Ảnh và clip sóng biển đánh "tơi tả" bờ biển Cửa Đại, Hội An

29/09/2015 14:45
THÙY LINH
(GDVN) - Tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) những năm gần đây được ví như vũ bão. Dù chính quyền đã tìm cách khắc phục nhưng sạt lở vẫn tiếp diễn.
Đỉnh điểm của tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại là vào cuối năm 2014 (trong ảnh vào tháng 10/2014, Báo Giáo dục Việt Nam đã phản ánh). Sóng lớn dâng cao đã đánh sập hàng rào chắn bằng bê-tông khiến bở biển Cửa Đại dài khoảng 3km sạt lở nghiêm trọng. Nhiều nhà hàng, khách sạn, resort...dọc bờ biển này bị đe dọa, có nguy cơ trôi ra biển.
Đỉnh điểm của tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại là vào cuối năm 2014 (trong ảnh vào tháng 10/2014, Báo Giáo dục Việt Nam đã phản ánh). Sóng lớn dâng cao đã đánh sập hàng rào chắn bằng bê-tông khiến bở biển Cửa Đại dài khoảng 3km sạt lở nghiêm trọng. Nhiều nhà hàng, khách sạn, resort...dọc bờ biển này bị đe dọa, có nguy cơ trôi ra biển.
Đường bê-tông đã bị sóng biển "ngoạm" nhìn rất nham nhở...
Đường bê-tông đã bị sóng biển "ngoạm" nhìn rất nham nhở...
Sau khoảng một năm, Quảng Nam đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học có mời các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và ngoài nước cùng tìm cách "cứu" bờ biển này. Nhưng chưa có cách nào thuyết phục nhất...
Sau khoảng một năm, Quảng Nam đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học có mời các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và ngoài nước cùng tìm cách "cứu" bờ biển này. Nhưng chưa có cách nào thuyết phục nhất...
...mọi ý tưởng vẫn đang là "ý tưởng", bờ biển Cửa Đại bây giờ đã dần mất đi.
...mọi ý tưởng vẫn đang là "ý tưởng", bờ biển Cửa Đại bây giờ đã dần mất đi. 
Sạt lở ăn sâu vào các nhà hàng gần biển. Theo các chủ nhà hàng, trước đây từ nhà hàng muốn ra tắm biển thì phải đi bộ một quãng rất xa. Nhưng bây giờ sóng biển đã cận kề...
Sạt lở ăn sâu vào các nhà hàng gần biển. Theo các chủ nhà hàng, trước đây từ nhà hàng muốn ra tắm biển thì phải đi bộ một quãng rất xa. Nhưng bây giờ sóng biển đã cận kề...
Để níu kéo, một số nhà hàng, khách sạn dùng bao bố chắn trên bờ nhằm giảm sự xâm thực của biển. Phía trước dựng tạm vài lều tranh để phục vụ khách du lịch, nhìn rất thảm...
Để níu kéo, một số nhà hàng, khách sạn dùng bao bố chắn trên bờ nhằm giảm sự xâm thực của biển. Phía trước dựng tạm vài lều tranh để phục vụ khách du lịch, nhìn rất thảm...
Những bao bố chắn sóng đã phủ đầy rêu xanh. Không biết những bao bố này sẽ chịu đựng được bao lâu trước sự xâm thực ngày càng lớn của sóng biển...
Những bao bố chắn sóng đã phủ đầy rêu xanh. Không biết những bao bố này sẽ chịu đựng được bao lâu trước sự xâm thực ngày càng lớn của sóng biển...
Một số resort đổ đá kè bê-tông chống lại với sạt lở nhưng không khả thi...
Một số resort đổ đá kè bê-tông chống lại với sạt lở nhưng không khả thi...
Du khách nước ngoài tắm biển, nghỉ ngơi trên bờ biển như thế này...Ai cũng luyến tiếc về một bờ biển thơ mộng và đẹp nhất miền Trung ngày xưa đã dần bị xóa sổ!
Du khách nước ngoài tắm biển, nghỉ ngơi trên bờ biển như thế này...Ai cũng luyến tiếc về một bờ biển thơ mộng và đẹp nhất miền Trung ngày xưa đã dần bị xóa sổ!
Biển xâm thực đã vào tới hàng dừa gần sát đường...Theo ông Nguyễn Văn Dũng, quyền Chủ tịch UBND TP. Hội An, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền tại khu vực phường Cửa Đại từ 30m- 50m, đặc biệt sau cơn bão số 3 vừa qua tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại càng nghiêm trọng.
Biển xâm thực đã vào tới hàng dừa gần sát đường...Theo ông Nguyễn Văn Dũng, quyền Chủ tịch UBND TP. Hội An, mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền tại khu vực phường Cửa Đại từ 30m- 50m, đặc biệt sau cơn bão số 3 vừa qua tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại càng nghiêm trọng. 
