Độc giả đề xuất giải pháp cho người dân Pả Vi thoát nghèo

16/01/2012 06:00
Kim Ngân
(GDVN) - "Với tư cách một người hoạt động kinh tế, tôi đặt ra nhiều câu hỏi: "Làm thế nào để kinh tế Pả Vi khá lên và đời sống của bà con được cải thiện?"

Có lẽ rằng, chuyến đi từ thiện vùng cao xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã kết thúc được hơn một tháng nay, nhưng vẫn để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả khi chứng kiến sự khó khăn, bế tắc, thiếu thốn…của người dân ở nơi “sống trên đá, chết vùi trên đá” ấy.

Báo GDVN đã nhận được dòng tâm sự đầy trăn trở, suy nghĩ của độc giả Nguyễn Tùng Lâm - một người hoạt động trong ngành kinh tế nhằm hiến kế giúp người dân Pả Vi khấm khá lên, để kinh tế ở vùng cao phát triển…

Chuyến đi Pả Vi, Hà Giang là chuyến đi để lại cho tôi nhiều suy nghĩ nhất trong những hành trình đã trải qua năm 2011.

Nguyễn Tùng Lâm trở về Hà Nội nhưng vẫn luôn đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời: "Làm thế nào kinh tế vùng cao khấm khá lên?"
Nguyễn Tùng Lâm trở về Hà Nội nhưng vẫn luôn đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời: "Làm thế nào kinh tế vùng cao khấm khá lên?"

Có lẽ mọi người sẽ thường suy ngẫm về sự khó khăn, thiếu thốn của một huyện vùng cao biên giới khi tham gia chuyến đi này. Còn tôi, với tư cách một người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, tôi đặt ra nhiều câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời: "Làm thế nào để kinh tế vùng cao khấm khá lên, và theo đó, đời sống, an sinh của bà con nơi đó cũng được cải thiện?" 

Một chuyến đi giúp đỡ là tốt, là thiết thực. Một trăm, một nghìn chuyến hàng càng tốt. Nhưng có nhiều hơn nữa, cũng không phải là giải pháp đưa những huyện khó khăn, cách trở tiến lên bền vững. Tôi có nhận thấy sự quan tâm của Đảng và chính phủ đối với những nơi đặc biệt khó khăn này, nhưng cảm thấy nó mang những ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn. Vậy có giải pháp nào thiết thực, từng bước nâng cao an sinh xã hội và kinh tế toàn diện cho những nơi như Pả Vi, Mèo Vạc...?

Nông  nghiệp: không, vì năng suất không thể cao; công nghiệp: không, vì nhân lực thưa thớt và vận chuyển chi phí rất cao. Vậy chỉ còn dịch vụ. Dịch vụ sử dụng nhân lực qua mạng sẽ không gặp ngăn cách về địa lý, nhưng gặp cản trở ở vốn con người... Có lẽ giải pháp tôi nghĩ ra duy nhất lúc này là phát triển dịch vụ du lịch.

Giống như Sapa,du lịch sẽ là bàn đạp để tạo ra nhu cầu thúc đẩy nhiều ngành nghề cung ứng khác trong địa phương cùng phát triển!

Du lịch tạo ra việc làm cho người dân, tạo ra nhu cầu sử dụng nông sản, sản phẩm thủ công và các dịch vụ khác... làm tăng thu nhập lan tỏa khá rộng, theo đó, sẽ thực sự thay đổi đời sống người dân
. Tất nhiên, để làm được điều này, các địa phương cần có sự hỗ trợ từ chính phủ, bằng những chính sách đặc biệt:

- Mời gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch với những ưu đãi: miễn hoàn toàn tiền cấp đất nếu dự án cam kết triển khai và đi vào hoạt động, miễn hoàn toàn thuế trong một thời gian.

-  Khi các dự án du lịch đã hình thành, chính phủ trợ giá cho những tuyến xe bus chạy theo những cung đường du lịch đưa khách du lịch và người dân đi lại thuận tiện hơn, với giá rẻ hơn. Sử dụng chính những doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại địa phương.

