Chuyên gia nước ngoài lý giải bí ẩn hiện tượng người tự bốc cháy

15/05/2012 12:46
Thảo Mai (tổng hợp từ phunutoday và VNN)
(GDVN) - Chuyện cơ thể người tự bốc cháy không phải chuyện mới trên thế giới. Và từ lâu, các nhà khoa học nước ngoài đã đưa ra những lý giải về hiện tượng này.
Chỉ trong hai ngày (8-9/1/2007), mái tóc của em B.V.H (15 tuổi), học sinh lớp 9 trường H.V. T ở TP Nam Định, đã bốc cháy tới 3 lần. Theo mô tả thì tự mái tóc của em B.V.H bốc khói. Hiện tượng chỉ kéo dài khoảng 10 giây, có mùi khét. Đám tóc rụng khá dày, và để lại một mái tóc bị sém nhẹ. Sáng 9/1, trong lúc ở bệnh viện, mái tóc H. lại bốc khói như đun bếp than. Ngay sau khi sự việc được phản ánh, các nhà khoa học đã vào cuộc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người) nhận định đây hoàn toàn không phải là hiện tượng thần bí, mà là đặc biệt về sinh học.

Chỉ trong hai ngày (8-9/1/2007), mái tóc của em B.V.H (15 tuổi), học sinh lớp 9 trường H.V. T ở TP Nam Định, đã bốc cháy tới 3 lần. Theo mô tả thì tự mái tóc của em B.V.H bốc khói. Hiện tượng chỉ kéo dài khoảng 10 giây, có mùi khét. Đám tóc rụng khá dày, và để lại một mái tóc bị sém nhẹ. Sáng 9/1, trong lúc ở bệnh viện, mái tóc H. lại bốc khói như đun bếp than. Ngay sau khi sự việc được phản ánh, các nhà khoa học đã vào cuộc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người) nhận định đây hoàn toàn không phải là hiện tượng thần bí, mà là đặc biệt về sinh học.

Năm 2008, tại nhà ông Lê Văn Hoàng, ở thôn Trà Long, xã Bình Trung, H.Thăng Bình, Quảng Nam đã liên tiếp xảy ra 20 vụ cháy bí ẩn không rõ nguyên nhân. Vụ cháy đầu tiên xảy ra vào ngày 4/7/2008, địa điểm là đống rơm và củi tre bên hông nhà, sau đó bụi tre bên nhà cũng tự nhiên phát cháy. Sáng 5/7/2008, đã xảy ra 8 vụ cháy liên tiếp ở phía sau khu chuồng heo, ở chõng tre, củi tre ở ngoài nhà và khu vực chuồng heo; bên bờ rào.

Năm 2008, tại nhà ông Lê Văn Hoàng, ở thôn Trà Long, xã Bình Trung, H.Thăng Bình, Quảng Nam đã liên tiếp xảy ra 20 vụ cháy bí ẩn không rõ nguyên nhân. Vụ cháy đầu tiên xảy ra vào ngày 4/7/2008, địa điểm là đống rơm và củi tre bên hông nhà, sau đó bụi tre bên nhà cũng tự nhiên phát cháy. Sáng 5/7/2008, đã xảy ra 8 vụ cháy liên tiếp ở phía sau khu chuồng heo, ở chõng tre, củi tre ở ngoài nhà và khu vực chuồng heo; bên bờ rào.

Từ tháng 2- 3/2010, tại mảnh đất rộng chừng 2.000 m2 của ông bà Bùi Văn Tác - Nguyễn Thị Huyền ở thôn Đồng Tâm, xã An Đồng (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã xảy ra gần 30 vụ cháy không rõ nguyên nhân. 3 gia đình con trai ông bà Tác - Huyền sống trên mảnh đất đó gồm các anh Bùi Văn Nghiễm, Bùi Văn Ngật và anh Bùi Văn Hựu. Đầu tiên, là vào sáng 21/2, người dân phát hiện cây rơm nhà anh Bùi Văn Nghiễm bỗng dưng bốc cháy. Gia đình chưa kịp định thần thì chiều cùng ngày, đống ngô của gia đình để ở ngoài vườn lại tiếp tục cháy. Kế bên nhà anh Nghiễm, chiều 23/2, đống rơm rạ của gia đình người em trai Bùi Văn Hựu cũng bốc hỏa. Sau đó, ngay cả quần áo mà các thành viên đang mặc trên người cũng tự nhiên bốc cháy nham nhở. Ngày 18/3, con gái anh Hựu là Bùi Thị Dịu đang đứng chơi ở gốc cây đào trong vườn nhà, bỗng dưng thấy lưng áo bốc lửa. Điều đặc biệt là quần áo Dịu còn bốc cháy ngay tại trường học. Đáng chú ý nhất là ngày 18/3, chiếc áo mắc trên tường và ghế nhựa phía dưới anh Bùi Văn Hựu bốc cháy ngùn ngụt. Dù đã dập kịp thời nhưng chiếc áo đã cháy đen, ghế thì chảy nhựa, tường nhà ám khói loang lổ. Hai chiếc chăn bông của bà Huyền để trên giường trong buồng đã lần lượt bốc cháy. Ngày 22/3, khi cả nhà đang ngồi nói chuyện thì phát hiện khói bốc ra từ chiếc tủ gỗ đựng quần áo. Giữa tháng 3/2010, quần của anh Bùi Văn Ngật đang treo tại mắc bỗng dưng cháy đỏ. Đồ đạc trong nhà nhiều thứ cũng bị "bà hỏa" hỏi thăm. Trước sự hoang mang của dư luận, các sở ban ngành đã vào cuộc. Tuy nhiên, những vụ cháy liên tiếp này không phải do hóa chất có trong tự nhiên mà do hai mẹ con bà Ngọ Thị Mến và Bùi Thị Dịu gây ra.

Từ tháng 2- 3/2010, tại mảnh đất rộng chừng 2.000 m2 của ông bà Bùi Văn Tác - Nguyễn Thị Huyền ở thôn Đồng Tâm, xã An Đồng (Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã xảy ra gần 30 vụ cháy không rõ nguyên nhân. 3 gia đình con trai ông bà Tác - Huyền sống trên mảnh đất đó gồm các anh Bùi Văn Nghiễm, Bùi Văn Ngật và anh Bùi Văn Hựu.

Đầu tiên, là vào sáng 21/2, người dân phát hiện cây rơm nhà anh Bùi Văn Nghiễm bỗng dưng bốc cháy. Gia đình chưa kịp định thần thì chiều cùng ngày, đống ngô của gia đình để ở ngoài vườn lại tiếp tục cháy.  Kế bên nhà anh Nghiễm, chiều 23/2, đống rơm rạ của gia đình người em trai Bùi Văn Hựu cũng bốc hỏa. Sau đó, ngay cả quần áo mà các thành viên đang mặc trên người cũng tự nhiên bốc cháy nham nhở.

Ngày 18/3, con gái anh Hựu là Bùi Thị Dịu đang đứng chơi ở gốc cây đào trong vườn nhà, bỗng dưng thấy lưng áo bốc lửa. Điều đặc biệt là quần áo Dịu còn bốc cháy ngay tại trường học. Đáng chú ý nhất là ngày 18/3, chiếc áo mắc trên tường và ghế nhựa phía dưới anh Bùi Văn Hựu bốc cháy ngùn ngụt. Dù đã dập kịp thời nhưng chiếc áo đã cháy đen, ghế thì chảy nhựa, tường nhà ám khói loang lổ. Hai chiếc chăn bông của bà Huyền để trên giường trong buồng đã lần lượt bốc cháy. Ngày 22/3, khi cả nhà đang ngồi nói chuyện thì phát hiện khói bốc ra từ chiếc tủ gỗ đựng quần áo.

Giữa tháng 3/2010, quần của anh Bùi Văn Ngật đang treo tại mắc bỗng dưng cháy đỏ. Đồ đạc trong nhà nhiều thứ cũng bị "bà hỏa" hỏi thăm. Trước sự hoang mang của dư luận, các sở ban ngành đã vào cuộc. Tuy nhiên, những vụ cháy liên tiếp này không phải do hóa chất có trong tự nhiên mà do hai mẹ con bà Ngọ Thị Mến và Bùi Thị Dịu gây ra.

Hiện tượng người tự bốc cháy (NTBC) xảy ra khi một người, do các phản ứng hóa học trong cơ thể, tự nhiên bắt lửa và bốc cháy mà không cần có nguồn lửa gây cháy. Trường hợp NTBC đầu tiên được biết đến rộng rãi do một nhà giải phẫu người Đan Mạch thuật lại. Ông ta kể rằng một phụ nữ ở Pari đã “biến thành tro bụi" khi đang ngủ. Cái nệm rơm bà nằm lại không bị hư hại gì. Có một bất thường trong các vụ NTBC là các bộ phận cơ thể "xa trung tâm" như tay và chân thường còn nguyên vẹn, trong khi thân mình và đầu thường bị thiêu trụi không thể nhận dạng được. Hơn nữa, không gian và vật dụng xung quanh nạn nhân hoặc là chỉ bị cháy xém chút đỉnh, hoặc là hoàn toàn không bị hư hại gì, ngoại trừ đôi khi có một ít chất nhờn bắn lên tường hoặc bàn ghế xung quanh. Trong một số rất ít các trường hợp NTBC, các cơ quan nội tạng vẫn còn nguyên trong khi phần cơ thể bên ngoài đã thành tro.

  Hiện tượng người tự bốc cháy (NTBC) xảy ra khi một người, do các phản ứng hóa học trong cơ thể, tự nhiên bắt lửa và bốc cháy mà không cần có nguồn lửa gây cháy. Trường hợp NTBC đầu tiên được biết đến rộng rãi do một nhà giải phẫu người Đan Mạch thuật lại. Ông ta kể rằng một phụ nữ ở Pari đã “biến thành tro bụi" khi đang ngủ. Cái nệm rơm bà nằm lại không bị hư hại gì.

Có một bất thường trong các vụ NTBC là các bộ phận cơ thể "xa trung tâm" như tay và chân thường còn nguyên vẹn, trong khi thân mình và đầu thường bị thiêu trụi không thể nhận dạng được. Hơn nữa, không gian và vật dụng xung quanh nạn nhân hoặc là chỉ bị cháy xém chút đỉnh, hoặc là hoàn toàn không bị hư hại gì, ngoại trừ đôi khi có một ít chất nhờn bắn lên tường hoặc bàn ghế xung quanh. Trong một số rất ít các trường hợp NTBC, các cơ quan nội tạng vẫn còn nguyên trong khi phần cơ thể bên ngoài đã thành tro.

Tuy nhiên, không phải nạn nhân nào của NTBC cũng mất mạng. Có một số người chỉ bị “xì khói” ở một số bộ phận cơ thể khi không có tác nhân gây cháy nào. Có 3 giả thiết về chuyện cơ thể người có thể bốc cháy. Thứ nhất, để có thể bốc cháy, cơ thể người cần 2 yếu tố: nguồn nhiệt cực nóng và chất bắt lửa. Trong điều kiện thường, cơ thể chúng ta không có 2 yếu tố trên. Trong vài thế kỷ qua, đã có khá nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này. Vào những năm 1800, Charles Dicken đã rất quan tâm đến hiện tượng NTBC đến nỗi ông đã dùng “biện pháp” này để giết chết một nhân vật trong tiểu thuyết “Bleak House". Nhân vật này tên Krook, là một tay nghiện rượu. Vào thời điểm đó người ta tin rằng lượng cồn quá dư thừa trong máu là nguyên nhân của hiện tượng NTBC.

Tuy nhiên, không phải nạn nhân nào của NTBC cũng mất mạng. Có một số người chỉ bị “xì khói” ở một số bộ phận cơ thể khi không có tác nhân gây cháy nào. Có 3 giả thiết về chuyện cơ thể người có thể bốc cháy. Thứ nhất, để có thể bốc cháy, cơ thể người cần 2 yếu tố: nguồn nhiệt cực nóng và chất bắt lửa. Trong điều kiện thường, cơ thể chúng ta không có 2 yếu tố trên. Trong vài thế kỷ qua, đã có khá nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này.

  Vào những năm 1800, Charles Dicken đã rất quan tâm đến hiện tượng NTBC đến nỗi ông đã dùng “biện pháp” này để giết chết một nhân vật trong tiểu thuyết “Bleak House". Nhân vật này tên Krook, là một tay nghiện rượu. Vào thời điểm đó người ta tin rằng lượng cồn quá dư thừa trong máu là nguyên nhân của hiện tượng NTBC.

Giả thiết thứ hai là ngọn lửa bốc lên khi khí metan (sản sinh trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ) sinh ra trong đường ruột tương tác với một số enzim – chất xúc tác giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học trong cơ thể. Giả thiết khác cho rằng đây là kết quả của sự hình thành tĩnh điện bên trong cơ thể hoặc do một lực từ trường bên ngoài tác động vào cơ thể.