Ông Dũng cho biết, thời gian qua, một số đoạn, được đầu tư kè bê tông cốt thép, một số khu du lịch có làm kè tuy nhiên vẫn không ngăn được sạt lở. "Năm 2014 đã đầu tư làm 300 m kè mềm công nghệ của Hà Lan, năm 2015 kè thêm 100 m nữa với kinh phí 2 năm khoảng 20 tỷ đồng nhưng chỉ tạm ổn chứ chưa hết nỗi lo...", ông Dũng cho biết.
Ông Dũng cho biết, thời gian qua, một số đoạn, được đầu tư kè bê tông cốt thép, một số khu du lịch có làm kè tuy nhiên vẫn không ngăn được sạt lở. "Năm 2014 đã đầu tư làm 300 m kè mềm công nghệ của Hà Lan, năm 2015 kè thêm 100 m nữa với kinh phí 2 năm khoảng 20 tỷ đồng nhưng chỉ tạm ổn chứ chưa hết nỗi lo...", ông Dũng cho biết.
Tại hội thảo "Cửa sông, bờ biển và kỹ thuật sông" tổ chức vào giữa tháng 9/2015, PGS-TS Trần Thanh Tùng, Đại học Thủy Lợi cho biết: Tại bờ biển du lịch Hội An, nếu muốn tái tạo bãi biển nhanh thì bắt buộc chúng ta phải “nuôi bãi”, đồng thời kết hợp với các biện pháp công trình khác..."Giải pháp “nuôi bãi” đã được thế giới thực hiện từ năm 1930, nhiều ở Châu Âu, đặc biệt ở Hà Lan. Ở Việt Nam chưa áp dụng phương pháp này để chống xói lở. Về mặt kỹ thuật, Việt Nam có thể đáp ứng được nhưng đòi hỏi kinh phí rất cao, lại là không phải công trình cứng, vì người ta mang bùn cát đổ trực tiếp lên biển. Sau một thời gian, bùn cát này lại mất đi vì vậy việc “nuôi bãi” phải được thực hiện lại", ông Tùng nói.
Tại hội thảo "Cửa sông, bờ biển và kỹ thuật sông" tổ chức vào giữa tháng 9/2015, PGS-TS Trần Thanh Tùng, Đại học Thủy Lợi cho biết: Tại bờ biển du lịch Hội An, nếu muốn tái tạo bãi biển nhanh thì bắt buộc chúng ta phải “nuôi bãi”, đồng thời kết hợp với các biện pháp công trình khác..."Giải pháp “nuôi bãi” đã được thế giới thực hiện từ năm 1930, nhiều ở Châu Âu, đặc biệt ở Hà Lan. Ở Việt Nam chưa áp dụng phương pháp này để chống xói lở. Về mặt kỹ thuật, Việt Nam có thể đáp ứng được nhưng đòi hỏi kinh phí rất cao, lại là không phải công trình cứng, vì người ta mang bùn cát đổ trực tiếp lên biển. Sau một thời gian, bùn cát này lại mất đi vì vậy việc “nuôi bãi” phải được thực hiện lại", ông Tùng nói.
Tại hội thảo vừa qua, số liệu cho thấy, kè chống sạt lở kè chắn sóng thì kinh phí cho 1km là hơn 50 tỷ đồng. Trong khi đó, Hội An có 6km đang trong tình trạng sạt lở nghĩa là hơn 300 tỷ đồng cho công tác chống sạt lở...
Tại hội thảo vừa qua, số liệu cho thấy, kè chống sạt lở kè chắn sóng thì kinh phí cho 1km là  hơn 50 tỷ đồng. Trong khi đó, Hội An có 6km đang trong tình trạng sạt lở nghĩa là hơn 300 tỷ đồng cho công tác chống sạt lở...
Còn nếu sử dụng phương án kè tổng hợp (kè kết hợp với việc nuôi bãi) thì con số sẽ vượt quá 50 tỷ đồng/km rất nhiều. Với kinh phí “khủng” như thế thì thật khó khả thi…
Còn nếu sử dụng phương án kè tổng hợp (kè kết hợp với việc nuôi bãi) thì con số sẽ vượt quá 50 tỷ đồng/km rất nhiều. Với kinh phí “khủng” như thế thì thật khó khả thi…
Du khách khi đến với Hội An, ngoài khám phá nét cổ kính ở thành phố này, thì biển là nơi để họ thư giãn...Nếu bờ biển Cửa Đại không được khắc phục, tìm lại vẻ đẹp quyến rũ như ngày xưa thì "bãi biển đẹp nhất miền Trung" này cũng chỉ là hoài niệm...
Du khách khi đến với Hội An, ngoài khám phá nét cổ kính ở thành phố này, thì biển là nơi để họ thư giãn...Nếu bờ biển Cửa Đại không được khắc phục, tìm lại vẻ đẹp quyến rũ như ngày xưa thì "bãi biển đẹp nhất miền Trung" này cũng chỉ là hoài niệm...
Clip bờ biển Cửa Đại - Hội An bị biển xâm thực. Thực hiện Thùy Linh

THÙY LINH