-  Chính phủ và địa phương hỗ trợ và tạo điều kiện cho những chương trình xúc tiến du lịch, ưu đãi về đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và đào tạo cả những cán bộ địa phương phụ trách về du lịch.

Tôi tin rằng với sự hỗ trợ bằng những giải pháp này, người dân địa phương có thể từng bước tự lực xây dựng cuộc sống và quê hương bằng chính năng lực và công sức của họ. Với họ, có lẽ đó mới là điều cần thiết nhất!

Có những gian nhà trống hoác, ánh sáng và cả mưa gió lùa vào qua khe cửa có cũng như không…

Một độc giả Phạm Thị Phương Oanh, Chuyên viên dự án CEDS – Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội đã từng 4 lần đi từ thiện vùng cao với báo Điện tử Báo Giáo dục Việt Nam đã có nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc sống của những đứa trẻ, người dân ở Pả Vi, Mèo Vạc mà còn trăn trở nhiều điều. Và lại một lần nữa, cô gái trẻ này vẫn muốn có thể đưa một Doanh nghiệp Thriive mà Oanh đang làm việc lên đến đây để giúp họ như đã từng ước ở Kim Bon, Phù Yên, Sơn La trong chuyến đi trước đó.

Phạm Thị Phương Oanh, hoạt động trong lĩnh vực từ thiện luôn mong muốn sẽ giúp đỡ người dân vùng cao bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả.
Phạm Thị Phương Oanh, hoạt động trong lĩnh vực từ thiện luôn mong muốn sẽ giúp đỡ người dân vùng cao bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. 

"Đây là lần thứ 2 mình tham gia cùng báo giáo dục VN lên miền núi thăm và tặng quà các em học sinh. Khác với chuyến đi Kim Bon (Sơn La, 2 tháng trước), lần này mình được vào tận nơi thăm gia đình các em. Thật khó mà tưởng tượng được những khó khăn mà học sinh Mèo Vạc, và những nơi khác nữa, đang phải trải qua để có thể đến trường.

Có những gian nhà trống hoác, ánh sáng và cả mưa gió lùa vào qua khe cửa có cũng như không, lại có những căn nhà tối tăm, bề bộn quần áo (ảnh Giàng A Cối)
Có những gian nhà trống hoác, ánh sáng và cả mưa gió lùa vào qua khe cửa có cũng như không, lại có những căn nhà tối tăm, bề bộn quần áo (ảnh Giàng A Cối)

Đúng là nếu chỉ nhìn qua trường lớp thì không biết hết được sự thiếu thốn và thiệt thòi của các em. Có những gian nhà trống hoác, ánh sáng và cả mưa gió lùa vào qua khe cửa có cũng như không, lại có những căn nhà tối tăm, bề bộn những quần áo cũ rách trên chiếc giường cũng sắp gẫy. Có những em nhỏ lạnh co ro nhưng vẫn tươi vui hồn nhiên, nhưng cũng có em nhỏ phải ở nhà địu em, hầu như không nói gì cả, chỉ có nét buồn rười rượi đọng trong đôi mắt vẫn còn chưa qua tuổi ngây thơ....

Có lẽ, chúng ta, ở miền xuôi, rất cần chứng kiến những khung cảnh đó, để tự trong lòng mình biết rằng, một cái áo, một đôi tất, một đôi dép, một quyển vở trắng, một cái bánh thơm... là quý giá với người khác như thế nào.

Mình hi vọng báo GDVN sẽ tiếp tục tổ chức những chuyến đi như vậy, một cách thiết thực, ý nghĩa, và đánh thức nhiều tấm lòng biết sẻ chia.

Có thể bạn quan tâm

Nhật ký Pả Vi

Nhật ký Lớp học Hy vọng

Nhật ký Kim Bon

Hồ sơ HS Lớp học Hy vọng

"Bữa cơm có thịt" đến với Nậm Mười

Chân dung GV tình nguyện Lớp học Hy vọng

Suối Giàng & "Bữa cơm có thịt"

Phẫu thuật miễn phí

Bữa cơm có thịt


Kim Ngân