Điều chưa từng biết về những chuyến chuyên cơ của Bác Hồ

03/04/2012 06:21
Cao Nguyên
(GDVN) - Chuyến chuyên cơ IL14-C482 sang Quế Lâm, Trung Quốc cũng là lần duy nhất Bác Hồ được phi công người Việt chở trên chiếc máy bay này.
Chỉ thị tối mật

Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm gắn bó với chiếc máy bay chuyên cơ IL14 VN – C482 gần như suốt cuộc đời quân ngũ và đã nhiều lần được ngồi trên chiếc chuyên cơ này để chở các vị lãnh đạo đi công tác như: Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Võ Nguyên Giáp… Nhưng có lẽ, ấn tượng và hạnh phúc nhất vẫn là người đầu tiên ngồi trên buồng lái của chiếc chuyên cơ IL14 VN – C482 đưa Bác Hồ sang Quế Lâm – Trung Quốc. Mặc dù thời gian bay không lâu, và cũng không được tâm sự được cùng Bác trên chuyến bay nhưng chỉ riêng việc được đưa Người đi công tác đã là cả "một trời hành phúc" với chiến sĩ phi công trẻ Nguyễn Khắc Nhâm lúc đó. 

"Tôi là người nhận được lệnh chở Bác Hồ trên chiếc chuyên cơ IL14 VN – C482 cùng đoàn bay. Đó cũng chính là lần duy nhất Bác Hồ được người Việt Nam chở trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C842. Lần thứ 2 Người cũng đi trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C482 sang Liễu Châu - Ấn Độ nhưng do lái trưởng là người Liên Xô".


Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm là người Việt Nam duy nhất chở Bác Hồ trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C842
Đại tá Nguyễn Khắc Nhâm là người Việt Nam duy nhất chở Bác Hồ trên chiếc chuyên cơ IL14 VN - C842
Tháng 8 năm 1960, ông Nhâm nhận chỉ thị tối mật: "đưa Bác sang Quế Lâm, Trung Quốc bằng chuyên cơ IL14 VN - C182". "Trời tang tảng sáng, chiếc chuyên cơ IL14 VN – C842 bắt đầu cất cánh từ sân bay Gia Lâm, qua cửa khẩu Lạng Sơn đến Nam Ninh (Trung Quốc). Bình thường các chuyến bay khác phải "transit" ở Nam Ninh thường để kiểm tra, nhưng chuyến bay chuyên cơ IL14 VN – C482 chở Bác Hồ được ưu tiên và bay thẳng đến sân bay Quế Lâm (Trung Quốc)", Đại tá Nhâm bồi hồi nhớ lại.

"Khi đến, trên bầu trời sân bay Quế Lâm sương mù còn rất đậm đặc. Sân bay rộng khoảng 50 nghìn m2 hiện ra như một thung lũng đá, ở giữa rất nhiều cỏ.Trong lúc đến chuẩn bị hạ cánh, Bác Hồ có bảo với tôi là cho bay một vòng để Bác được ngắm phong cảnh ở đây. Anh em phi hành đã rất cố gắng những cùng đã cáo lỗi với Bác bởi hôm đó thời tiết ở đây rất xấu, đành phải hạ cánh chứ không thể chiều lòng Bác được".

Kể về chiếc chuyên cơ IL14 VN – C842 đại tá Nguyễn Khắc Nhâm  cho rằng: Chiếc máy bay được Liên Xô tặng Việt Nam thuộc vào chiếc chuyên cơ thế hệ cũ, động cơ pittong cánh quạt, máy bay buồng hở, tốc độ 430km/1h, trọng tải cất cánh tối đa là 18 tấn, độ cao trung bình lúc bay là 7km (7000m), và đặc biệt là trong quá trình lái hoàn toàn bằng cơ năng cho nên việc điều chỉnh, lái rất khó.

"Học được Bác khó lắm"
Cũng giống như Đại tá Nhâm, Đại tá Trần Ngọc Bích luôn tự hào mình là người may mắn và hạnh phúc khi được gắn liền với những chuyến đi công tác cùng Bác Hồ trên những chuyến chuyên cơ. Đại tá Bích nhớ nhớ lại: Năm 1958, Liên Xô tặng Việt Nam một chiếc máy bay Mi-4 và cử ba chuyên gia phụ trách.