Giả thiết thứ hai là ngọn lửa bốc lên khi khí metan (sản sinh trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ) sinh ra trong đường ruột tương tác với một số enzim – chất xúc tác giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học trong cơ thể. Giả thiết khác cho rằng đây là kết quả của sự hình thành tĩnh điện bên trong cơ thể hoặc do một lực từ trường bên ngoài tác động vào cơ thể.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng NTBC cũng tương tự như khi ta đốt nến, và họ cho rằng có nguồn lửa gây cháy chứ không phải cơ thể tự bốc cháy. Nguồn gây cháy có thể là một điếu thuốc, một cục than hoặc một nguồn lửa nào đó. Theo đó, một cây nến gồm có tim nến được bao quanh bởi một lớp sáp làm từ các axít béo dễ cháy. Lớp sáp này sẽ giúp tim nến bén lửa và giữ cho ngọn lửa cháy. Cơ thể người, tương tự như cây nến, cũng có một lớp mỡ đóng vai trò như sáp nến, còn quần áo hay tóc sẽ là tim nến. Khi nhiệt độ làm mỡ tan, nó thấm ra ngoài vào quần áo và giữ cho những thứ này cháy âm ĩ. Điều này giải thích tại sao vật dụng xung quanh nạn nhân ít khi bị ảnh hưởng. Quá trình này diễn ra như sau: Giai đoạn 1: Trong lúc bất tỉnh, quần áo nạn nhân vô tình bắt lửa (do điếu thuốc đang cháy chẳng hạn).

Theo các nhà khoa học, hiện tượng NTBC cũng tương tự như khi ta đốt nến, và họ cho rằng có nguồn lửa gây cháy chứ không phải cơ thể tự bốc cháy. Nguồn gây cháy có thể là một điếu thuốc, một cục than hoặc một nguồn lửa nào đó. Theo đó, một cây nến gồm có tim nến được bao quanh bởi một lớp sáp làm từ các axít béo dễ cháy. Lớp sáp này sẽ giúp tim nến bén lửa và giữ cho ngọn lửa cháy. Cơ thể người, tương tự như cây nến, cũng có một lớp mỡ đóng vai trò như sáp nến, còn quần áo hay tóc sẽ là tim nến. Khi nhiệt độ làm mỡ tan, nó thấm ra ngoài vào quần áo và giữ cho những thứ này cháy âm ĩ. Điều này giải thích tại sao vật dụng xung quanh nạn nhân ít khi bị ảnh hưởng. Quá trình này diễn ra như sau: Giai đoạn 1: Trong lúc bất tỉnh, quần áo nạn nhân vô tình bắt lửa (do điếu thuốc đang cháy chẳng hạn).

Giai đoạn 2: Trong vài tiếng đồng hồ (lúc này nạn nhân vẫn bất tỉnh), nhiệt độ cao sẽ làm mỡ trong cơ thể tan ra và thấm vào quần áo. Lúc này lớp mỡ đóng vai trò như sáp nến sẽ giữ ngọn lửa tiếp tục cháy. Giai đoạn 3: Khi được tiếp nhiên liệu (mỡ), ngọn lửa cháy dữ dội hơn và thiêu nạn nhân thành tro. Vậy tại sao những phần cơ thể xa trung tâm như chân tay thường ít bị tổn hại? Khoa học giải thích rằng đó là do sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể - khi ngồi thì nhiệt độ phần trên cơ thể cao hơn phần dưới. Ngoài ra, hầu hết nạn nhân của NTBC đều hút thuốc, uống rượu, và có một số gặp khó khăn khi di chuyển. Đây là các yếu tố nguy cơ cao góp phần gây nên hiện tượng "người tự bốc cháy”.

  Giai đoạn 2: Trong vài tiếng đồng hồ (lúc này nạn nhân vẫn bất tỉnh), nhiệt độ cao sẽ làm mỡ trong cơ thể tan ra và thấm vào quần áo. Lúc này lớp mỡ đóng vai trò như sáp nến sẽ giữ ngọn lửa tiếp tục cháy. Giai đoạn 3: Khi được tiếp nhiên liệu (mỡ), ngọn lửa cháy dữ dội hơn và thiêu nạn nhân thành tro. Vậy tại sao những phần cơ thể xa trung tâm như chân tay thường ít bị tổn hại? Khoa học giải thích rằng đó là do sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể - khi ngồi thì nhiệt độ phần trên cơ thể cao hơn phần dưới. Ngoài ra, hầu hết nạn nhân của NTBC đều hút thuốc, uống rượu, và có một số gặp khó khăn khi di chuyển. Đây là các yếu tố nguy cơ cao góp phần gây nên hiện tượng "người tự bốc cháy”.

Thảo Mai (tổng hợp từ phunutoday và VNN)