Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Cà phê "tới bến" và "gần tới bến"

16/12/2012 15:40
Anh K, bạn tôi là một trong những thổ công ở thành phố Phan Thiết. Khi nghe tôi ngỏ ý muốn viết một bài báo về cà phê “gần tới bến” ở thành phố, anh phán một câu chắc nịch: "Được! Ông đi với tôi". Vậy là tôi cùng anh mỗi người một xe máy lên đường đi thực tế.

Dọc đường Trường Chinh từ vòng xuyến đường Tôn Đức Thắng – Trường Chinh – Trần Hưng Đạo đến quá cầu Cà Ty chỉ có khoảng 5km, thuộc địa bàn phường Xuân An và xã Phong Nẫm, mà dọc hai bên đường có đến trên dưới 20 quán cà phê lều võng, chuồng chòi.
Cà phê võng
Những quán cà phê võng trên đường Trường Chinh dễ nhận diện. Có thể kể một số tên: Cà phê võng VX, BB, 777, MV, MS, TT… Chúng ở sát bên đường lộ, có quán chừng 5, 10 võng, cũng có quán nhiều đến 50 võng.
Những quán cà phê võng chủ yếu phục vụ khách vãng lai trên đường xuyên tỉnh. Đi đường xa, ghé vào quán cà phê võng ngả lưng trước khi tiếp tục chặng đường dài, kể cũng khoái.
K đưa tôi vào quán cà phê võng VX, nói đây là quán cà phê võng hiền lành nhất Phan Thiết.

Quán nằm trong một khu vườn xoài, có chừng 20 bàn đá nhỏ, khoảng 50 chiếc võng treo la liệt. Khi chúng tôi vào, quán đã có khá đông khách từ một xe du lịch xuyên tỉnh ghé vào cho khách nghỉ ngơi. Những người khách ngả lưng nằm nghỉ trên võng. Lựa lúc thuận tiện, tôi chụp vài tấm ảnh.

Cà phê "tới bến" và "gần tới bến", An ninh Xã hội, ca phe vong, ca phe leu, mai mi, gai goi, khach lang choi, ca phe om, te nan, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Một góc quán cà phê võng

Xem ra loại hình quán như thế này cũng phục vụ được nhu cầu nghỉ ngơi của khách. Giá nước ở đây cũng mềm, ly cà phê đá chỉ 15.000 đồng mà có thể ngả lưng hóng gió mát, nếu có tờ báo hay cuốn tạp chí để đọc thì càng thích. Hoặc giả nếu cần thì có thể chợp mắt ngủ một giấc ngắn rồi về.
Tuy nhiên một số quán cà phê võng có kết hợp thêm vài cái chòi dành làm “bãi đáp”, ví dụ như cà phê MV, BB... K đưa tôi vào quán cà phê võng MV, chỉ cho tôi thấy hai cái chòi nhỏ, bên trong chỉ có một băng ghế dài và một bàn gỗ “dã chiến”. K nói mấy cái chòi này chính là “bãi đáp” rẻ tiền. Vào ban đêm, “chòi” tối đen không chút ánh sáng. K kể một kỷ niệm “sâu sắc” nơi cái chòi của quán MV này. Số là có một đêm anh “bắt” được một em đẹp, chọn nơi này làm điểm đến. Sau khi chủ quán đem nước ra, thu tiền và rút lui, em đã “phục vụ” anh tới bến. Sau khi chia tay ra về, anh mới biết có bao nhiêu tiền trong bóp em đã thuổng mất hồi nào không hay! K phán:
- Lần đó tôi mất 800.000 đồng. Vậy chớ dại mà đưa mấy em mới quen dọc đường đến những chòi như thế này. Thế nào cũng có chuyện tai hại xảy ra.
Cà phê lều
Cũng nằm trên tuyến đường Trường Chinh, dưới chân cầu sát bờ sông Cà Ty có một quán có tên riêng của nó nhưng tôi gọi là cà phê lều. Quán có khoảng 25 cái lều đúng nghĩa lều của nó. Trong mỗi lều là một băng ghế đá dài và một bàn đá nhỏ.
Tôi và K vào quán, gọi nước và ngồi ngắm sông Cà Ty êm đềm, chủ yếu là để tôi tận dụng thời gian chụp ảnh.
Ban ngày, quán vắng tanh, vì chẳng ai vào ngồi quán để ngắm sông suông như chúng tôi. K nói, quán này vào ban đêm đông kín, toàn là những cặp nam thanh nữ tú chọn địa điểm này làm bãi đáp bình dân vì giá nước khá mềm. Hai ly nước chỉ từ 30.000  - 50.000 đồng, có khi còn rẻ hơn (tùy thức uống).
Sau khi tiếp viên mang nước ra phục vụ và thu tiền, người tiếp viên rút lui không trở lại nữa. Đôi khách nam nữ có thể tận dụng ghế đá cùng khoảng không gian chật hẹp, riêng biệt và đầy bóng tối của lều để làm gì tùy thích cho đến khi nào chán… thì về. Có một nguy hiểm cần cân nhắc trước khi vào quán lều ban đêm: Rắn! Không thể nào bảo đảm được là không có một chú rắn chờ sẵn ở đâu đó trong cái lều kia để sẵn sàng “đớp” bạn.

Cà phê "tới bến" và "gần tới bến", An ninh Xã hội, ca phe vong, ca phe leu, mai mi, gai goi, khach lang choi, ca phe om, te nan, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Một dãy cà phê lều

Đến cà phê  “tới bến” và “gần tới bến”
Tôi hỏi K còn những quán cà phê “gần tới bến” thì sao? K đáp:
- Đầy nhóc, trên tuyến đường này có khoảng 10 quán.
Tôi nói:
- Nào có thấy gì đâu?
- Ban ngày mà! Thấy sao được. Đến tối tôi đưa ông đi sẽ biết.
Quả vậy, ban ngày chạy suốt tuyến đường Trường Chinh sẽ chẳng thấy gì cả. Nhưng khi màn đêm vừa xuống, đi trên tuyến đường này sẽ thấy những dây đèn màu nhấp nháy. Cứ mỗi dây đèn màu treo gần đường như vậy là một quán cà phê ôm. Chẳng quán nào có biển tên. Quán nào cũng là nhà cấp 4, vách gạch mộc không tô vữa, ghép tôn, che bạt và nhìn sâu bên trong thì tối đen. Tôi hỏi K:
- Mình vào “thực tế” mấy quán này được không?
K ngăn:
- Thôi thôi đừng. Bên trong nhớp nhúa lắm, hết sức mất vệ sinh. Để tôi kể ông nghe là đủ.
Phương cách hoạt động của các quán như sau:
Khi đêm xuống, phía ngoài quán sát với đường lộ là những người ngồi ghế nhỏ mồi chài khách. Quán thì là một “má mì”, quán thì vài gã thanh niên vừa làm nhiệm vụ rủ rê khách qua đường vừa làm bảo kê cho quán, cũng có quán có vài em má phấn ngồi làm mồi gọi khách qua đường. Khi có khách nam chạy xe gắn máy một mình ngang qua, các bà, các cậu, các em cứ đưa tay lên vẫy gọi ơi ới. Xe nào đi một cặp nam, nữ thì thôi, cho qua.
Mỗi quán cà phê ôm bên trong chẳng có gì ngoài một cái ghế dài (hay ngắn) bẩn thỉu cùng một cái bàn xếp nhỏ. Bàn ghế chẳng ra gì vì thực ra người ta không vào quán để uống nước mà để “ôm” đào và... Cái mà người ta cần chính là tấm nệm cuộn để một góc phòng hay bày sẵn trên nền bệ gạch, thậm chí bày ra ngay trên mặt đất.
Khi có khách vào, chủ quán sẽ dùng điện thoại di động liên lạc để kêu “đào” tới quán. Sẽ có xe gắn máy của băng bảo kê chở đào đến phục vụ. Khi đào đến cả khách và đào sẽ vào gian buồng nhỏ chừng 3m2 và khách sẽ được đưa tới bến, hoặc gần tới bến. Tôi hỏi K:
- Giá cả thì sao?
K nói:
- Tùy nhu cầu của khách. Chủ quán sẽ thu 50.000 đồng cho mỗi suất đào tiếp khách.
- Không vào thực tế làm sao chụp được ảnh đây?
K nói:
- Về thôi, ông không cần vào làm gì! Tôi sẽ lo ảnh cho ông!
Ba hôm sau K gặp tôi đưa ảnh chụp một góc “bãi đáp” nhớp nháp của  một quán cà phê. Tôi hỏi sao không chụp cho đầy đủ góc cạnh, “nghệ thuật” hơn? K nói “khó quá!”. Tôi đi “thực tế” thay cho ông suýt nữa toi mạng. Tối hôm qua, sau khi xong việc, đợi con đào ra rồi, tôi chốt cửa phòng lại, lấy máy ảnh ra bấm nhanh hai kiểu. Định bấm thêm một kiểu nữa cho “nghệ thuật hơn”, thì ngoài cửa phòng, thằng bảo kê đã lên tiếng:
- Sao lâu ra vậy, ông làm gì trong đó?
Tôi vội vã cất máy ảnh, trả lời nhanh:
- Kiểm tra tiền!
Rồi vội vã mở cửa phòng ra ngoài. Đã thấy thằng bảo kê cầm con dao Thái Lan bén ngót chực ngoài cửa. Tôi cười giả lả:
- Mới rồi chơi quán trên kia bị “đào” lén chôm hết mấy trăm ngàn.
Y cười khểnh:
- Ở đâu không biết chớ ở đây “đàng hoàng” lắm nha huynh.
Tôi vội vã trả tiền sòng phẳng rồi lấy xe ra về. Nhớ tới con dao sáng loáng của nó mà thấy phát ớn. Nó mà biết tôi chụp ảnh, chắc chắn là tôi mất tiêu cái máy ảnh với nó rồi.
K nói xong bèn hỏi tôi:
- Ông còn muốn đi thực tế cà phê dạng này nữa không?
Tôi lắc đầu “Chúng thủ sẵn đồ chơi dao kiếm như vậy thì có cho thêm tiền tôi cũng không bao giờ bén mảng đến những nơi đó”.
Theo Hoàng Cẩm (Báo Bình Thuận)