Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

'Không ít y bác sỹ làm kinh tế trên thân xác bệnh nhân'

16/09/2012 05:47
Thu Hòe (Thực hiện)
(GDVN) - Tiêu cực của Viện K là nỗi buồn cho một số con người, làm tổn hại y đức, xâm hại giá trị thiêng liêng của người thầy thuốc. Tuy nhiên, xét cho đến cùng “con sâu làm rầu nồi canh”…
LTS:Hình ảnh một số cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện K quát mắng xa xả bệnh nhân, thờ ơ, vô cảm, phục vụ mất lịch sự, thiếu trách nhiệm với người bệnh đã và đang khiến dư luận phẫn nộ đến cực điểm. Một câu hỏi được đặt ra, liệu rằng, những bệnh nhân bị quát mắng, bị đối xử thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu trách nhiệm khi đang phải quằn quại trong đau đớn của bệnh tật là họ hàng, là người thân, là ruột thịt của những cán bộ, nhân viên y tế ấy thì họ có đối xử như vậy?

Sự việc đau lòng này chỉ đơn thuần là một hiện tượng đơn lẻ, “con sâu làm giầu nồi canh” hay đã báo động trở thành một vấn nạn xã hội?  
Vấn đề y đức vốn đã nhức nhối dư luận nay một lần nữa được đưa ra bàn luận, đánh giá. Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, chuyên gia tâm thần học hàng đầu tại Việt Nam – trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng - trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng - trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
Không còn gì đáng buồn hơn, đáng xấu hổ hơn…
PV: Thưa bác sỹ Nguyễn Văn Dũng! Ông có quan điểm như thế nào về việc các cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện K quát mắng, phục vụ bệnh nhân với thái độ thờ ơ, vô cảm khiến dư luận phẫn nộ trong những ngày qua?
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng: Sự việc này khiến tôi nhớ đến một lời thề. Bất cứ ai khi tốt nghiệp để trở thành một bác sỹ, một nhân viên phục vụ trong ngành y tế đều phải có lời thề ấy, lời thề Hippocrates. Không còn gì buồn hơn, đáng xấu hổ hơn khi chính những con người đứng trong hàng ngũ của ngành y tế lại phạm chính lời thề của mình…
Bàn tay có ngón ngắn, ngón dài. Xã hội có người nọ, người kia. Có một thực tế đang hiển hiện trong ngành y tế. Một bộ phận không nhỏ y bác sỹ đang làm kinh tế trên thân xác bệnh nhân. Đặt trường hợp, những bệnh nhân đang xếp hàng dài, đang chờ đợi mòn mỏi, đang bị quát mắng không thương tiếc, đang bị đối xử thờ ơ, vô cảm ấy là cha mẹ, là anh chị em, là con cái của những cán bộ, nhân viên y tế ấu thì họ sẽ làm gì? Họ có tiếp tục những hành vi như vậy không? Họ có tiếp tục bớt xén, hách dịch, cửa quyền… mải mê làm kinh tế? Thiết nghĩ, những con người như thế cần phải học tập thêm nữa về y đức, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp."Tôi vẫn có niềm tin sâu sắc vào mặt bằng y đức chung của ngành y tế..."

PV: Ông nhận xét như thế nào về mặt bằng y đức chung trong ngành y tế hiện nay?
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng: Ngành y tế không thiếu những bông hoa đẹp, những tấm gương sáng. Sự việc tại Bệnh viện K chỉ là một hiện tượng mang tính chất điển hình nhưng lại không thể quy chụp được tất cả. Tôi đã nói, bàn tay có ngón ngắn ngón dài. Xã hội có người nọ, người kia. Có thể một số cán bộ, nhân viên lớn tiếng quát mắng, vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước bệnh nhân nhưng không có nghĩa toàn bộ y bác sỹ của bệnh viện K đều như thế. Cá nhân tôi thấy buồn, thấy tiếc cho những hành vi thiếu suy nghĩ và ít chất y đức đó. Thế nhưng, tôi vẫn có niềm tin sâu sắc vào mặt bằng y đức chung của ngành y tế.Lãnh đạo các bệnh viện cần kiên quyết hơn, triệt phá nhiều hơnPV: Không chỉ có việc quát mắng, phục vụ hời hợt, vô cảm, Bệnh viện K còn được biết đến như một trong những tụ điểm hoạt động của nhiều cò bệnh viện với những mánh khóe tinh vi. Ông nhận định gì về hiện tượng xã hội nhức nhối này?
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng: Đó là một vấn đề xã hội vô cùng bức xúc! Cò bệnh viện ngày càng nhiều, biến tướng dưới nhiều hình thức. Lợi dụng tâm lí người bệnh “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, chúng đã dễ dàng “móc túi” bệnh nhân. Ở một số bệnh viện như: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện K…, tệ nạn cò bệnh viện hoạt động bùng nổ và gần như công khai. Giá như lãnh đạo ở các bệnh viện kiên quyết hơn, triệt phá nhiều hơn. Nhà nước nâng cao hơn nữa về các trang thiết bị máy móc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nhân dân khám chữa bệnh thì tình trạng cò bệnh viện đã không quá nhức nhối như bây giờ.
Nhân viên thu tiền siêu âm trong bệnh viện K quát nạt người đến khám, bất kể đó là người đó đáng tuổi con, cháu hay cha, mẹ của mình.
Nhân viên thu tiền siêu âm trong bệnh viện K quát nạt người đến khám, bất kể đó là người đó đáng tuổi con, cháu hay cha, mẹ của mình.
PV: Những hiện tượng tiêu cực này có xuất hiện ở Bệnh viện Bạch Mai, thưa ông?
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng: Tôi tự tin nói “không”.Đồng lương không đủ sống dễ ăn xó mó niêuPV: Theo ông, nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng tiêu cực nói trên là gì?
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng: Đó là đồng lương. Khi đồng lương không đủ sống, con người dễ sa ngã và phải gồng mình lên mà tính toán. PV: Dư luận bấy lâu nay dấy lên câu chuyện: để được làm tại các bệnh viện lớn tại thủ đô, phải chạy chọt, mở hầu bao lót đường lên tới tiền tỷ. Vậy nên, khi một bác sỹ, một nhân viên y tế đã yên vị tại một bệnh viện họ buộc phải tìm cách móc túi bệnh nhân, làm kinh tế trên thân xác bệnh nhân để "hồi vốn"?
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng: Trước đây thì có thể có hiện tượng này. Thế nhưng, với giai đoạn hiện tại tôi đang sống và với môi trường Bệnh viện Bach Mai, nơi tôi đang làm việc thì không có hiện tượng đó. Hiện tại, cơ chế tuyển dụng tại các bệnh viện nhất là với những bệnh viện lớn là rất nghiêm ngặt. Yếu tố chuyên môn, năng lực vẫn được đặt lên hàng đầu. Thi thố, kiểm nghiệm và thử thách là những quá trình liên tục và nghiêm ngặt trong tuyển dụng tại các bệnh viện. Không làm được việc ắt sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tôi khẳng định, suy nghĩ chạy chọt bằng mọi giá để vào các bệnh viện lớn rồi tìm thời cơ băm chặt, kiếm chác trên người bệnh là việc làm không thể có, không thể tồn tại ở các bệnh viện lớn.PV: Ông còn muốn chia sẻ gì thêm qua sự việc đau lòng của Bệnh viện K?
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng: Không phải trong ngành y tế ai cũng như vậy. Có những bác sỹ khám bệnh, kê toa cả ngày không đòi hỏi. Có những người làm việc cật lực cả ngày không đòi hỏi… Nhưng cũng có những người hám lợi. Lãnh đạo cần quán triệt sâu sắc hơn, có những hình thức xử lí đúng người đúng tội. Với những cán bộ, nhân viên vi phạm y đức cần có sự thuyên chuyển công tác hợp lí. Cần những biện pháp xứ lí nghiêm khắc đủ sức răn đe, làm gương để tình trạng này không tái diễn. Tiêu cực của Viện K là nỗi buồn cho một số con người, làm tổn hại y đức, xâm hại giá trị thiêng liêng của người thầy thuốc. Tuy nhiên, xét cho đến cùng “con sâu làm rầu nồi canh”… -Trân trọng cảm ơn ông!
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Thu Hòe (Thực hiện)