Khi được bổ nhiệm, đề bạt thì phấn khởi, lúc có vi phạm thì... đi chữa bệnh

10/11/2016 12:09
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Nhiều người khi được đề bạt hay bổ nhiệm thì rất vui, phấn khởi. Nhưng đến lúc bắt đầu xảy ra chuyện liên quan tới mình thì kiểu gì cũng có... "sự cố".

Rất lạ!

Không ít cán bộ liên quan tới các vi phạm trong các vụ án kinh tế, sau khi bị phát hiện và đặt vào "tầm ngắm" thì thường bỏ trốn hoặc lấy lý do "đi chữa bệnh", khiến việc điều tra, truy bắt gặp không ít khó khăn.

Điển hình như vụ Trịnh Xuân Thanh và mới đây nhất là việc Vũ Đình Duy (cựu Tổng giám đốc PVTEX) vắng mặt bất thường, với lý do xin đi chữa bệnh.

Ông Trịnh Xuân Thanh khi đương chức. Ảnh đăng trên Báo Công an nhân dân.
Ông Trịnh Xuân Thanh khi đương chức. Ảnh đăng trên Báo Công an nhân dân.

Về việc này, cựu Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đặt ghi vấn về sự trùng hợp giữa việc điều tra cán bộ có liên quan tới những vi phạm về quản lý kinh tế và chuyện họ đi chữa bệnh nước ngoài.

"Tôi đã nói rất nhiều về vấn đề này rằng, nhiều người khi được đề bạt hay bổ nhiệm thì rất vui, phấn khởi. Nhưng đến lúc bắt đầu xảy ra chuyện liên quan tới mình thì kiểu gì cũng có "sự cố". Lý do có thể là ốm đau, bệnh tật...

Tất nhiên có những chuyện bất ngờ, đột biến xảy ra với sức khỏe con người là điều bình thường.

Người ta buồn, chán cũng có thể đổ bệnh ngay lập tức. 

Nhưng hiếm có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào xảy ra

Khi được bổ nhiệm, đề bạt thì phấn khởi, lúc có vi phạm thì... đi chữa bệnh ảnh 2

Lãnh đạo mượn xe biển xanh, sao không nhìn gương Trịnh Xuân Thanh?

nhiều lần, với tỉ lệ rất cao, đối với nhiều người và đúng thời điểm đến vậy. 

Vấn đề đặt ra ở đây là công tác quản lý theo dõi cán bộ của chúng ta như thế nào, mà thỉnh thoảng có người liên quan tới vi phạm lại... xin đi chữa bệnh?

Phải nói thêm rằng, sức khỏe cũng là một trong những tiêu chuẩn khi đề bạt, bổ nhiệm.

Nếu anh không đủ sức khỏe thì cống hiến thế nào được? Đáng ra đơn vị quản lý cán bộ quản lý cán bộ của mình ở nơi đâu? làm gì? tình hình sức khỏe của anh ta như thế nào? công việc ra sao? để có những chỉ đạo, quản lý phù hợp chứ!

Đằng này khi cán bộ của anh đã ra nước ngoài, sau mới đi tìm thì rất khó", PGS.TS Bùi Thị An nói.

Trong khi đó, trả lời về việc một số cán bộ có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng lại viện cớ ra nước ngoài chữa bệnh sau đó bỏ trốn, điển hình là trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an Nghệ An, Đại biểu Quốc hội Nghệ An cho rằng, đi chữa bệnh nước ngoài chỉ là cái cớ để người ta đi một cách hợp pháp thôi. Đây là lỗ hổng pháp luật", (VOV.VN dẫn lời Đại tá Cầu hôm 8/11).

Rất khó!

Từ những thực tế trên, hôm 10/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, ở góc độ thanh tra, kiểm tra, chúng ta chưa có chế tài để áp dụng "quản lý" đối với những trường hợp đang trong diện kiểm tra, xác minh các dấu hiệu vi phạm có liên quan.

"Có khi lúc thanh tra người ta (người có dấu hiệu vi phạm) cũng không còn công tác ở đó nữa. 

Chúng tôi, đơn vị hoạt động thanh tra, thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về mặt hành chính, không liên quan tới việc quản lý con người cụ thể. Cho nên liên quan tới công tác giám sát cán bộ phải rà soát thật kỹ các quy định về mặt pháp luật.

Vấn đề ở đây liên quan tới câu chuyện điều kiện nào thì cấm người ta xuất nhập cảnh?

Cái này thuộc trách nhiệm của cơ quan khác.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm, cơ quan thanh tra sẽ chủ động chuyển cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra, các cơ quan Nhà nước cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để có những biện pháp khả thi, sát với thực tiễn hơn", ông Khánh nói.

Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an (ảnh đăng trên Báo Tiền Phong).
Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an (ảnh đăng trên Báo Tiền Phong).

Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an cho rằng, để áp dụng chế tài về pháp luật trong quản lý cán bộ trong trường hợp người đó có liên quan tới những vi phạm (chưa bị kết tội), là rất khó.

"Cái khó nằm ở chỗ, nó liên quan tới quyền con người, và cương vị nhất định của người đó.

Kể cả người dân, nếu nghi ngờ họ có dấu hiệu vi phạm, nhưng chưa đủ căn cứ, mà đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì không ổn. Vấn đề này liên quan tới quyền con người, quyền công dân. 

Trường hợp đối tượng bị khởi tố, hoặc đã có phát quyết của cơ quan tố tụng thì mới áp dụng những biện pháp ngăn chặn.

Nhưng trên thực tế, có những trường hợp cán bộ bỏ trốn trước khi cơ quan có thẩm quyền đang xem xét trách nhiệm (hình sự) có liên quan.

Do đó, để áp dụng chế tài về quy định về pháp luật và quản lý cán bộ trong việc "ngăn chặn" những trường hợp này là rất khó", Thiếu tướng Quân nói.

Phải xem lại cách quản lý

PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, có sự buông lỏng quản lý của đơn vị có trách nhiệm trong việc để cán bộ (có dính líu tới những vi phạm trong quản lý kinh tế) "bỗng dưng" xin đi chữa bệnh ở nước ngoài.

"Khi cơ quan có thẩm quyền đang điều tra những vi

Khi được bổ nhiệm, đề bạt thì phấn khởi, lúc có vi phạm thì... đi chữa bệnh ảnh 4

Hai lần Thủ Tướng chỉ đạo, Thanh Hóa vẫn giữ nguyên 8 Phó, kiến nghị lập thêm Sở

phạm liên quan tới cán bộ của cấp dưới, thì cấp trên lại không biết, hoặc cho người ta đi (chữa bệnh) một cách nhẹ nhàng như vậy thì không buông lỏng quản lý thì là gì?

Do đó, tôi nghĩ Bộ Nội vụ cần có phương án trình Chính phủ trong việc siết chặt kỷ cương, quản lý cán bộ, đặc biệt là trong thời điểm chúng ta đang tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Tôi e rằng, nếu không làm nhanh chuyện này, sẽ xuất hiện thêm nhiều trường hợp khác có vi phạm, bỏ trốn, lấy lý do đi chữa bệnh", PGS.TS Bùi Thị An cảnh báo.

Theo Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú: "Luật không cho phép cấm người khác xuất cảnh khi chưa chứng minh được họ phạm tội.

Tuy nhiên, để tránh xảy ra những trường hợp cán bộ nằm trong "tầm ngắm" nhưng viện cớ đi nước ngoài vì bất cứ lý do nào đó, thì cơ quan quản lý phải siết chặt hơn công tác quản lý cán bộ của mình.

Cụ thể, việc xuất cảnh của người đó phải được cơ quan quản lý chấp thuận về mặt văn bản. Trong thời điểm hiện tại, đây có thể coi giải pháp tốt để kiểm soát chặt chẽ cán bộ...", Luật sư Trương Anh Tú nói.

QUỐC TOẢN