Nhiều người Việt đánh mất cơ hội vì kiểu làm ăn manh mún, khôn lõi

28/05/2013 13:09
Hoàng Lực
(GDVN) - Nhà Việt Nam học Dania Mishukova cho rằng trong làm ăn buôn bán ai cũng mong thu lợi nhanh, kiếm thật nhiều tiền. Nhưngrõ ràng kiểu làm ăn manh mún, “khôn lõi” của một số ít người Việt đang làm các bạn mất đi cơ hội.
Nói tiếng Việt thành thạo, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Việt Nam học, bảo vệ luận văn tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học đồng thời giảng dạy tiếng Việt đồng thời là tác giả cuốn sách: “Việt Nam - Đất nước con rồng cháu tiên” bằng tiếng Nga và hiện tại đang làm CEO Marketing-thương hiệu cho một công ty du lịch, nhà Việt Nam học người Nga Dania Mishukova có một sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa Việt Nam có thể khiến bất cứ người Việt nào cũng cảm thấy bất  ngờ khi có dịp trò chuyện với cô..
Nhà Việt Nam học Dania Mishukova hiện đang là Tổng giám đốc thương hiệu và Maketing Công ty Cổ phần Pearl Beach Phú Quốc (Phú Quốc Beach Pearl JSC).
Nhà Việt Nam học Dania Mishukova hiện đang là Tổng giám đốc thương hiệu và Maketing Công ty Cổ phần Pearl Beach Phú Quốc (Phú Quốc Beach Pearl JSC).

Dưới góc nhìn của một người nghiên cứu văn hóa Việt Nam cùng với thực tế cuộc sống, Dania Mishukova nhận định rằng, chính tính cách, văn hóa làm nên sức mạnh người Việt. Đồng thời cô cũng chia sẻ những cảm nhận của mình với điểm yếu, với một khía cạnh “người Việt xấu xí” qua tính cách, tình huống bắt gặp trong cuộc sống.
Để giúp độc giả hiểu hơn về điểm yếu, điểm hạn chế góc khuất “người Việt xấu xí” dưới góc nhìn một chuyên gia nước ngoài, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với nhà Việt Nam học Dania Mishukova – Tổng giám đốc thương hiệu và Marketing Công ty Cổ phần Pearl Beach Phú Quốc (Phú Quốc Beach Pearl JSC). - Dưới góc nhìn của một nhà Việt Nam học, theo Daria đâu là điểm yếu nhất của người Việt? Điểm yếu này sẽ khiến người Việt mất đi cơ hội như thế nào?
Dania Mishukova: Nhưng hạn chế của người Việt Nam đó là không nhất quán trong hướng đi, nếu anh đã chọn hướng đi từ điểm A đến điểm B anh phải đi đến đích. Nhưng tôi cảm nhận người Việt Nam cũng đi ba bước, một bước, hai bước, ba bước rồi lại giật lùi đi lại từ đầu. Điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều sự phát triển của cá nhân, hay rộng hơn là đất nước phát triển
- Trong kinh doanh, không tránh được một thực tế nhiều đối tác nước ngoài chưa đặt niềm tin vào người Việt vì kiểu làm ăn manh mún, "khôn lõi" của một bộ phận nhỏ người Việt, theo Daria điều này xuất phát từ đâu?
Daria Mishukova: Daria nghĩ rằng việc làm ăn buôn bán ai cũng mong thu lợi nhanh, kiếm thật nhiều tiền. Những rõ ràng kiểu làm ăn manh mún, “khôn lõi” của một số ít người Việt đang làm các bạn mất đi cơ hội. Trong khi chưa xây dựng được thương hiệu, lòng tin với đối tác với thị trường đã tìm cách gian dối thu lợi cho mình.

Tôi xin lấy ví dụ, hai bên đã ký kết hợp đồng giao hàng. Nhà sản xuất Việt Nam hứa nhiều, nhưng trong thực tế chỉ thực hiện trên dưới 60% hàng theo hợp đồng đúng trong thời hạn quy định. Sau đó dấn đến những chuyện xảy ra tranh cãi phía sau làm giảm uy tín doanh nghiệp Việt.

Hoặc hai bên đã hợp tác với nhau và tương đối hài lòng với kết quả nhưng tình hình thị trường đã thay đổi, bên thứ ba xuất hiện và chào hàng với giá cạnh tranh. Có khi doanh nghiệp Việt Nam không phân tích kỹ thị trường và không áp dụng những biện pháp giải quyết kịp thời, do vậy đã mất đi đối tác của mình. Hình như nay ngành dệt may Việt Nam đang gặp khó khăn vì lý do này.

Hoặc ngay chính lĩnh vực đầu tư và du lịch. Nhiều năm Việt Nam tự hào nói ra đảo Phú Quốc sẽ là một Phuket của Việt Nam về quy mô du lịch. Nay đảo Phú Quốc có sân bay quốc tế nhưng chưa có hãng nào bắt đầu bay từ Phú Quốc và chưa có chuyến bay dự phòng cho các công ty du lịch.

Tại sao nhà đầu tư nước ngoài ít quan tâm đến việc đầu tư và xây dựng khách sạn tại Phú Quốc. Trong khi đó tại PhuKet dù chưa đẩy 2 năm sau khi bị sóng thần phá hoại, cơ sở hạ tầng của PhuKet đã được xây dựng lại to đẹp hơn nhiều so với trước bi kịch sóng thần. Có nhiều công ty, cá nhân có nguồn tài chính mạnh mẽ và muốn đầu tư xây dựng khách sạn tại sao người ta chưa đến Phú Quốc, rõ ràng điều kiện cho nhà đầu tư không bằng những nơi khác trong khu vực. Daria nghĩ tất cả điều này xuất phát từ cái nhìn thiếu tính triệt để của người làm kinh doanh và quản lý.

- Daria nghĩ sao thế nào về lòng tham?

Daria Mishukova: Thực sự anh đưa ra câu hỏi rất khó, điều này cũng nhạy cảm nữa. Daria chỉ kể câu chuyện về khách du lịch khi đến Việt Nam, họ không muốn mua quà lưu niệm tại sân bay vì giá cả đắt đỏ do việc tính thuế cao. Nhưng vào trong các khu chợ nhiều khi thấy ngạc nhiên vì bán đắt hơn cả sân bay. Điều này khiến khách du lịch hoài nghi và dĩ nhiên họ sẽ không mua hàng. Sự tham lam Daria nghĩ đâu cũng có và nhưng không phải tất cả mọi người đều tham. Dania cũng biết nhiều người Việt Nam lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, người quen bằng tiền bạc và lời khuyên hữu ích hay những hành động thực tế, kịp thời.

- Xin cảm ơn Dania, chúc Dania luôn mạnh khỏe, may mắn và thành công!
Daria Mishukova được giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam gọi với cái tên thân mật đầy kính trọng Nhà Đông phương học, nhà Việt Nam học. Với những đóng góp của mình cho việc quảng bá văn hóa du lịch Việt Nam, năm 2012 tác giả của cuốn sách “Việt Nam - Đất nước con Rồng cháu Tiên” Dania Mischukova đã vinh dự được trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao du lịch”. Tại buổi trao kỷ niệm chương, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Lê Khánh Hải khẳng định: Những đóng góp của Daria Mishukova đã góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, qua đó thế giới có dịp hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển giao thương du lịch, văn hóa.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực