Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (49) - Già quá nhanh, thông minh quá trễ

07/01/2019 06:00
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
(GDVN) - Mỗi người phải có trách nhiệm với lựa chọn mà mình đã quyết định trên con đường vô tận tìm kiếm hạnh phúc - giữ vững sức mạnh như là một công cụ để chuyển đổi.

LTS: Tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiếp tục gửi đến độc giả bài viết thứ 49 - Già quá nhanh, thông minh quá trễ.

Cuốn “Già quá nhanh, thông minh quá trễ” được Nhà xuất bản Thanh Hoá phát hành, qua bản dịch của Tiến Thành.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả.

Bác sĩ Gordon Livingston tốt nghiệp Học viện quân sự West Point và Đại học Y khoa Johns Hopkins. Từ năm 1967 ông là bác sĩ tâm thần và là tác giả thường xuyên trên nhiều tờ báo lớn ở Mỹ.

Ông là tác giả của các tác phẩm như And Never Stop Dancing, How to Love, The Thing You Think You Cannot Do, Too Soon Old, Too Late Smart.

Ông mất vì bệnh tim tại Maryland vào ngày 16/3/2016, thọ 77 tuổi.

Cuốn “Già quá nhanh, thông minh quá trễ” được Nhà xuất bản Thanh Hoá phát hành, qua bản dịch của Tiến Thành.

Cuốn “Già quá nhanh, thông minh quá trễ” (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn “Già quá nhanh, thông minh quá trễ”  (Ảnh: tác giả cung cấp).

- Thực tế cho thấy rằng hơn một nửa các cuộc hôn nhân đã chấm dứt bằng việc ly hôn, và nói chung chúng ta không được giỏi giang lắm khi thực hiện nhiệm vụ này.

- Điều mà hầu hết mọi người ít nhận thấy nhất lại chính là những phẩm chất được trân quý như sự tử tế, lòng khoan dung, khả năng cam kết - những phẩm chất mà không phải ngẫu nhiên ai cũng có được.

- Hạnh phúc chính là một trạng thái tích cực đem lại ý nghĩa và niềm vui cho cuộc đời của chúng ta.

- Tính cách thể hiện qua hành động, không phải qua lời nói. Khi đánh giá người khác, chúng ta không nên chú ý đến điều họ hứa mà nên chú ý đến cách họ cư xử.

- Chúng ta yêu một ai đó khi những nhu cầu hay khát khao của họ quan trọng như những nhu cầu hay khát khao của chính chúng ta.

- Có ai mà không từng bị tan vỡ trái tim khi trao niềm tin cho nhầm người? Những vết thương lòng chính là khởi điểm cho những hoài nghi về tình yêu, nó phá hoại những mối quan hệ và sản sinh ra những mưu mô cạnh tranh làm cạn kiệt lòng tin của chúng ta dành cho người ta yêu thương.

- Thật khó để thay đổi những thái độ và xúc cảm đã trở thành thói quen. Những cơn bốc đồng, những định kiến và những cảm xúc thường điều khiển chúng ta, nhưng chúng ta chỉ có thể lờ mờ nhận biết.

- Ngay từ đầu chúng ta đã biết rằng chúng ta nuôi những đứa trẻ lớn để rồi chúng sẽ rời bỏ chúng ta và nghĩa vụ của chúng ta là luôn giúp chúng làm điều này mà không cảm thấy nó là gánh nặng do cảm giác về lòng biết ơn hoặc món nợ không sao trả nổi.

- Con người thường ôm khư khư những quan điểm riêng của mình và thực hiện chúng theo một lối mòn cũ, đến nỗi họ trở nên thờ ơ với sự đương nhiên rằng thay đổi là cần thiết.

- Nhiều trở ngại có nguồn gốc từ những tổn thương tâm lý thời thơ ấu. Tất cả chúng ta phải chịu đựng các sự kiện và mất mát mà chúng ta không có quyền lựa chọn. Nếu những cú sốc nghiêm trọng có xảy đến thì điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức và giải quyết chúng.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (49) - Già quá nhanh, thông minh quá trễ ảnh 2Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (35) - Vượt lên chính mình

- Hãy kiểm soát tốt các mối quan hệ để giảm bớt lo lắng. Việc đánh giá của mỗi cá nhân về người bạn đời tương lai dựa trên những tiêu chuẩn tạo nên những mong đợi.

