Quốc gia khởi nghiệp, quyển sách "hớp hồn" CEO Đặng Lê Nguyên Vũ (P2)

06/07/2013 14:47
P.V (trích từ sách Quốc gia khởi nghiệp)
(GDVN) - Để hiểu rõ hơn vì sao quyển sách “Quốc gia khởi nghiệp” có thể “hớp hồn” vị CEO đứng đầu Tập đoàn cà phê Việt nổi tiếng này, báo Giáo dục Việt Nam xin trích đăng nguyên văn 3 chương (6,7 và 11) trong quyển sách này đến đông đảo độc giả:
NÔNG TRANG (KIBBUTZ) VÀ CUỘC CÁCH MẠNG NÔNG NGHIỆP Trung tâm của cú nhảy vĩ đại đầu tiên là là một phát kiến xã hội và một phát kiến mà quy mô không hề tương xứng với tầm ảnh hưởng địa phương và quốc tế của chính nó: Nông trang (kibbutz). Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, song những nông trang viên sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Sự trỗi dậy của nông trang một phần là kết quả của những đột phá trong công nghệ và nông nghiệp do các nông trang và trường đại học của Israel thực hiện. Sự chuyển dịch từ những khó khăn khắc nghiệt và những lý tưởng không thể lay chuyển của thế hệ lập quốc cũng như chuyển dịch từ việc cày bừa sang công nghiệp tiên tiến là điều có thể quan sát được tại một nông trang như Hatzerim. Nông trang này, cùng với 10 khu định cư nhỏ và biệt lập khác, đã được dựng lên chỉ trong một đêm tháng 10 năm 1946, khi Haganah, lực lượng quân sự chính của nhà nước tiền Do Thái muốn thiết lập sự hiện diện của mình tại những điểm chiến lược ở khu vực phía Nam sa mạc Negev. Khi bình minh ló dạng, năm người phụ nữ và 21 người đàn ông được phái đến để xây dựng cộng đồng, thấy mình đang đứng trên một ngọn đồi khô cằn và hoang dã chỉ thấy một cây keo duy nhất ở phía chân trời. Phải mất một năm trước khi nhóm quản lý xây dựng đường ống có đường kính 6 inch7 dẫn nước từ khu vực cách đó 40 dặm. Trong suốt Cuộc chiến Độc lập năm 1948, nông trang Hatzerim đã bị tấn công và cắt đứt nguồn nước. Thậm chí sau khi cuộc chiến kết thúc, do đất bị nhiễm mặn, khó canh tác mà vào năm 1959, những thành viên nông trang đã tranh cãi 7. 1 inch = 2,54 cm vệ sinh là sự suy đồi không thể chấp nhận được. Ngay cả trong một nước Israel nghèo khổ và bị vây hãm của những năm 1950, khi những nhu yếu phẩm cũng bị giới hạn, bệ xí xả nước vẫn được xem là tiện nghi phổ thông trong mọi khu dân cư và thành phố của Israel. Người ta đồn rằng khi chiếc bệ xí đầu tiên được lắp tại một nông trang, Herzfield đã tự tay dùng rìu phá tan nó. Nhưng đến những năm 1960, ngay cả Herzfield cũng không thể chống lại sự tiến bộ, và hầu hết các nông trang đều lắp đặt nhà vệ sinh có xả nước. 
Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới....
Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới....
Mô hình nông trang có tính chất tập trung và dân chủ cao độ. Mỗi câu hỏi của vấn đề tự quản, như trồng cây gì hay thành viên có nên sở hữu tivi đều được đưa ra thảo luận không dứt. Shimon Peres nói với chúng tôi: “Tại nông trang không có cảnh sát, không có tòa án. Thời tôi làm thành viên ở đó, người ta không có tiền riêng; và thậm chí còn không có cả thư riêng trước lúc tôi đến. Thư gửi đến và ai cũng được đọc”. Có lẽ điều gây tranh cãi nhất là việc trẻ em tại nông trang được tất cả mọi người nuôi dưỡng. Tuy mỗi nơi mỗi khác, nhưng hầu hết các nông trang đều có những “nhà trẻ”, ở đó trẻ em cùng chung sống và được các thành viên trong nông trang chăm sóc.  Tại hầu hết các nông trang, trẻ con được gặp cha mẹ của chúng vài tiếng mỗi ngày, nhưng chúng ngủ cùng bạn bè, chứ không phải ở nhà cha mẹ. Những khó khăn về mặt môi trường mà các nông trang phải đối mặt cuối cùng lại vô cùng hiệu quả, giống như những mối đe dọa an ninh của Israel. Ngân sách lớn chi cho việc phát triển và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề quân sự thông qua công nghệ cao – bao gồm công nghệ nhận diện giọng nói, thông tin liên lạc, quang học, phần cứng, phần mềm và nhiều lĩnh vực khác – đã giúp Israel khởi động, đào tạo và duy trì khối công nghệ dân sự.
