Ảnh độc: Sạp Tam thành Bát bửu của vua ThànhThái

08/05/2012 05:57
Lê Ngọc Dương Cầm
(GDVN) - Chiếc sạp Tam thành Bát bửu bằng cẩm lai, chạm trổ tinh xảo này đang được một chàng trai trẻ tên P.N, hiện sống tại TP.HCM cất giữ.
Sau 40 năm bị đày sang đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, cựu hoàng Thành Thái đã trở về Việt Nam, sống trong một căn nhỏ nằm trên con đường ngày nay gọi là đường Sương Nguyệt Anh. Đây là chiếc sạp được cựu hoàng Thành Thái mang từ Huế về Sài Gòn năm 1947, khi ông vừa trở về cố hương. Cơ duyên để chàng trai trẻ P. N có được báu vật mang tính lịch sử, đã từng được vị vua yêu nước của Việt Nam nằm là vào năm 2007. Anh đã tìm gặp người cháu nội của cựu hoàng Thành Thái, bà Tôn nữ Khả Ái, với mong muốn được tận mắt chứng kiến chiếc sạp “Tam thành Bát bửu” (3 thành giường và có 8 linh vật được chạm trổ).
Sau 40 năm bị đày sang đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, cựu hoàng Thành Thái đã  trở về Việt Nam, sống trong một căn nhỏ nằm trên con đường ngày nay gọi là đường Sương Nguyệt Anh. Đây là chiếc sạp được cựu hoàng Thành Thái mang từ Huế về Sài Gòn năm  1947, khi ông vừa trở về cố hương. Cơ duyên để chàng trai trẻ P. N có được báu vật mang tính lịch sử, đã từng được vị vua yêu nước của Việt Nam nằm là vào năm 2007. Anh đã tìm gặp người cháu nội của cựu hoàng Thành Thái, bà Tôn nữ Khả Ái, với mong muốn được tận mắt chứng kiến chiếc sạp “Tam thành Bát bửu” (3 thành giường và có 8 linh vật được chạm trổ).
Thấy anh am hiểu và yêu thích món đồ phủ bụi thời gian của tiền nhân, bà Khả Ái đã ngỏ lời sang nhượng lại. Dù đã ở tuổi 94, nhưng bà vẫn còn minh mẫn, dặn dò: “Bà muốn con giữ gìn kỷ vật này cẩn thận và không được bán lại”. P.N đã hứa và hậu duệ của cựu hoàng đã trao cho anh chiếc sạp quý….
Thấy anh am hiểu và yêu thích món đồ phủ bụi thời gian của tiền nhân, bà Khả Ái đã ngỏ lời sang nhượng lại. Dù đã ở tuổi 94, nhưng bà vẫn còn minh mẫn, dặn dò: “Bà muốn con giữ gìn kỷ vật này cẩn thận và không được bán lại”. P.N đã hứa và hậu duệ của cựu hoàng đã trao cho anh chiếc sạp quý….
Để có chiếc sạp quý, chạm trổ tinh xảo này, P.N đã trả cho bà Khả Ái 37 lượng vàng.
Để có chiếc sạp quý, chạm trổ tinh xảo này, P.N đã trả cho bà Khả Ái 37 lượng vàng.
Chiếc sạp trên từng được vua Thành Thái “ngự”, đến nay đã trên 100 năm tuổi. Theo thời gian, gỗ cẩm lai “lên nước” bóng loáng
Chiếc sạp trên từng được vua Thành Thái “ngự”, đến nay đã trên 100 năm tuổi. Theo thời gian, gỗ cẩm lai “lên nước” bóng loáng
Nhiều hoa văn được bàn tay của người thợ mộc chạm trổ công phu, theo những điển tích của Việt Nam.
Nhiều hoa văn được bàn tay của người thợ mộc chạm trổ công phu, theo những điển tích của Việt Nam.
“Linh hồn” của chiếc sạp chính là phiến đá cẩm thạch trắng, hình tròn…
“Linh hồn” của chiếc sạp chính là phiến đá cẩm thạch trắng, hình tròn…
Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy một con Giao Long, tượng trưng cho đế vương, đang trườn từ trong nước ra. Những gợn sóng rất tự nhiên của cẩm thạch làm cho khung cảnh trong phiến đã trở nên hùng vĩ…
Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy một con Giao Long, tượng trưng cho đế vương, đang trườn từ trong nước ra. Những gợn sóng rất tự nhiên của cẩm thạch làm cho khung cảnh trong phiến đã trở nên hùng vĩ…
Theo lời bà Khả Ái kể lại cho P.N nghe, lúc chế tác chiếc sạp này, những nghệ nhân đã vất vả tìm khắp cả nước để có phiến đá cẩm thạch đặc biệt này.
Theo lời bà Khả Ái kể lại cho P.N nghe, lúc chế tác chiếc sạp này, những nghệ nhân đã vất vả tìm khắp cả nước để có phiến đá cẩm thạch đặc biệt này.
Chân giường được cách điệu thành móng rồng, hùng dũng ôm lấy quả trân châu.
Chân giường được cách điệu thành móng rồng, hùng dũng ôm lấy quả trân châu.
Hoa văn tinh xảo trên thành sạp.
Hoa văn tinh xảo trên thành sạp.
Những đường nét uốn lượn mềm mại, sinh động trên nền gỗ đều được các nghệ nhân thực hiện bằng thủ công….
Những đường nét uốn lượn  mềm mại, sinh động trên nền gỗ đều được các nghệ nhân thực hiện bằng thủ công….
Một cánh chim đang tung cánh hùng dũng.
Một cánh chim đang tung cánh hùng dũng.
Hai con vật chúa tể: Hổ và đại bàng, được chạm trổ theo điển tích “Anh hùng tương ngộ”.
Hai con vật chúa tể: Hổ và đại bàng, được chạm trổ theo điển tích “Anh hùng tương ngộ”.
Phiến đá cẩm thạch nhỏ nằm dưới thành sạp.
Phiến đá cẩm thạch nhỏ nằm dưới thành sạp.
Bao quanh phiến cẩm thạch trọng tâm còn có nhiều phiến cẩm thạch vệ tinh khác.
Bao quanh phiến cẩm thạch trọng tâm còn có nhiều phiến cẩm thạch vệ tinh khác.
Thành Thái là vị vua yêu nước, sinh ngày 14-3-1879 tên thật là Nguyễn Phước Bửu Lân, là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh hoàng hậu (Phạm Thị Điều). Khi vua Đồng Khánh băng hà vào 28.1.1889, ông được chọn nối ngôi,lúc mới vừa tròn 10 tuổi (2.2.1889). Tại vị được 16 năm, đến ngày 3.9.1907, ông bị chính quyền bảo hộ Pháp ép thoái vị. Ông băng hà vào ngày 20.3.1954, hưởng dương 75 tuổi.
Thành Thái là vị vua yêu nước, sinh ngày 14-3-1879 tên thật là Nguyễn Phước Bửu Lân, là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh hoàng hậu (Phạm Thị Điều). Khi vua Đồng Khánh băng hà vào 28.1.1889, ông được chọn nối ngôi,lúc mới vừa tròn 10 tuổi (2.2.1889). Tại vị được 16 năm, đến ngày 3.9.1907, ông bị chính quyền bảo hộ Pháp ép thoái vị. Ông băng hà vào ngày 20.3.1954, hưởng dương 75 tuổi.
Lê Ngọc Dương Cầm