quên đi cái “hồn Sử” là tinh thần truyền thống, như ngọn lửa thổi vào tâm hồn trẻ thơ.

Trở lại chuyện học sinh của cả nước đều kém môn lịch sử trong kỳ thi đại học vừa qua. Đó là một thảm họa mà bất cứ người yêu nước nào cũng phải suy nghĩ và xấu hổ. Không thể có một nền kinh tế mạnh, một quốc gia hùng cường nếu như người dân quốc gia ấy, đặc biệt là lớp trẻ thờ ơ với truyền thống cha ông, với lịch sử nước nhà.

Sử là gốc - Phải nhìn từ gốc

Xung quanh vấn đề thảm họa môn Lịch sử, VOV khẳng định không thể coi lịch sử là môn phụ và kêu gọi mọi người hãy nhìn vào thực tại 4 “không”.

a
Học sinh không thích học môn Sử vì tẻ nhạt và không muốn thi Sử vì ra trường khó kiếm việc làm (Ảnh minh hoạ)

Những năm 60 của thế kỷ trước, Lịch sử là môn học chính, cơ bản từ cấp một đến cấp ba. Không biết từ bao giờ Lịch sử bị coi như là môn học phụ. Cho đến bây giờ, trong kỳ thi đại học và cao đẳng vừa rồi, điểm Sử quá thấp, thấp đến tệ hại như giọt nước tràn ly, cất lên hồi chuông báo động khẩn cấp. Nếu như ai đó coi là bình thường thì hãy nhìn vào thực tại “bốn không”: Người quản lý không coi Lịch sử là môn học chính. Giáo viên không muốn dạy môn Sử vì thu nhập thấp. Học sinh không thích học môn Sử vì tẻ nhạt và không muốn thi Sử vì ra trường khó kiếm việc làm.

Thực trạng ấy là hệ quả của sai lầm từ quan niệm, sai lầm từ gốc. Học lịch sử đâu phải chỉ học thuộc lòng sự kiện, nhân vật, năm tháng? Học nhồi nhét, học cốt để thi là cách học giết chết sáng tạo, sự hưng phấn và lòng ham muốn. Theo tôi, học sử có hai đích để hướng tới. Một là làm cho học sinh hiểu lịch sử dân tộc để bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Học lịch sử thế giới để hiểu dân tộc ta, ông ta đã ứng xử trước lịch sử phát triển nhân loại như thế nào. Qua đó càng tăng thêm tự hào dân tộc và quan trọng hơn nữa là nung nấu ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước. Hai là học sử để biết rõ ràng mình là ai? Ở đâu và đang đi về đâu trong dòng chảy của lịch sử.

Đổ lỗi cho người dạy là không công bằng

Đó là thông tin được đăng tải trên Tuần Việt Nam. “Đổ lỗi cho người dạy là không công bằng. Bài hát dở về lời, hỏng về nhạc thì ca sĩ dù có xoay xở biến báo đến mấy thì cũng không thể hát hay được. Về vai trò của người dạy, ai đó đã ví người dạy như người nấu món ăn. Thực phẩm để chế biến chỉ có vậy thì làm sao nấu ngon? Đầu bếp tài hoa đến mấy cũng không thể nấu sỏi và nước lã thành món súp thơm ngon được cho dù đổ thêm bao nhiêu gia vị. Đừng đổ tại người dạy.

a
Học sinh nghe thuyết minh khi tham quan Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh (TP Hồ Chí Minh). (Ảnh: www.quan8.hochiminhcity.gov.vn )

Thanh niên thuộc sử tàu hơn sử ta : Tại ai? Tại truyền thông Nhà nước!

Tờ Tuần Việt Nam tiếp tục phân tích: "Có người cho rằng thanh thiếu niên không thích học môn lịch sử? Sai! Có rất nhiều thiếu niên, thanh niên tôi được biết, vẫn rất thích đọc những cuốn như "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", "Dã Tượng", "Danh nhân đất Việt", "Sao Khuê lấp lánh" ... Dã sử như thế không phải về lịch sử nước nhà sao?

Không những thế, thanh thiếu niên ngày nay còn có điều kiện quan tâm đến lịch sử các nước khác một cách không khó khăn. Qua Internet, qua phim ảnh, tiểu thuyết... họ biết được sự thật về khá nhiều sự kiện lịch sự trên thế giới và trao đổi lại với thế hệ cha anh họ để hiểu cho đúng. Như vậy, không thể nói thanh thiếu niên thờ ơ với lịch sử. Họ quan tâm đến lịch sử đấy chứ!

Nhưng muốn sử đến với người đọc, các sự kiện không chỉ được chép một cách khô khan trong sách giáo khoa. Người lớn phê phán thanh thiếu niên thuộc sử Tàu hơn sử ta. Có thể là như vậy. Nhưng do ai? Câu trả lời đơn giản: Do truyền thông Nhà nước. Vì mục đích gì? Câu trả lời lại càng đơn giản: Vì tiền.

Hải Hà
(tổng hợp)

{iarelatednews articleid='9734,9651,9621,9608,9523,9394,9437,9411,9330,9247,9242'}