Bất lợi của quốc gia khi có một phần lãnh thổ bị sa mạc hóa đã được chuyển hóa thành của cải. Nhìn vào Israel hôm nay, hầu hết du các khách sẽ ngạc nhiên khi biết 95% diện tích của đất nước bị xếp vào nhóm nửa khô hạn, khô hạn hoặc rất khô hạn, dựa vào lượng mưa hằng năm. Thật vậy, khi mới lập quốc, sa mạc Negev đã tràn lên phía Bắc, giữa Jerusalem và Tel Aviv. Vẫn là vùng đất lớn nhất Israel, nhưng tiến trình xâm thực của sa mạc Negev đã bị đảo lộn khi vùng đất phía Bắc của nó đã phủ đầy các cánh rừng và các cánh đồng nông nghiệp do con người trồng. Phần lớn điều này đạt được là nhờ các chính sách thủy lợi sáng tạo từ thời của Hatzerim. Israel ngày nay dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải: Hơn 70% lượng nước được tái chế, gấp ba lần tỉ lệ tại Tây Ban Nha, quốc gia đứng vị trí thứ hai.  Về chuyện đóng cửa Hatzerim để chuyển đến địa điểm khác có môi trường thân thiện hơn. Nhưng rồi cộng đồng này đã quyết định ở lại khi nhận ra vấn đề đất nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến Hatzerim mà hầu như là toàn bộ vùng Negev. Hai năm sau, thành viên quản lý nông trang Hatzerim đã rửa đất đai tới mức có thể trồng trọt được. Tuy nhiên, đây chỉ mới là những đột phá đầu tiên của Hatzerim cho chính họ và cho cả quốc gia. Vào năm 1965, kỹ sư thủy lợi Simcha Blass đến Hatzerim với ý tưởng cho một phát minh ông muốn thương mại hóa: Công nghệ tưới nhỏ giọt. Đây là khởi đầu của cái mà sau này đã trở thành Netafim, công ty toàn cầu về kỹ thuật tưới tiêu nhỏ giọt. Giáo sư Ricardo Hausmann đứng đầu Trung tâm Phát triển Quốc tế tại Đại học Harvard, và là nguyên Bộ trưởng Phát triển trong chính phủ Venezuela. Ông cũng là chuyên gia nổi tiếng thế giới về các mô hình phát triển kinh tế quốc gia. Mọi quốc gia đều có khó khăn và hạn chế, ông nói với chúng tôi, nhưng điều gây kinh ngạc của Israel chính là thiên hướng tiếp nhận các vấn đề – như sự thiếu nước – và biến chúng thành tài sản – như trong trường hợp này là dẫn đầu trong các lĩnh vực nông nghiệp vùng hoang mạc, tưới nhỏ giọt và khử mặn. Mô hình nông trang luôn ở vị trí hàng đầu trên khắp đất nước, nhưng lớn nhất và có lẽ cũng là phi thường hơn cả chính là rừng Yatir. Năm 1932, Yosef Weitz trở thành quan chức lâm nghiệp hàng đầu tại Quỹ quốc gia Do Thái, một tổ chức tiền nhà nước chuyên mua đất và trồng cây trên mảnh đất mà sau này là Israel. Weitz mất hơn 30 năm để thuyết phục chính tổ chức và chính phủ của mình trồng rừng trên khu đồi ở rìa sa mạc Negev. Hầu hết đều nghĩ việc này là bất khả thi. Giờ đây ở đó có khoảng 4 triệu cây trồng. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy khu rừng vươn ra như một bản sắp chữ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bao quanh là sa mạc và đất khô ở một nơi khu rừng lẽ ra không thể tồn tại. FluxNet, một dự án nghiên cứu môi trường toàn cầu phối hợp cùng NASA thu thập dữ liệu từ hơn 100 tháp theo dõi trên khắp thế giới. Chỉ có một ngọn tháp nằm giữa một khu rừng trong vùng bán khô hạn: Rừng Yatir. Rừng Yatir sống nhờ nước mưa, mặc dù lượng mưa hằng năm tại đây chỉ đạt 280mm, tương đương 1/3 lượng mưa hằng năm ở Dallas, Texas. Thế nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện cây trồng trong rừng Yatir có tốc độ sinh trưởng tự nhiên nhanh hơn kỳ vọng, và lượng hấp thụ khí carbon dioxide từ không khí của chúng tương đương với những khu rừng ở vùng ôn đới. 
Những thành viên nông trang Mashabbe Sade đã tìm ra cách sử dụng nước tái chế không chỉ một mà những hai lần.