Sau một thời gian, nếu chúng ta không đạt được những mong đợi này thì mối quan hệ sẽ tan rã. Để tìm ra lý do cho sự chia lìa người ta thường đổ lỗi cho nhau - điều đó càng trở nên đặc biệt bất hạnh trong những cuộc ly hôn có liên quan đến trẻ em.

- Xúc cảm theo sau hành vi. Cuộc sống đã dạy chúng ta rằng những hành vi cư xử nhất định có thể mang lại cho chúng ta những sự hài lòng và thoả mãn theo dự đoán. Vô số những vấn đề khác nhau về hành vi có gốc rễ từ việc chối bỏ trách nhiệm đã gây ra thành những chứng bệnh thật sự. Chính quyết tâm của chúng ta nhằm vượt qua nỗi sợ hãi và sự nhút nhát đã xoá bỏ huyền thoại về tình trạng vô phương cứu chữa đối với những cảm xúc không mong muốn.

- Hãy can đảm và bạn sẽ được trợ giúp. Khi còn trẻ tôi đã trải qua một khoảng thời gian trong chiến tranh. Tôi đã đến Việt Nam vì nhiều lý do và lý do quan trọng nhất là để thử xem tôi có phải là người can đảm hay không.

Về sau tôi rời khỏi quân ngũ và làm việc với nhiều người khác để chấm dứt chiến tranh. Hai mươi năm sau tôi trở lại Việt Nam cùng với con trai Michel của tôi, đứa trẻ mà tôi đã tìm thấy ở một trại mồ côi trong thời gian xảy ra chiến tranh. Chúng tôi đang mang một gánh nặng về thời gian và số phận.

- Điều tốt nhất đôi khi là kẻ thù của điều tốt. Mỗi lần tốt nghiệp là mỗi lần hứa hẹn về sự nâng cao địa vị xã hội cũng như ổn định về mặt tài chính. Chúng ta đang sống trong một xã hội mang tính cạnh tranh rất cao. Với những người cầu toàn và nỗi bận tâm về việc kiểm soát của họ là những phẩm chất giúp cho họ làm việc hiệu quả, nhưng lại khiến cho họ không thể chịu đựng được trong đời sống cá nhân. Điều tốt nhất có thể hy vọng được là giới thiệu cho họ về những nghịch lý của sự hoàn hảo.

- Lựa chọn giữa Tại sao? và Tại sao không? Nếu mọi người ngần ngại khi trả lời câu hỏi Tại sao? trong cuộc đời họ, họ cũng có xu hướng gặp rắc rối với câu hỏi Tại sao lại không? Câu sau có bao hàm khả năng rủi ro. Chấp nhận sự liều lĩnh cần thiết để đạt được mục tiêu là một hành động can đảm. Còn khi bạn từ chối liều lĩnh để bảo vệ trái tim mình khỏi bị tổn thương là một hành động tuyệt vọng.

- Điểm mạnh nhất cũng có thể là điểm yếu nhất. Những ai yêu cầu nhiều về bản thân mình thì cũng thường đặt tiêu chuẩn cao đối với những người xung quanh. Cái điều mà chúng ta đoán chắc rằng nó sẽ làm chúng ta hạnh phúc hiếm khi lại làm được như vậy. Sự mong đợi và tình yêu tuổi trẻ mà chúng ta đã say đắm theo đuổi thường dẫn chúng ta đến sự pha trộn giữa niềm vui và sự hối tiếc trong cuộc sống sau này của chúng ta.

- Kinh nghiệm dạy chúng ta những điều cần thiết, nhưng chúng ta quá già để tận dụng được vốn hiểu biết của mình, tuổi trẻ đã bị lãng phí khi còn trẻ mất rồi.

- Nhà tù kiên cố nhất là nhà tù tự xây cho mình. Thường thì chính nỗi sợ hãi và sự lo lắng đã ngăn cản ta làm những điều có thể giúp ta hạnh phúc. Giữ sự kỳ vọng ở mức thấp sẽ bảo vệ chúng ta khỏi sự thất vọng. Đơn giản là chúng ta đã quá chú trọng đến lời nói - của chúng ta hay của những người khác - mà không chú ý đến những hành động thực sự xác định con người chúng ta.

