Chuyện ảnh: Về Báo Đáp xem đèn ông sao tất bật đón trung thu

08/09/2011 06:05
Nam Phong
(GDVN) - Báo Đáp – thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tình Nam Định – làng duy nhất ở Việt Nam làm đèn ông sao cho trẻ mỗi dịp Trung thu.

Làng Báo Đáp cách TP Nam Định chừng 15Km, cả làng có 9/10 xóm, già nửa số hộ trong tổng 1.000 hộ làm nghề này. Hằng năm, người dân nơi đây sản xuất và đưa ra thị trường cả nước hàng triệu chiếc đèn ông sao. Mỗi năm, Báo Đáp sản xuất khoảng 1,5 triệu cây đèn bán khắp miền Nam, Bắc. Hộ nào ít thì cũng vài nghìn, hộ nào nhiều thì tới cả vài vạn chiếc đèn ông sao.

Công việc làm đèn ông sao được tiến hành từ tháng giêng cho tới hết Trung thu hằng năm. Nguyên vật liệu rất đơn giản, đó là tre nứa được lấy về từ Thanh Hóa, giấy bóng kính Trung Quốc từ Hà Nội, xương cây đay làm cán thì lấy của những người Thái Bình đi xe thồ đến bán.
Công việc làm đèn ông sao được tiến hành từ tháng giêng cho tới hết Trung thu hằng năm. Nguyên vật liệu rất đơn giản, đó là tre nứa được lấy về từ Thanh Hóa, giấy bóng kính Trung Quốc từ Hà Nội, xương cây đay làm cán thì lấy của những người Thái Bình đi xe thồ đến bán.
Thời điểm này là lúc mà không khí làng nghề rộn ràng nhất. Người ta đóng đèn thành từng cọc lớn và gửi đi khắp nơi cho con trẻ vui đón Trung thu.
Thời điểm này là lúc mà không khí làng nghề rộn ràng nhất. Người ta đóng đèn thành từng cọc lớn và gửi đi khắp nơi cho con trẻ vui đón Trung thu.
Với thế mạnh và cũng là truyền thống mà không nơi đâu có được đó là Báo Đáp là làng có truyền thống dệt vải hàng trăm năm nay. Bở vậy mà theo những người cao niên ở đây cho biết, từ lũ trẻ tới người già, ai ai cũng biết cách phối màu để nhuộm giấy bóng.
Với thế mạnh và cũng là truyền thống mà không nơi đâu có được đó là Báo Đáp là làng có truyền thống dệt vải hàng trăm năm nay. Bở vậy mà theo những người cao niên ở đây cho biết, từ lũ trẻ tới người già, ai ai cũng biết cách phối màu để nhuộm giấy bóng.
Màu được pha trộn từ Báo Đáp luôn đa dạng, tươi mầu và rực rỡ không ở đâu có được.
Màu được pha trộn từ Báo Đáp luôn đa dạng, tươi mầu và rực rỡ không ở đâu có được.
Các đầu mối thu mua đèn chủ yếu trên phố Hàng Mã.
Các đầu mối thu mua đèn chủ yếu trên phố Hàng Mã.
Ông Nguyễn Văn Xá (xóm 1, thôn Bão Đáp, xã Hồng Quang, Nam Định) cho biết: Những ngày này, các chủ đầu mối từ Hà Nội, và các tỉnh khác về đây thu mua từng xe tải đèn ông sao. Thường khoảng tầm 2h chiều các thương lái bắt đầu đến làng để gom mua.
Ông Nguyễn Văn Xá (xóm 1, thôn Bão Đáp, xã Hồng Quang, Nam Định) cho biết: Những ngày này, các chủ đầu mối từ Hà Nội, và các tỉnh khác về đây thu mua từng xe tải đèn ông sao. Thường khoảng tầm 2h chiều các thương lái bắt đầu đến làng để gom mua.
Nếu làm cả từ tháng Giêng đến nay có gia đình sẽ thu lãi được khoảng 70 – 80 triệu đồng. Song do còn phụ thuộc vào lượng mua của thương lái nên hầu hết đến giữa tháng 7, đầu tháng 8 người ta mới bắt đầu làm nhiều.
Nếu làm cả từ tháng Giêng đến nay có gia đình sẽ thu lãi được khoảng 70 – 80 triệu đồng. Song do còn phụ thuộc vào lượng mua của thương lái nên hầu hết đến giữa tháng 7, đầu tháng 8 người ta mới bắt đầu làm nhiều.
Gia đình ông neo người nên chỉ làm tranh thủ. Bây giờ con cháu đi học cả nên phải tận dụng những lúc các cháu được nghỉ ở nhà thì phụ giúp bố mẹ.
Gia đình ông neo người nên chỉ làm tranh thủ. Bây giờ con cháu đi học cả nên phải tận dụng những lúc các cháu được nghỉ ở nhà thì phụ giúp bố mẹ.
Nhà ông Vũ Văn Kháng (62 tuổi, xóm 4, thôn Bão Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) luôn dẫn đầu về tổng số đèn lồng làm ra. Ông Kháng cho biết, trung bình mỗi năm nhà ông sản xuất khoảng 60.000 – 70.000đ. Riêng năm 2010, nhà ông xuất tới 120.000 chiếc đèn ông sao.
Nhà ông Vũ Văn Kháng (62 tuổi, xóm 4, thôn Bão Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) luôn dẫn đầu về tổng số đèn lồng làm ra. Ông Kháng cho biết, trung bình mỗi năm nhà ông sản xuất khoảng 60.000 – 70.000đ. Riêng năm 2010, nhà ông xuất tới 120.000 chiếc đèn ông sao.
Nam Phong