Nhưng mãi đến năm 1960, sau khi ông Trần Ngọc Bích tốt nghiệp lớp phi công loại xuất sắc trở về nước, và được biên chế vào Trung đoàn Không quân vận tải 919. Thiếu uý Trần Ngọc Bích được phân công phụ trách lái máy bay trực thăng Mi-4. Đây là loại trực thăng do Liên Xô sản xuất, tốc độ bay tối đa 220km/giờ, tải trọng 1,4 tấn. Năm 1972, Trần Ngọc Bích được cử sang Nga học 1 năm để chuyển sang loại trực thăng Mi-8, tải trọng 10 tấn, vận tốc 320km/giờ.

Ngoài Trần Ngọc Bích còn có ông Hoàng Trọng Khai, hai người đã tiếp nhận nhiệm vụ thay chuyên gia nước bạn, đảm nhận các chuyến chuyên cơ chuyên chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chuyến công vụ ngoại giao trong nước.

Chiếc IL-14 số hiệu VN-C 482 là một trong số những máy bay do chính phủ Liên Xô tặng nhân dân Việt Nam từ năm 1958, được Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Chiếc IL-14 số hiệu VN-C 482 là một trong số những máy bay do chính phủ Liên Xô tặng nhân dân Việt  Nam từ năm 1958, được Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Tháng 3 năm 1963, Đại tác Bích đưa Bác Hồ về thăm chiến khu Tân Trào bằng máy bay trực thăng. Lúc ấy ngồi cùng máy bay có Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch. Sau khi hạ cánh, mấy Bác cháu cùng đi bộ vào thăm lại đình Hồng Thái, gốc đa Tân Trào và dừng chân ăn cơm ăn trưa dưới gốc cây. Bữa ăn rất đơn giản chỉ có cơm nắm đã chuẩn bị sẵn, cắt ra từng khoanh chấm với chút thức ăn khô. Chín năm theo chân Bác (1960 – 1969) Đại tá Bích cảm nhận đươc một điều rằng, phong thái Bác rất giản dị, gần gũi, chân tình. "Cá nhân tôi, được theo Bác nhiều, luôn noi gương Bác nhưng nhiều cái khó lắm, có nhiều cái là "bản năng" rồi", ông Bích cười vui cho biết.
Lần đầu tiên gặp Bác, lúc đó là một chàng thanh nhiên trẻ, gắn trên người hàm thiếu uý. Mặc dù được Bác Hồ ân cần hỏi thăm quê quán, hoàn cảnh gia đình và dặn dò cố gắng công tác cho tốt. Nhưng trong trong lòng những chàng phi công trẻ luôn có một chút e ngại. Đại tá Bích chia sẻ.

Có những hôm tốp bay của Đại tá Trần Ngọc Bích nhận nhiệm vụ chở Bác Hồ đến khu vực tuyệt mật là Đá Chông thuộc Ba Vì, Hà Nội. Khu vực này rộng 234 ha, có hai hồ nước rộng, nhiều ngọn đá nhọn chĩa lên trời, là địa điểm bí mật do chính Bác Hồ chọn, được đặt biệt danh là K9.
Trao đổi về kinh nghiệm Đại tá Bích cho rằng: Trong trường thầy dạy một thì biết một, nhưng trong thực tế bay thì phải chủ động, sáng tạo. Có nhiều cái mình phải vận dụng và biết xử lý, không phải ngồi chờ sự hỗ trợ. Phải hết sức nghiêm túc, cẩn thận bao nhiêu cũng không thừa. Vì chỉ một sơ suất dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, không thể khắc phục được".
Ngoài việc cầm lái chở các vị lãnh đạo đi công tác thì Trần Ngọc Bích còn tham gia phục vụ chiến trường, không ít lần Trần Ngọc Bích thoát chết nhờ trình độ lái chim sắt đã thuần thục.
Cao Nguyên