- Những bức tường của nhà tù mà chúng ta tự xây dựng nên được tạo thành từ những phần bằng nhau của nỗi sợ mạo hiểm và giấc mơ rằng thế giới này và những người trong đó sẽ làm theo mọi điều ước của chúng ta.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (49) - Già quá nhanh, thông minh quá trễ ảnh 3Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (33) - Để có một tâm hồn đẹp

- Vấn đề của người già thường nghiêm trọng nhưng hiếm khi thú vị. Trong thế giới phức tạp của chúng ta, những nhóm người nhất định đã được phân cho những vai trò nhất định.

Người già phải có bổn phận chịu đựng những mất mát trong tuổi già với vẻ tao nhã và tính quả quyết khi còn có thể tập trung được, để sự bực dọc không làm ảnh hưởng đến những người yêu quý họ.

- Muốn có hạnh phúc phải chấp nhận nguy cơ mất hạnh phúc. Tất cả những thành tựu đáng kể đều phải chấp nhận rủi ro. Thật khó để làm cho những người bất hạnh biết giá trị của việc nắm lấy những cơ hội cần thiết để thay đổi thái độ và hành vi vốn đóng một vai trò trong sự nản chí của họ.

- Trái táo trong vườn địa đàng: Những đặc điểm vốn có của con người như sự tò mò, yếu đuối và khao khát nhau còn hơn cả lòng trung thành với Thượng đế. Nếu Ađam và Êva có điều gì để dạy chúng ta từ việc họ sa ngã dẫn đến phải từ bỏ phước lành của Chúa, thì đó chính là sự hoà hợp và sát cánh của hai con người.

- Tình huống xấu thường xẩy ra bất ngờ. Sự tập luyện thường xuyên có thể là một thói quen cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên những thói quen xấu của chúng ta lại có xu hướng lặp đi lặp lại và cản trở sự thay đổi, thậm chí ngay cả khi chúng đe doạ phá hoại cuộc sống của chúng ta.

- Những tiến trình để đạt được hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi phải có một thời gian dài để học những điều mới mẻ, thay đổi thói quen cũ, xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp. Tiến trình xây dựng luôn chậm hơn và phức tạp hơn việc phá bỏ.

- Không phải tất cả những ai lang thang đều lạc đường. Vào khoảng thập niên 60, 70 khi giới trẻ thể hiện sự nổi loạn bằng hình thức bỏ học, nhiều thanh niên đã cự tuyệt con đường truyền thống để đạt đến thành công.

Mặc dù đường thẳng có vẻ như là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm, nhưng cuộc sống lại có một trật tự hình học gây bối rối và ngạc nhiên. Không có những bản đồ nào hướng dẫn chúng ta trong những cuộc tìm kiếm quan trọng; chúng ta phải tin vào niềm hy vọng, tin vào cơ hội, tin vào trực giác và sẵn sàng đón nhận những điều bất ngờ.

- Yêu đơn phương là đau khổ và không hề lãng mạn. Người chúng ta tìm kiếm là người mà chúng ta ngỡ rằng sẽ hoàn thiện chúng ta và khẳng định giá trị của chúng ta, tình yêu của người đó sẽ sưởi ấm chúng ta khi về già. Đó là một ảo tưởng rất mạnh mẽ, nhưng rất hiếm trở thành hiện thực. Mối quan hệ lâu dài, sâu sắc cần phải có thời gian, sự tận tâm chu đáo và những suy nghĩ có tính chất lý trí ở một chừng mực nào đó.

- Làm những việc giống nhau thì đừng mong kết quả khác nhau. Chính chúng ta sẽ quyết định lựa chọn những người mà mình sẽ sống cùng. Gần như tất cả mọi hành động của chúng ta, bằng cách này hay cách khác, là sự biểu lộ những gì chúng ta nghĩ về bản thân mình. Thật đáng ngạc nhiên khi những mối quan hệ thân thiết nhất trong cuộc sống chúng ta thường xuất hiện, rồi sau cùng trong những cuộc tranh giành quyền lực lại trở thành kẻ thù.

- Khi người ta yêu cầu để ngừng đưa ra những lời nhận xét xúc phạm lẫn nhau vốn là nguồn gốc xung đột trong hôn nhân, họ lại chuyển trách nhiệm từ bản thân họ sang người kia, theo cách giải quyết các xung đột quốc tế, trong đó ai cũng muốn hoà bình nhưng không ai muốn là người đầu tiên ngừng gây chiến, vì sợ rằng điều đó chỉ càng khiến cho họ dễ bị thương tổn hơn mà thôi.

