Du lịch sinh thái đang làm “méo mó”, đe dọa các khu bảo tồn, vườn quốc gia

22/07/2018 06:25
Tấn Tài
(GDVN) - Chủ trương thì đồng ý làm du lịch sinh thái nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì phát triển du lịch đại chúng đe dọa các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

Ngày 21/7, nhóm nghiên cứu – giảng dạy môi trường và tài nguyên sinh vật (Đại học Đà Nẵng) phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet), tổ chức hội thảo: “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, lần thứ nhất”.

Du lịch sinh thái đang trở nên “méo mó”

Ông Huỳnh Phước – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng cho biết, hội thảo lần này được tổ chức nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch tại các hệ sinh thái tự nhiên.

Chuyên gia đến từ Nhật Bản chia sẻ về du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên. Ảnh: TT
Chuyên gia đến từ Nhật Bản chia sẻ về du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên. Ảnh: TT

Qua đó, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, phù hợp cho khu vực Miền trung – Tây Nguyên.

Ông Phước cho biết thêm, theo báo cáo của Vụ quản lý Rừng đặc dụng và Phòng hộ thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp (2017), các vườn quốc gia/khu bảo tồn thiên nhiên, đã đón tiếp trên 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu trên 114 tỷ đồng.

Mô hình này còn có đóng góp rất lớn tới công tác bảo tồn của các Vườn quốc gia, khu bảo tồn mà không thể quy ra tiền như: giáo dục nâng cao nhận thức cho du khách và người dân.

Đã thanh tra dự án bán đảo Sơn Trà

“Tuy nhiên, việc tổ chức kinh doanh hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia này cũng đang gây ra nhiều hệ lụy.

Nhiều khu chưa có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Chưa quan tâm đúng mức về sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với hiệu quả bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Các nguyên tắc về du lịch sinh thái không được áp dụng triệt để nên hoạt động du lịch sinh thái trở nên “méo mó”.

Nó tiềm ẩn hủy hoại tính nguyên vẹn của các vườn quốc gia/khu bảo tồn và quyền được thừa hưởng của các thế hệ tương lai”, ông Phước chia sẻ.

Xây cáp treo ở Phong Nha tác động tiêu cực đến môi trường

Theo Tiến sĩ Dư Văn Toán – Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo thì công tác quản lý du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn còn nhiều bất cập.

Rừng ở Bán đảo Sơn Trà bị phá để xây dựng các biệt thự nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch. Ảnh: TT
Rừng ở Bán đảo Sơn Trà bị phá để xây dựng các biệt thự nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch. Ảnh: TT

Trong đó, nghiêm trọng nhất là việc khai thác quá mức các loài động, thực vật đặc hữu tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

“Do các vườn quốc gia có diện tích rừng khá lớn, lực lượng kiểm lâm mỏng nên tình trạng săn bắn, khai thác gỗ, lâm sản… diễn biến phức tạp, đe dọa tới đa dạng sinh học.

Điển hình như tại vườn quốc gia Pù Mát, các loài thú lớn có tình trạng nguy cấp như: Hổ, Gấu, Bò tót…”.

Lô biệt thự L09 ở núi Sơn Trà không có gì là bí mật

Cũng theo Tiến sĩ Toán thì hiện tượng phát triển du lịch “nóng”, đặc biệt vào mùa cao điểm làm vượt quá sức chứa, sức chịu tải của môi trường.

Điển hình như vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) đón 25.000 – 30.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú.

Trong khi đối với những điểm du lịch nhạy cảm về sinh thái như Hang Én, hang Sơn Đòng việc phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có kiến thức và ý thức bảo tồn ở mức cao nhất.

Ngoài ra, Tiến sĩ Toán cho rằng, việc xây dựng cáp treo để phục vụ khách du lịch cũng gây ra tác động tiêu cực tới môi trường, phá hủy hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học nhiều hơn là đóng góp cho xã hội.

Đồng quan điểm trên, ông Lê Văn Lanh – Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên cũng cho rằng, hiện chúng ta đang làm du lịch “nặng” về kinh tế nhiều hơn là bảo tồn.

Ông Lanh dẫn chứng vụ việc xây dựng cáp treo ở hàng Sơn Đòng (Quảng Bình), đã có nhiều kiến nghị của giới khoa học về việc không nên cho xây dựng tuyên cáp này.

Bởi nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nhưng hiện có nhiều thông tin là ý tưởng này vẫn đang được thực hiện.

Tấn Tài