Chùm ảnh: Kỳ bí suối cá thần có một không hai ở Việt Nam (P2)

30/03/2012 06:02
Nguyễn Thắm(tổng hợp)
(GDVN) - Cách suối cá thần Cẩm Lương(Cẩm Thủy) không xa, thêm hai suối cá thần: Mó Đóng và Văn Nho làm xôn xao dư luận.
Cách Cẩm Lương(Thanh Hóa) chừng 8km, là suối cá thần thứ hai được phát hiện tại Cẩm Liên. Nó được nhân dân trong vùng gọi là suối Mó Đóng.
Cách Cẩm Lương(Thanh Hóa) chừng 8km, là suối cá thần thứ hai được phát hiện tại Cẩm Liên. Nó được nhân dân trong vùng gọi là suối Mó Đóng.
Tên gọi suối cá thần Mó Đóng, có nghĩa là ở tại khu vực núi Đóng có khe nước chảy ra sông và người Mường thường quen gọi khe nước là Mó nước. Tại Mó nước này có “cá thần” sinh sống quanh năm suốt tháng nên mới có tên suối “cá thần” Mó Đóng.
Tên gọi suối cá thần Mó Đóng, có nghĩa là ở tại khu vực núi Đóng có khe nước chảy ra sông và người Mường thường quen gọi khe nước là Mó nước. Tại Mó nước này có “cá thần” sinh sống quanh năm suốt tháng nên mới có tên suối “cá thần” Mó Đóng.
Tương truyền rằng: “Trước kia, người Mường hay dệt vải, bỗng dưng một hôm có con gà trắng chạy từ cổng hang của núi Đóng ra ăn hạt vải mà người Mường đang dệt quần áo. Khi đó, một cô gái Mường cố đuổi theo con gà trắng và cả người lẫn gà đều mất hút trong hang động. Người dân không bao giờ tìm ra con gà trắng và cô gái Mường đâu nữa”. Sau này, chỉ thấy từ hang núi đó rất nhiều đàn cá bơi ra, đông nghịt bên suối Mó Đóng. Cá thần hiền lành, thân thiện với người dân Mường.
Tương truyền rằng: “Trước kia, người Mường hay dệt vải, bỗng dưng một hôm có con gà trắng chạy từ cổng hang của núi Đóng ra ăn hạt vải mà người Mường đang dệt quần áo. Khi đó, một cô gái Mường cố đuổi theo con gà trắng và cả người lẫn gà đều mất hút trong hang động. Người dân không bao giờ tìm ra con gà trắng và cô gái Mường đâu nữa”. Sau này, chỉ thấy từ hang núi đó rất nhiều đàn cá bơi ra, đông nghịt bên suối Mó Đóng. Cá thần hiền lành, thân thiện với người dân Mường.
Loài cá này được người dân Mường gọi là "cá Dốc"có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Đây cũng là loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương
Loài cá này được người dân Mường gọi là "cá Dốc"có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Đây cũng là loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương
Khác với suối cá ở Cẩm Lương, cá ở Mó Đóng có đến 3 cửa hang dẫn vào động. Đến giờ, hang động của suối cả Mó Đóng vẫn còn là bí ẩn.
Khác với suối cá ở Cẩm Lương, cá ở Mó Đóng có đến 3 cửa hang dẫn vào động. Đến giờ, hang động của suối cả Mó Đóng vẫn còn là bí ẩn.
Theo người dân, cá ở Mó Đóng chỉ quanh quẩn ở phạm vi 500m quanh hang, nếu có lỡ lạc hay ra ngoài cống này, cá Mó Đóng sẽ không thể quay về và chết.
Theo người dân, cá ở Mó Đóng chỉ quanh quẩn ở phạm vi 500m quanh hang, nếu có lỡ lạc hay ra ngoài cống này, cá Mó Đóng sẽ không thể quay về và chết.
Bia thờ cá trước cửa hang Mó Đóng
Bia thờ cá trước cửa hang Mó Đóng
Đối với những đứa trẻ nơi đây khi lội xuống Mó Đóng thì loại cá này bơi lượn quanh chân rất thân thiện, rồi vùng vẫy như những người bạn tri ân lâu ngày mới gặp.
Đối với những đứa trẻ nơi đây khi lội xuống Mó Đóng thì loại cá này bơi lượn quanh chân rất thân thiện, rồi vùng vẫy như những người bạn tri ân lâu ngày mới gặp.
Cá Dốc ở suối Mó Đóng nhiều như vậy nhưng không ai dám đánh bắt để ăn. Cùng lắm họ cũng chỉ lấy nước dùng cho sinh hoạt gia đình. Theo người dân nơi đây cho biết là nếu bắt cá ở suối "cá thần" là "có tội" nên ai đó “gan” to đến đâu cũng không dám "mạo phạm”.
Cá Dốc ở suối Mó Đóng nhiều như vậy nhưng không ai dám đánh bắt để ăn. Cùng lắm họ cũng chỉ lấy nước dùng cho sinh hoạt gia đình. Theo người dân nơi đây cho biết là nếu bắt cá ở suối "cá thần" là "có tội" nên ai đó “gan” to đến đâu cũng không dám "mạo phạm”.
Suối cá thứ hai được phát hiện ở bản Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước. Suối cá thần này được gọi là hang cá Văn Nho.
Suối cá thứ hai được phát hiện ở bản Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước. Suối cá thần này được gọi là hang cá Văn Nho.
Nơi đây cũng giống như hai suối cá trước, cá nhiều vô kể và từ trong hang núi ra, tối lại vào.
Nơi đây cũng giống như hai suối cá trước, cá nhiều vô kể và từ trong hang núi ra, tối lại vào.
Liệu có còn thêm suối cá thần nào nữa trên mảnh đất này?
Liệu có còn thêm suối cá thần nào nữa trên mảnh đất này?
Nguyễn Thắm(tổng hợp)