- Lẩn tránh sự thật là vô ích. Cha tôi chỉ có thể nhớ một vài chi tiết về việc nhận con nuôi và thề rằng ông không biết tên thật của tôi. Lời tuyên bố này về sau hoá ra là một lời nói dối.  Cha đẻ của tôi đã mất cách đó mấy năm để lại một cô con gái, nhưng hình như cô ấy cũng là con nuôi.

Giá mà tôi có thể trò chuyện với ông một lát, để nói với ông rằng cuối cùng thì mọi chuyện cũng ổn, rằng dù sao thì điều tốt đẹp đã xảy ra từ lỗi lầm của ông. Nếu tôi không thể yêu ông được, tôi ước mình có thể đem lại cho ông sự thanh thản.

- Lừa dối chính mình là sự sai lầm tệ hại. Còn có đặc tính nào của con người bị khinh miệt hơn là sự đạo đức giả. Phủ nhận là cách mà mọi người dùng để tự lừa dối mình. Không ai khác ngoài chính chúng ta bị lừa hay thiệt thòi, nhưng những quyết định của cuộc sống không được dựa trên thực tế thì luôn gắn với sai lầm. Khi mà ước mơ chúng ta va chạm với hiện thực chúng ta đang là ai thì tiếng kêu chói tai của nhận thức sẽ che mờ tâm trí chúng ta.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (49) - Già quá nhanh, thông minh quá trễ ảnh 4Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (31) - Không diệt, Không sinh, Đừng sợ hãi

- Ảo tưởng về một người xa lạ hoàn hảo. Không có một yếu tố nào của sự bất mãn về cuộc sống thông thường lớn hơn là niềm tin rằng hồi trẻ chúng ta đã sai lầm trong việc lựa chọn bạn đời.

Trước hết nó gây ra một sự tổn thương mà con cái phải gánh chịu. Chúng phải tập thích nghi với sự chia ly cha mẹ khi còn quá nhỏ.

- Tình yêu bất tử ngay cả trong cái chết. Đau khổ là một tiến trình hữu hạn mà tất cả chúng ta đều có thể hồi phục được. Chẳng có con đường nào đi vòng qua sự đau thương cả, bạn chỉ có thể đi xuyên qua nó mà thôi.

Nếu quả thật tình yêu có thể vượt qua cái chết thì nó chỉ có thể làm điều đó thông qua ký ức và lời cầu nguyện. Ký ức và lời cầu nguyện, với những điều đó trái tim của bạn, dù bị tan vỡ cũng sẽ luôn trọn vẹn và bạn sẽ đứng vững trong cuộc tranh đấu cho đến thời khắc cuối cùng.

- Không ai thích bị sai bảo. Chúng ta thường có xu hướng phản ứng lại như thế nào khi chúng ta bị bảo phải làm gì? Dù sự khước từ của chúng ta là rõ ràng (không làm) hay thụ động (quên mất), thì kết quả là mọi người thường thất vọng. Chúng ta đã được lập trình từ trong huyết thống để đòi quyền tự quyết. Tuy nhiên chúng ta vẫn muốn bảo người khác phải làm gì. Điều này đặc biệt đúng với các vị phụ huynh.

Trẻ em khi phải đối chất công khai với cha mẹ có thể bày tỏ sự bất hạnh của mình bằng cách không làm điều được bảo. Xu hướng hôn nhân thường có đặc điểm tiêu biểu là cãi nhau, tranh giành quyền lực, và cả hai đều có cảm giác không được lắng nghe.

- Bệnh tật có thể giúp trốn tránh trách nhiệm. Mọi người thường phải chịu đựng những thói quen nhàm chán, những công việc mà họ ghét, những mối quan hệ không vừa ý, tất cả những điều đó nhằm để hoàn thành những kỳ vọng của chính họ. Khi chúng ta không thể giảm nhẹ sự căng thẳng thì bệnh tật là một trong những cách từ bỏ trách nhiệm có thể chấp nhận được, dù chỉ là trong chốc lát.

- Mỗi người phải có trách nhiệm với sự lựa chọn mà mình đã quyết định trên con đường vô tận tìm kiếm hạnh phúc - giữ vững sức mạnh của nó như là một công cụ để chuyển đổi.