Những thành viên nông trang Mashabbe Sade đã tìm ra cách sử dụng nước tái chế không chỉ một mà những hai lần. 
Nông trang Mashabbe Sade, cũng trong sa mạc Negev còn đi xa hơn: Những thành viên nông trang đã tìm ra cách sử dụng nước tái chế không chỉ một mà những hai lần. Họ đã đào giếng sâu bằng chiều dài mười sân bóng đá – gần nửa dặm – và phát hiện nguồn nước vừa ấm vừa mặn. Điều này không có vẻ gì là tuyệt vời, cho đến khi họ tham khảo ý kiến từ giáo sư Samuel Appelbaum của trường Đại học Ben-Gurion tại Negev: Ông ấy nhận ra đây là nguồn nước hoàn hảo để nuôi cá nước ấm. “Không đơn giản khi phải thuyết phục người ta rằng nuôi cá trên sa mạc là việc làm có ý nghĩa”, nhà ngư học Appelbaum nói. “Nhưng việc đập tan ý nghĩ rằng đất đai cằn cỗi đồng nghĩa với vô dụng và không màu mỡ lại rất quan trọng.” Các nông trang viên bắt đầu bơm nguồn nước nóng 37 độ vào trong các bể chứa cá rô phi, cá chẽm và cá vược để sản xuất thương mại. Sau khi được dùng trong bể cá, chỗ nước chứa chất thải của cá giờ lại là nguồn phân bón hoàn hảo cho các rặng cây chà là và ôliu. Các nông trang cũng tìm ra cách trồng rau và cây ăn trái được tưới trực tiếp bằng nguồn nước ngầm. Một thế kỷ trước, Israel đã được Mark Twain và nhiều du khách khác miêu tả là vùng đất đa phần cằn cỗi. Giờ đây nơi này có khoảng 240 triệu cây xanh do hàng triệu người cùng trồng. Rừng cây được trồng năm 1960. Nền kinh tế Israel không chỉ mở rộng, mà còn trải qua điều mà Hausmann gọi là “cú nhảy vọt”, diễn ra khi một nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách thu nhập đầu người với những quốc gia giàu có ở thế giới thứ nhất. Trong khi những giai đoạn tăng trưởng kinh tế rất phổ biến ở hầu hết các nước, thì những cú nhảy vọt lại hiếm hoi hơn. Một phần ba nền kinh tế thế giới đã trải qua giai đoạn tăng trưởng trong 50 năm qua, nhưng chưa tới 10% số này đạt được một bước nhảy vọt. Tuy nhiên, nền kinh tế Israel đã tăng thu nhập bình quân đầu người của mình từ mức chỉ bằng 25% Mỹ vào năm 1950 lên thành 60% vào năm 1970. Điều này có nghĩa Israel đã tăng gấp đôi tiêu chuẩn sống so với Mỹ chỉ trong vòng 20 năm.  Trong suốt giai đoạn này, chính phủ đã không có nỗ lực nào để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp tư nhân, và nếu có, cũng chỉ là cường điệu sự thù địch sâu sắc với lợi ích của khối tư nhân. Mặc dù phe đối lập của chính phủ bắt đầu phản đối bàn tay kinh tế nặng nề và thái độ chống thị trường tự do của chính phủ, những cũng chỉ một thiểu số lên tiếng chỉ trích. Nếu chính quyền biết trân trọng và tìm cách mở đường cho các sáng kiến dành cho khối tư nhân, nền kinh tế đã có thể tăng trưởng còn nhanh hơn. Dan Yakir là nhà khoa học tại Viện Weizmann, người quản lý trạm nghiên cứu FluxNet tại Yatir. Ông cho biết khu rừng không chỉ chứng minh rằng cây cối có thể phát triển ở những khu vực bị xem là hoang mạc, mà còn cho thấy chỉ cần trồng rừng trên 12% diện tích đất bán hoang mạc của thế giới là có thể giảm một tỉ tấn carbon ở tầng khí quyển mỗi năm – tương đương với lượng khí CO2 thải ra từ 1000 nhà máy nhiệt điện công suất 500 MW hằng năm. Một tỉ tấn carbon cũng góp vào một trong bảy “nhân tố bình ổn” mà giới khoa học cho là sẽ cần thiết để cân bằng lượng carbon trên tầng khí quyển ở mức hiện tại. Tháng 12 năm 2008, Đại học Ben-Gurion chủ trì một hội nghị chống sa mạc hóa lớn nhất thế giới do Liên Hợp Quốc tài trợ. Các chuyên gia đến từ 40 nước háo hức được tận mắt chứng kiến tại sao Israel là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang dần bị đẩy lùi.* Còn nữa... Nội dung tiếp theo của chương 6: CÚ NHẢY VỌT CỦA ISRAEL
P.V (trích từ sách Quốc gia khởi nghiệp)