Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 “Đợi anh về”

04/11/2017 08:12
An Nhiên
(GDVN) - Tuyển thơ "Đợi anh về" sẽ góp phần như là một chiếc cầu nối giữa văn học Nga và Văn học Việt Nam, góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, ngày 3/11/2017, tại Hà Nội, hội Hữu nghị Việt – Nga, hội Hữu nghị Nga – Việt cùng Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã long trọng ra mắt Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 – “Đợi anh về”.

Lễ ra mắt Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 – “Đợi anh về” (Ảnh: An Nhiên).
Lễ ra mắt Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 – “Đợi anh về” (Ảnh: An Nhiên).

Tới tham dự lễ ra mắt có ông Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; ông Ngô Đức Mạnh – Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội, Đại sứ bổ nhiệm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Bang Nga; hai dịch giả Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Văn Minh dịch giả Tuyển tập thơ “Đợi anh về”…

Ông Ngô Tấn Đạt, Phó giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông phát biểu mở đầu chương trình (Ảnh: An Nhiên).
 Ông Ngô Tấn Đạt, Phó giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông phát biểu mở đầu chương trình (Ảnh: An Nhiên).

Về phía khách mời quốc tế có ông Konstantin Vaxilevic Vnukov – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Vadim Vladimiarovic Bublikov – Tham tán công sứ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam…

Tham tán công sứ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Vadim Vladimiarovic Bublikov phát biểu chia sẻ tại buổi lễ (Ảnh: An Nhiên).
Tham tán công sứ Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam, ông Vadim Vladimiarovic Bublikov phát biểu chia sẻ tại buổi lễ (Ảnh: An Nhiên).
Những tiết mục ca nhạc về đất nước và con người Nga đầy sâu lắng và cảm xúc.
Những tiết mục ca nhạc về đất nước và con người Nga đầy sâu lắng và cảm xúc.

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga cách đây tròn một thế kỷ, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người, xây dựng một xã hội mới, xóa bỏ ách bóc lột của chế độ cũ, thực hiện ước mơ về cuộc sống ấm no, hòa bình và hạnh phúc trên toàn thế giới.

Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, nhân dân Liên Xô trong vòng hai thập kỷ đã phải trải qua biết bao nhiêu cam go và thử thách để bảo vệ thành quả của Nhà nước và chính quyền Xô Viết.

Nhưng không có thử thách khốc liệt nào bằng cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại mà nhân dân Liên Xô phải tiến hành suốt gần 5 năm 1941-1945, với phát xít Đức xâm lược.

Hơn 27 triệu người con của của nhân dân Liên Xô đã ngã xuống, cơ sở hạ tầng dường như bị hủy hoại hoàn toàn.

Từ trong máu lửa của cuộc chiến tranh, nhân dân Xô Viết đã làm nên chiến thắng, giải phóng Liên Xô và góp phần giải phóng châu Âu.

Tất cả những điều đó đã được phản ánh thông qua những tác phẩm văn học chiến tranh Xô Viết, được vinh danh là Văn học Chiến tranh Vệ quốc.

Lần đầu tiên, một tập thơ về Chiến tranh vệ quốc có quy mô nhất được dịch ra tiếng Việt, được Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành và giới thiệu ở Việt Nam.

Tập thơ bao gồm 180 bài thơ của 24 nhà thơ của nền thơ Chiến tranh Vệ quốc đã được chọn dịch ra tiếng Việt mang tên Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945: Đợi anh về.

Góc trưng bày Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 – “Đợi anh về” tại buổi lễ ra mắt (Ảnh: An Nhiên).
Góc trưng bày Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 – “Đợi anh về” tại buổi lễ ra mắt (Ảnh: An Nhiên).

Cũng trong buổi lễ ra mắt, dịch giả Nguyễn Huy Hoàng người đã dày công chọn lọc và dịch 180 bài thơ của 24 tác giả tiêu biểu nhất trong nền thơ ca Chiến tranh Vệ quốc như Ximonov, Onga Bergolls, Tvardovxki, Anna Akhmatova, Evtusenko… đã có những chia sẻ về tập thơ.

Dịch giả Nguyễn Huy Hoàng đã có những chia sẻ về Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 – “Đợi anh về” đầy cảm xúc (Ảnh: An Nhiên).
Dịch giả Nguyễn Huy Hoàng đã có những chia sẻ về Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 – “Đợi anh về” đầy cảm xúc (Ảnh: An Nhiên).

Những bài thơ trong tập thơ này đã thể hiện một cách chân thực về cuộc chiến tranh đẫm máu; và qua đó, tính cách Nga được bộc lộ một cách rõ ràng và sâu sắc nhất.

Đó là sự tàn khốc, bi thương, nhưng hào hùng và lạc quan tin tưởng, như nhà mỹ học Borev đã nói: “Đó là những tiếng khóc đau thương về sự hy sinh và mất mát, nhưng đồng thời cũng là tiếng ca vinh quang về sự bất tử”.

Những độc giả yêu thơ ca Nga sẽ nhận ra nhiều bài thơ trong tập thơ này đã được phổ nhạc thành các bài hát yêu thích không chỉ ở Nga và còn ở Việt Nam.

Hy vọng tập thơ sẽ mang lại cho nhân dân Việt Nam một sự hiểu biết  đồng cảm và tự hào với cuộc chiến tranh giữ nước của nhân dân Liên Xô và nền văn học Xô Viết.

Tuyển thơ Đợi anh về sẽ góp phần như là một chiếc cầu nối giữa văn học Nga và Văn học Việt Nam, góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga”.

An Nhiên