- Nỗi sợ hãi những điều mơ hồ. Cuộc sống đầy rẫy những điều không chắc chắn và những tai ương không lường trước được. Việc sử dụng nỗi sợ như một động lực cho hành vi đã bỏ qua một sự thật rằng không có khao khát nào mạnh hơn sự theo đuổi hạnh phúc và cuộc đấu tranh vì lòng tự trọng. Chính nỗi sợ cho tương lai hay nỗi hối tiếc cho quá khứ và sự không tự nguyện ở hiện tại đã lấy mất niềm vui sống của chúng ta.

- Cha mẹ chỉ có khả năng giới hạn trong việc định hướng hành vi con cái. Cha mẹ cố gắng dạy cho con cái mình những chuẩn mực đạo đức và lối cư xử mà họ nhận thấy là quan trọng, nhưng đó chỉ là cách sống của chúng ta, những người trưởng thành và điều này đã truyền tới bọn trẻ thông điệp thực sự về những gì chúng ta tin tưởng là đúng đắn. Việc chúng có hợp nhất những chuẩn mực này vào cuộc sống riêng của mình hay không lại phải tuỳ vào chúng.

- Thiên đàng duy nhất là thiên đàng đã mất. Trong hồi ức của ta, mọi thứ đều rẻ hơn, tội phạm ít hơn, con người thân thiện và đáng tin cậy hơn, các mối quan hệ gắn bó lâu dài hơn, các gia đình gần gũi nhau hơn, trẻ em lễ phép hơn, giai điệu âm nhạc hình như cũng du dương hơn. Khi chúng ta cố gắng chấp nhận quá khứ, thì vấn đề xảy ra đó là chúng ta thấy cuộc sống hiện tại như là quy trình vỡ mộng liên tiếp.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (49) - Già quá nhanh, thông minh quá trễ ảnh 5Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (28) - Không gì là không thể

- Sự khát khao những thiên đường trong quá khứ đã cản trở nỗ lực của chúng ta tìm tới ý nghĩa và niềm vui chính đáng của hiện tại. Ta có thể nuôi dưỡng niềm tin với những hứa hẹn vào sự tái ngộ và sự bất tử của những gì ta đã đánh mất.

- Biết cười là cách trị liệu sâu sắc nhất. Việc kiếm tìm lý do để tiếp tục sống là một hành động can đảm, nó có được là nhờ khả năng biết yêu và biết cười của chúng ta. Mỉm cười là dấu hiệu của tâm trạng vui vẻ và thừa nhận câu nói đùa đã ăn sâu vào bản chất của con người: Mọi thứ có thể rất ảm đạm nhưng bạn không cần phải quá lo sợ.

- Sức khoẻ tinh thần đòi hỏi quyền tự do lựa chọn. Trong trường hợp cuộc sống bị sự lo lắng dồn nén, mọi người cần có lòng quyết tâm để đương đầu với nỗi sợ và không đầu hàng chúng. Tránh né còn làm cho mọi sự tồi tệ hơn, đương đầu khiến cho mọi sự được cải thiện dần dần. Sức khoẻ tinh thần là một sự lựa chọn. Chúng ta càng có nhiều sự lựa chọn thì chúng ta càng có khả năng được hạnh phúc.

- Tha thứ là nỗ lực đơn giản nhất nhưng cũng khó khăn nhất của con người. Người ta thường nhầm lẫn giữa sự lãng quên, sự hoà giải và sự tha thứ nữa. Đây không phải là điều chúng ta làm cho người khác. Nó là món quà cho chính chúng ta. Nó tồn tại như là liệu pháp hàn gắn những thương tổn trong tâm hồn của chúng ta, một sự kết hợp đẹp đẽ giữa tình yêu và sự công bằng. Một hình thức tha thứ nào đó là sự chấm dứt của sự đau buồn. Khi đề cập đến quá khứ, một điều không tránh khỏi là quá trình tha thứ, là nỗ lực đơn giản nhất và cũng khó khăn nhất của con người.

- Trên văn bia tôi thích những lời sau đây của Raymond Carver: Và bạn đã nhận được những điều bạn muốn từ cuộc sống hay chưa? Tôi đã đạt được. Thế bạn đã muốn gì? Tôi muốn mình là người được yêu thương, để cảm thấy chính mình đã được yêu thương trên Trái đất này.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng