Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Lần đầu phát lộ Báu vật Lư quả đào của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ

10/08/2012 06:52
Lê Ngọc Dương Cầm
(GDVN) - Đây là bộ lư được mạ vàng, hình quả đào được vua Tự Đức cho các nghệ nhân giỏi nhất nước làm tặng Hoàng Thái Hậu Từ Dũ cách đây khoảng 130 năm.
Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng sinh 19/5 năm Canh Ngọ (tức ngày 20/6/1810). Theo lịch sử, bà là một cô gái dân dã, không thuộc hoàng tộc, gốc ở Gò Công (Tiền Giang). Bà là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ của vị vua nổi tiếng giỏi văn, thơ, đức hạnh Tự Đức. Hoàng Thái Hậu Từ Dũ mất ngày 5/4 năm Nhâm Dần (tức ngày 12/51902), hưởng thọ 92 tuổi. Lúc sinh thời, bà là một người nhân hậu, tài đức, được nhân dân kính trọng. Hiện tại tên bà được đặt cho một bệnh viện phụ sản lớn tại TP.HCM. Vua Tự Đức đã cho thợ thủ công đúc bộ lư hình quả đào này để tặng mẹ, người ảnh hưởng lớn đến nhân cách của ông, lúc bà còn sống.
Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng sinh 19/5 năm Canh Ngọ (tức ngày 20/6/1810). Theo lịch sử, bà là một cô gái dân dã, không thuộc hoàng tộc, gốc ở Gò Công (Tiền Giang). Bà là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ của vị vua nổi tiếng giỏi văn, thơ, đức hạnh Tự Đức. Hoàng Thái Hậu Từ Dũ mất ngày 5/4 năm Nhâm Dần (tức ngày 12/51902), hưởng thọ 92 tuổi. Lúc sinh thời, bà là một người nhân hậu, tài đức, được nhân dân kính trọng. Hiện tại tên bà được đặt cho một bệnh viện phụ sản lớn tại TP.HCM. Vua Tự Đức đã cho thợ thủ công đúc bộ lư hình quả đào này để tặng mẹ, người ảnh hưởng lớn đến nhân cách của ông, lúc bà còn sống.
Là một người am hiểu thơ văn, lịch sử, vua Tự Đức đã cho đúc bộ lư hình quả đào, tượng trưng cho sự trường thọ, như một lời chúc gửi đến mẹ mình. Khi Hoàng Thái Hậu Từ Dũ mất, bộ lư này được đặt tại phủ thờ của bà tại Gò Công. Bà Tôn Nữ Khả Ái, một người thuộc dòng tộc nhà Nguyễn đã từ TP.HCM xuống tận Gò Công, mang về cất giữ.
Là một người am hiểu thơ văn, lịch sử, vua Tự Đức đã cho đúc bộ lư hình quả đào, tượng trưng cho sự trường thọ, như một lời chúc gửi đến mẹ mình. Khi Hoàng Thái Hậu Từ Dũ mất, bộ lư này được đặt tại phủ thờ của bà tại Gò Công. Bà Tôn Nữ Khả Ái, một người thuộc dòng tộc nhà Nguyễn đã từ TP.HCM xuống tận Gò Công, mang về cất giữ.
Khi sang Pháp, người thanh niên tên P.N có gặp lại người bạn cũ, là cháu nội của bà Tôn Nữ Khả Ái. Biết P.N có niềm đam mê sưu tầm đồ cổ, người bạn này đã giới thiệu P.N đến gặp bà nội của mình. Nhìn thấy bộ lư lóng lánh ánh vàng, P.N rất thích thú và năn nỉ bà Tôn Nữ Khả Ái nhường lại cho mình, với giá 11,5 lượng vàng. Báu vật lư quả đào của Hoàng Thái hậu Từ Dũ đang được P.N cất giữ tại TP.HCM.
Khi sang Pháp, người thanh niên tên P.N có gặp lại người bạn cũ, là cháu nội của bà Tôn Nữ Khả Ái. Biết P.N có niềm đam mê sưu tầm đồ cổ, người bạn này đã giới thiệu P.N đến gặp bà nội của mình. Nhìn thấy bộ lư lóng lánh ánh vàng, P.N rất thích thú và năn nỉ bà Tôn Nữ Khả Ái nhường lại cho mình, với giá 11,5 lượng vàng. Báu vật lư quả đào của Hoàng Thái hậu Từ Dũ đang được P.N cất giữ tại TP.HCM.
Bộ lư được mạ vàng, gồm quả đào lớn bên dưới và một quả đào nhỏ phía trên.
Bộ lư được mạ vàng, gồm quả đào lớn bên dưới và một quả đào nhỏ phía trên.
Quả đào nhỏ được ôm sát bằng những cành, lá uốn lượn rất sinh động.
Quả đào nhỏ được ôm sát bằng những cành, lá uốn lượn rất sinh động.
Và quả đào lớn cũng được bao bọc bằng những hoa, lá, cành được chạm trổ công phu.
Và quả đào lớn cũng được bao bọc bằng những hoa, lá, cành được chạm trổ công phu.
Quả đào nhỏ nhìn từ phía sau.
Quả đào nhỏ nhìn từ phía sau.
Và nhìn từ trên xuống…
Và nhìn từ trên xuống…
Cận cảnh vẻ rực rỡ, tinh xảo của quả đào nhỏ.
Cận cảnh vẻ rực rỡ, tinh xảo của quả đào nhỏ.
Cành đào đang trổ hoa điểm tô thân quả đào lớn.
Cành đào đang trổ hoa điểm tô thân quả đào lớn.
Thợ thủ công đã cố ý tạo dựng hai trạng thái trên cành đào: Cành gân guốc đối nghịch hoa, lá mềm mại…
Thợ thủ công đã cố ý tạo dựng hai trạng thái trên cành đào: Cành gân guốc đối nghịch hoa, lá mềm mại…
Cận cảnh quả đào lớn.
Cận cảnh quả đào lớn.
Dấu triện đánh dấu đồ dùng dành riêng cho hoàng tộc triều Nguyễn.
Dấu triện đánh dấu đồ dùng dành riêng cho hoàng tộc triều Nguyễn.
Hai quả đào nằm chồng lên nhau, trên một chiếc đế vững chắc, được cách điệu thành một gốc đào cổ thụ.
Hai quả đào nằm chồng lên nhau, trên một chiếc đế vững chắc, được cách điệu thành một gốc đào cổ thụ.
Gốc đào cổ thụ này, có ý nghĩa cho sự trường thọ, là lời chúc của vua Tự Đức gửi đến Hoàng Thái Hậu Từ Dũ.
Gốc đào cổ thụ này, có ý nghĩa cho sự trường thọ, là lời chúc của vua Tự Đức gửi đến Hoàng Thái Hậu Từ Dũ.
Cách chạm trổ rất tinh xảo đế bộ lư quả đào.
Cách chạm trổ rất tinh xảo đế bộ lư quả đào.
Đế của báu vật, nhìn từ trên xuống.
Đế của báu vật, nhìn từ trên xuống.
Lê Ngọc Dương Cầm